Cựu Tổng thống nộp mình cho cảnh sát, Nam Phi chìm trong bạo loạn lớn nhất hậu Apartheid

Thứ Năm, 22 Tháng Bảy 20219:35 CH(Xem: 2566)
Cựu Tổng thống nộp mình cho cảnh sát, Nam Phi chìm trong bạo loạn lớn nhất hậu Apartheid

HÀNG NGHÌN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG

Hàng nghìn người đã xuống đường ngay sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma bị bắt giữ. Theo các nguồn tin từ Nam Phi, ngày 29/6/2021, một phiên tòa đặc biệt dưới sự chủ tọa của Phó Chánh án tòa án tối cao Nam Phi Raymond Zondo đã thông qua bản án 15 tháng tù giam đối với ông J. Zuma với tội tham nhũng, âm mưu “chiếm đoạt nhà nước” và không chịu có mặt tại các phiên điều trần xét xử.

Tòa án đã ra tối hậu thư yêu cầu ông phải tự nguyện nộp mình cho chính quyền trước nửa đêm ngày 7/7/2021, nếu không sẽ phải bị bắt. Đến phút cuối cùng ông J. Zuma vẫn không chịu nộp mình theo lệnh của tòa án, buộc cảnh sát phải can thiệp đưa ông đến thụ án tại Trung tâm cải huấn Estcourt ở KwaZulu-Natal.

Cựu Tổng thống nộp mình cho cảnh sát, Nam Phi chìm trong bạo loạn lớn nhất  hậu Apartheid

Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma

Ông J. Zuma là Tổng thống thứ tư của Nam Phi và là người lãnh đạo đất nước trong một thời gian dài từ 2009-2018, bị cáo buộc gian lận, hối lộ và tội phạm có tổ chức trong 9 năm cầm quyền.

Bạo loạn lớn nhất kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid sụp đổ

Ngay sau khi Jacob Zuma bị dẫn giải vào tù, đông đảo những người ủng hộ ông đã phát động một chiến dịch quy mô lớn để giải thoát cho cho nhân vật được coi là thần tượng của mình. Bản thân ông J. Zuma cũng tự coi mình là “tù nhân lương tâm” và ông so sánh việc bắt giữ này với sự đàn áp của thời kỳ phân biệt chủng tộc. Chiến dịch “Tự do cho Zuma” bắt đầu ở tỉnh KwaZulu-Natal, quê hương ông và nhanh chóng leo thang thành bạo loạn trên phạm vi toàn quốc.

Các hành động bắn giết nhau, cướp bóc và bạo lực đẫm máu đã diễn ra khắp nơi và ngày 10/7/2021 đã lan sang tỉnh Gauteng, nơi có Thủ đô hành chính Pretoria và trung tâm kinh tế Johannesburg lớn nhất của cả nước. Hai cảng chính Richards Bay và Durban buộc phải đóng cửa. Các kho hàng tại cảng Durban bị cướp phá. Đường cao tốc N3 nối cảng Durban với Johannesburg bị phong toả. Hàng chục nghìn nhà máy và các kho hàng ở các thành phố và thị trấn buộc phải đóng của. Hơn 200 trung tâm mua sắm bị phóng hỏa và hàng hóa của họ bị đánh cắp.

Cựu Tổng thống nộp mình cho cảnh sát, Nam Phi chìm trong bạo loạn lớn nhất  hậu Apartheid

Tính đến ngày 17/7/2021, 212 người đã chết, hơn 2.000 người bị thương và khoảng 3.000 người bị bắt. Quân đội đã phải huy động hơn 25 nghìn quân đến chi viện cho các lực lượng cảnh sát để lập lại trật tự ở tỉnh KwaZulu-Natal và Gauteng. Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết, đây là làn sóng bạo lực lớn nhất ở nước ông kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi người dân nổi dậy đòi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Tình hình trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng tại đất nước.

THIỆT HẠI TO LỚN VỀ KINH TẾ

Các cuộc bạo loạn đã gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của đất nước. Khoảng 60% các cơ sở kinh tế phải ngừng hoạt động, 40.000 công ty, hơn 50.000 cửa hàng phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Hơn 200 trung tâm mua sắm đã bị cướp phá, trong đó có một số trung tâm ở Soweto. 90 hiệu thuốc bị đốt phá hoàn toàn, hầu hết trong số đó ở KwaZulu-Natal. 113 cột tháp viễn thông bị phá hoại, khiến mạng di động không hoạt động được. Theo thống kê sơ bộ, tổng thiệt hại trực tiếp do bị cướp phá và ngừng sản xuất ở Nam Phi trong những ngày qua lên tới 15 tỷ USD.

Tại KwaZulu-Natal, khoảng 1 tỷ USD cổ phiếu đã bị đánh cắp và ít nhất 800 cửa hàng bán lẻ đã bị cướp, thiệt hại chung lên tới khoảng 350 triệu USD.

Chỉ trong chưa đầy một tuần, đồng nội tệ rand đã mất giá tới 3,4%, mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Trong một ngày cổ phiếu của các công ty bất động sản và bán lẻ giảm tới 7% và trái phiếu chính phủ phải bán tháo.

Trong cuộc họp giao ban ngày 14/7/2021 tại Durban, tòa thị chính thành phố Ethekwini cho biết có tới 45.000 doanh nghiệp và 129.000 công nhân bị ảnh hưởng. Ông nói thêm rằng, để khắc phục thiệt hại do hư hỏng các máy móc, thiết bị phải mất ít nhất 16 tỷ rand.

Các trung tâm tiêm chủng Covid-19, họ phải đóng cửa để ngăn chặn nạn cướp bóc và phá hủy tài sản. Những biện pháp phòng ngừa này đã làm chậm quá trình triển khai tiêm chủng để chống lại làn sóng lây nhiễm thứ ba

NGUYÊN NHÂN BẠO LOẠN

Nội bộ đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền chia rẽ

Jacob Zuma được bầu làm Tổng thống Nam Phi vào tháng 5/2009 và sau đó 5 năm ông lại tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, tháng 2/2018, ông buộc phải từ chức do bị cáo buộc tham nhũng. Ngày 29/6/2021, Tòa án tối cao đã mở một phiên xét xử ông về tội gian lận, tham nhũng và rửa tiền. Trung tâm của quá trình tố tụng là hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD mà công ty Thales của Pháp đã ký vào những năm 1990 để cung cấp tàu chiến cho Nam Phi. Ông J. Zuma bị cáo buộc nhận hối lộ từ công ty này và dùng tiền của nhà nước để sửa sang dinh thự của gia đình ông.

  1. Zuma là một trong những nhân vật tranh cãi nhất trong lịch sử Nam Phi. Ông được sự ủng hộ của phần đông dân chúng, đặc biệt người Zulu ở KwaZulu-Natal, quê hương ông, nới chiếm 30% dân số Nam Phi và các lực lượng chính trị, bao gồm cả phe đối lập trong nội bộ đảng ANC bất đồng với Tổng thống Thabo Mbeki. Kết quả là năm 2017, ông J. Zuma trở thành người đứng đầu đảng ANC, đảng cầm quyền từ năm 1994, và sau đó đã lên thay Tổng thống T. Mbeki sau khi ông này tự nguyện từ chức.

Cựu tổng thống Nam Phi điều trần vụ mua 5 tỷ USD vũ khí | Châu Phi |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Cựu Tổng thống Thabo Mbeki. Ảnh: Getty

Zuma đã tập hợp những người nghèo ở ngoại ô Johannesburg thuộc Soweto, thành lập một liên minh với ANC gồm Liên hiệp Công đoàn (COSATU), Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) và Liên đoàn Thanh niên ANC(ANCYL). J. Zuma được phong trào Cơ đốc giáo Ngũ tuần nổi tiếng ở Nam Phi ủng hộ. Vì vậy, trước khi bị bắt giữ, dinh thự của ông ở Nkandla đã được các cựu chiến binh của cánh quân sự trong ANC, Umkhonto we Sizwe trong đó năm 1962 cựu Tổng thống J. Zuma là chiến binh, cũng như Vua Zulu Amabutho và những đơn vị vũ trang của người Zulu bảo vệ.

Tự cho mình là một người theo chủ nghĩa dân túy và dân tộc cánh tả, ông J. Zuma chủ trương “chuyển đổi kinh tế triệt để” có lợi cho đa số người da đen, chỉ trích gay gắt “tư bản độc quyền của người da trắng” và chính quyền tân tự do của người tiền nhiệm Thabo Mbeki.

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông J. Zuma đã vướng vào một số vụ bê bối, bao gồm cả tham nhũng. Theo một số ước tính, thiệt hại kinh tế do tham nhũng trong những nhiệm kỳ gần đây của ông lên tới 1,5 nghìn tỷ rand, so với ngân sách 1,8 nghìn tỷ rand của nhà nước năm 2019 hoặc 1/3 tổng thu nhập quốc nội (GDP) 4,9 nghìn tỷ rand. Do áp lực của phe chống ông trong đảng ANC do Cyril Ramaphosa đứng đầu và Quốc hội, Tổng thống J. Zuma buộc phải rời nhiệm sở tháng 2/2018.

Sau khi loại được J. Zuma, Tổng thống C. Ramaphosa đặt ưu tiên hàng đầu là duy trì đoàn kết nội bộ ANC, khi đảng này đang mất dần uy tín, trong cuộc bầu cử năm 2019 chỉ giành được 57,5% số phiếu, kết quả thấp nhất trong toàn bộ lịch sử của đảng. Tình hình này đe dọa ANC có thể mất quyền lãnh đạo đất nước trong các cuộc bầu cử tiếp theo.

Ông Ramaphosa dễ dàng tái đắc cử Tổng thống Nam Phi

Ông Cyril Ramaphosa. Ảnh: Reuters

Kinh tế suy thoái, đời sống người dân khó khăn

Việc bỏ tù cựu Tổng thống J. Zuma, vốn được dân chúng ưa chuộng, trở thành cái cớ hơn là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn. Các cuộc bạo loạn, cướp bóc, đốt phá, bắn giết lẫn nhau… hoàn toàn không liên quan gì đến yêu cầu thả cựu Tổng thống. Nhiều nhà quan sát cho rằng, các cuộc biểu tình của những người ủng hộ Zuma, tình trạng bất ổn hiện nay ở Nam Phi phần lớn là do những vấn đề cố hữu tích tụ từ nhiều năm nay không được giải quyết.

Bạo loạn vụ bắt giữ cựu Tổng thống Nam Phi: Ít nhất 72 người chết, nhiều,  hơn 1.000 người bị bắt

Trung tâm mua sắm đã bị cướp phá ở Nam Phi. Ảnh: Reuters

Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, là nước châu Phi duy nhất nằm trong nhóm G-20. Diện tích 1.219.912 km2, nhưng dân số chỉ có 60 triệu người. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2019 đạt 790 triệu USD, bình quân đầu người 14.000 USD.

Nam Phi rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về trữ lượng các loại kim loại màu, trong đó có vàng, kim cương, than đá và uranium. Các mỏ vàng và kim cương của Nam Phi được coi là lớn nhất thế giới, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước.

Với tiềm lực kinh tế to lớn như vậy, sau khi đánh đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid năm 1993, người dân Nam Phi hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sau gần 30 năm cầm quyền, đảng Đại hội Dân tộc Phi đã không thực hiện được lời hứa “cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”. Tình trạng bất mãn của người dân ngày càng tăng.

Theo thống kê chính thức, hơn một nửa dân số Nam Phi hiện đang sống dưới mức nghèo khổ. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 32,6% ở người lớn và 46,3% ở thanh niên. Người da đen vẫn là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất, họ thường không được tiếp cận với điện, nước sạch, thuốc chữa bệnh và nhiều loại nhu yếu phẩm khác. Ở Nam Phi, sự phân tầng giữa người giàu và người nghèo rất lớn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Kinh tế trì trệ, nợ công khổng lồ, các công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả, mất điện kéo dài… Đây là những quả bom hẹn giờ.

Ngoài ra, đất nước này còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 lan rộng từ năm 2020. Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Nam Phi cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên lục địa đen. Đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Nam Phi năm 2020 giảm 5,8%. Đánh giá của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) còn bi quan hơn, con số này là 6,1%. Theo Chủ tịch SARB, đại dịch Covid-19 sẽ tác động rất lớn đến tình hình kinh tế – xã hội Nam Phi và khó có thể dự đoán được sự phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai gần.

Trong tình hình như vậy, nhiều người đã xuống đường không chỉ để bảo vệ J. Zuma, mà còn bày tỏ sự bất bình trước tình hình đời sống khó khăn và sự yếu kém của chính phủ trong điều hành đất nước.

Tổng thống đương nhiệm C. Ramaphosa thừa nhận tình trạng nghèo đói ở Nam Phi là hết sức nghiêm trọng và đang tìm cách đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Ông đang cố gắng khôi phục lại sự thống nhất trong đảng. Mặc dù mâu thuẫn hết sức gay gắt, nhưng ANC không thể tan rã. Trong bối cảnh chính trị vô cùng phức tạp tại Nam Phi hiện nay, chỉ ANC cầm quyền mới có thể giữ được ổn định của đất nước.

Thân thế, sự nghiệp của cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma

Ông J. Zuma sinh năm 1942, tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào đầu năm 1959, trong cánh vũ trang chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Năm 1963, ông bị bắt giam và ở tù 10 năm. Từ khi bị cầm tù, ông trở thành một nhân vật có uy tín trong đảng ANC và người dân Nam Phi.

Sau khi được trả tự do, năm 1975 J. Zuma rời Nam Phi sống lưu vong ở Swaziland và năm 1977 chuyển đến Mozambique. Năm 1987, theo một thỏa thuận giữa Mozambique với chính quyền phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ông buộc phải rời Mozambique sang Zambia. Tại đây ông tham gia văn phòng của Chủ tịch ANC ở Lusaka và hoạt động ở đó đến 1990 thì trở về nước sau khi ANC được công nhận là một đảng chính trị được hoạt động công khai tại Nam Phi.

Thông qua sự nghiệp chính trị của mình trong ANC, ông được cử giữ nhiều trọng trách, trong đó có chức ủy viên Ban chấp hành Trung ương của đảng năm 1977, Phó chủ tịch cơ quan Đại diện của đảng tại Mozambique năm 1984 và sau đó là ủy viên Hội đồng chính trị và tình báo của đảng.

Năm 1991, do Nelson Mandela giới thiệu, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký của đảng và năm 1993 tham gia cuộc bầu cử để chọn làm Thủ tướng bang KwaZulu-Natal, đồng thời được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban điều hành kinh tế và Các vấn đề du lịch trong chính quyền KwaZulu-Natal.

Ông trở thành nhân vật thứ ba trong đảng ANC sau N. Mandela và Thabo Mbeki và tháng 12/1997 được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Đảng, sau đó là Phó của Tổng thống Thabo Mbeki từ năm 1999 đến 2005.

Năm 2005, Tổng thống Mbeki đã bãi nhiệm ông khỏi chức vụ Phó Tổng thống, nhưng ông vẫn giữ chức Phó Chủ tịch đảng ANC. Năm 2007, Cơ quan Công tố Quốc gia buộc tội ông tham nhũng trong một hợp đồng mua bán vũ khí của nhà nước.

Tháng 12/2007, ông được bầu làm Chủ tịch đảng ANC trong Đại hội toàn quốc, sau đó ngày 6/5/2009 được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Nam Phi.

Tháng 12/2017, Tòa án Hiến pháp đã đề nghị Quốc hội tiến hành các thủ tục để cách chức J. Zuma do liên quan đến vụ bê dùng tiền nhà nước để cải tạo ngôi nhà riêng của mình.

Ngày 13/2/2018, đảng ANC cầm quyền đã quyết định bãi nhiệm J. Zuma khỏi chức vụ Tổng thống, sau khi áp lực thuyết phục ông từ chức không thành. Hai ngày sau, J. Zuma tuyên bố từ chức, tuân theo yêu cầu của đảng, chấm dứt 9 năm cầm quyền với nhiều vụ bê bối.

Trong bài phát biểu chia tay kéo dài 30 phút, Zuma nói, ông không đồng tình với cách thức đảng thúc ông phải rời bỏ quyền lực sớm sau khi Cyril Ramaphosa được bầu làm Chủ tịch đảng tháng 12/2017.

Cùng ngày, theo đề nghị của đảng ANC, Quốc hội đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông J. Zuma.

Ông J. Zuma bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng và chịu trách nhiệm về tình trạng kinh tế suy thoái, cũng như uy tín của đảng ANC bị giảm sút. Về phần mình, J. Zuma cho rằng, các biện pháp bãi nhiệm ông khỏi chức vụ Tổng thống là rất bất công.

Năm 1998, J. Zuma được tặng Giải thưởng Mandela dành cho Lãnh đạo xuất sắc tại Washington DC. Ông được tạp chí Time bầu chọn là nhân vật đứng thứ tám trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2008.

Cựu Tổng thống J. Zuma là người đa thê đầu tiên trong lịch sử nước này. Ông có 8 người vợ và 18 người con.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn