Trương Minh Tuấn -- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Myanmar, ra mặt dạy dỗ kinh nghiệm với ông Thant Sin Maung

Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 CH(Xem: 6967)
Trương Minh Tuấn -- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Myanmar, ra mặt dạy dỗ kinh nghiệm với ông Thant Sin Maung

Ông Trương Minh Tuấn đừng dạy dỗ ai khi mình không hơn ai


Trong hành động mới đây ông Trương Minh Tuấn -- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Myanmar, ra mặt dạy dỗ kinh nghiệm với ông Thant Sin Maung (là  Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Truyền thông của Myanmar, hay Miến Điện) về lĩnh vực truyền thông báo chí.

Trương Minh Tuấn,Bộ TT&TT
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Bộ trưởng Thant Sin Maung.

Ông Trương Minh Tuấn này khoe rằng “Việt Nam có 1045 cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, trong đó 849 báo chí in và 196 báo chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, phủ sóng 99,5% lãnh thổ; 267 kênh phát thanh, truyền hình trong nước và 53 kênh truyền hình nước ngoài; 60 nhà xuất bản, 1.500 cơ sở in, 1517 trang thông tin điện tử, rồi khoe 53 triệu người dùng Facebook, đồng nghĩa với việc hơn 1/2 dân số tại Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook. Việt Nam là 1 trong nhóm 10 quốc gia có lượng người dùng YouTube cao nhất thế giới”. Truong Minh Tuấn dạy dỗ ông Thant Sin Maung cách kiểm duyệt truyền thông, như việc tuyên truyền  thông tin chính thống để đẩy lùi thông tin xuyên tạc đưa tin thất thiệt, rồi phối hợp với Myanmar và các nước phát hiện và loại bỏ nguồn tin hay đưa tin sai trái nói xấu đảng,…dẫn nguồn lược trích tờ VietNamNet.

Trước hết tôi ngần ngại trả lời rằng chính vì lối kiểm duyệt truyền thông của Myanmar mấy chục năm trước đã đẩy quốc gia này vào hoản cảnh khốn khổ và khốn cùng về nghèo đói ngập nợ. Kể từ khi cải cách và mở cửa dần dần, thì Myanmar đã và đang vươn lên rất mạnh, vì tiềm năng tài nguyên còn rất lớn, cộng chi phí nợ nần thấp.

Đối với chế độ CSVN thì họ nên tự thân lo cho họ đi, vì đừng nhúng mũi nhúng tay vào Myanmar để khỏi bị mang tiếng nhục, bởi lẽ sau sự cố bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức thì bị EU và nước Đức khinh thường. Họ (CSVN) hãy nhớ rằng Myanmar đang đi theo lịch trình của họ là quốc gia trước đây bịt kín truyền thông và thông tin thì nay họ tiến bộ hơn VN. Đối với CSVN thì quốc gia này bị quốc tế xếp hạng liệt vào danh sách những quốc gia có thành tích tự do báo chí kém cỏi nhất thế giới là kém xa Myanmar.

Khác với VN, đó là Myanmar lại là quốc gia khổ hạnh bị cấm vận của Mỹ, Nhật, Tây phương và chỉ được nới lỏng gần đây. Hiện nay Miến Điện đang là đối tác thương mại rất tốt với EU là ném VN xuống hạng thứ cấp, xuất khẩu hàng hóa của Miến Điện sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Indonesia và Hồng Kông,…khá phẩm chất là hàng là “sản phẩm của Myanmar, sản xuất bởi Myanmar”.

Myanmar là quốc gia rất giàu tài nguyên, diện tích đất đai lớn hơn VN, và họ cũng không vì thế mà đào bới tài nguyên đem bán bừa bãi, họ dù còn rất nghèo, và chiến lược phát triển kinh tế cần rất nhiều vốn để nhập khẩu rất nhiều cho đầu tư cơ sở hạ tầng nghèo nàn của họ nhưng họ vẫn từ chối những dự án xây cất vĩ cuồng từ TQ nhiều chục tỷ $ đe dọa tới môi sinh và tài nguyên quốc gia họ chứ không như VN, một quốc gia phát triển GDP bẩn độc hại là thứ gì cũng đào bới lên bán, thứ gì thấy những dự án tỷ đô là nhắm mắt ký kết đầu tư bất kể môi sinh và tài nguyên quốc gia bị đánh cắp nên đừng dạy dỗ ai cả.

Hiện nay thu nhập của  công dân Myanmar 5.351,60 $ năm 2016 (tính cho sức mua tương đương PPP) là gần đuổi kịp VN.

Myanmar là quốc gia rất bị thiệt thòi là ít được tiếp cận vốn vay ODA, họ không giống VN là quốc gia này hễ lãnh đạo nguyên thủ đi công du ở nước ngoài là cứ đề cập tới việc xin viện trợ và vay tiền giá rẻ là tài trợ hoặc không hoàn lại. Đó là VN là quốc gia dẫn đầu thế giới về vay vốn ODA và đã mấy chục năm tham gia thị trường tìa chính quốc tế rồi mà bây giờ vẫn cứ ngửa tay xin tiền viện trợ hoặc vay vốn ODA.

Myanmar họ không làm thế, vì lòng tự trọng cao độ, mặc dầu họ chỉ cần gật đầu là tiền vay sẽ không thiếu. Ngày nay Myanmar có thành tích siết nợ và giảm nợ rất ấn tượng. Đó là các khoản nợ của Chính phủ Myanmar trước đây rất cao là kiềm chế sự phát triển kinh tế của họ.  Đó là vào năm năm 2001, nợ của chính phủ Myanmar so với tỷ lệ phần trăm của GDP cao tới mức 216%, khiến cho tiền đầu tư vào kinh tế ít đi và làm cho tăng trưởng kinh tế bị hao hụt. Thậm chí là năm 2007, nợ chính phủ đo theo GDP của Miến Điện treo trên cao ở mức 62,5% (VN là gần 41%), vậy mà bây giờ đây là tới năm 2016, tốc độ nợ nguy hiểm này của Myanmar đã được giảm xuống còn 35,80% so với GDP (VN tăng lên 62,5%, thậm chí là kiểm kê đúng thì cao gấp đôi Miến Điện). Cho nên đừng có tự hào mà dạy dỗ khuyên bảo ai cả.

Bởi vì Âu châu, Nhật, Hàn Quốc, và TQ,….họ đang đùa tư nhăm nhe vào đấy, các nước Tây phương, Nhật, Hàn Quốc họ đang định hướng đầu tư truyền thông và viễn thông cho Miến Điện theo quy tắc thị trường để giúp Miến Điện điện chống tham nhũng hiệu quả. Thậm chí cả Liên Hiệp Quốc cũng có nghiệp vụ này ở đấy thì không hiểu ở đâu có ông Trương Minh Tuấn, của Bộ TT&TT này nhảy vô diễn trò hài thì thật mỉa mai là tôi khuyến cáo là hãy buông tha cho Miến Điện đi là đừng có thò bàn tay vào đó, bởi vì ở đó VN sẽ đụng chạm tới những ông khổng lồ tại đấy đang nhăm nhe tài trợ, viện trợ để đưa Miến Điện nổi lên trong tương lai.

(*) Miến Điện là quốc gia theo đạo Phật chiếm số đông, họ không phải là những kẻ vô thần vô thờ ngoại bang Chủ nghĩa Marx-Lenin để dầy đọa tổ tiên của họ. Thống tướng và Tổng thống Thein Sein từng lèo lái Miến Điện cho tới khi thôi chức khi về hưu là ông ta đã vào chùa đi tu và rất được người dân kính trọng, và được bảo vệ trong dân chúng, nó khác với VN hoàn toàn.

Thơ Phương

Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ

(Blog Thơ Phương)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn