Protesters hold placards calling for the release of detained Myanmar State Counselor Aung San Suu Kyi

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo dân sự khác hiện đang bị quản thúc tại gia

Lãnh đạo của cuộc đảo chính quân sự của Myanmar phải trả tự do cho Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo do dân bầu, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sẽ nói thế với Liên Hiệp Quốc.

Trong một bài phát biểu, ông Raab sẽ kêu gọi quân đội "bước sang một bên" và tôn trọng tiến trình dân chủ của Myanmar.

Ông Raab nói rằng việc bắn những người biểu tình ôn hòa "không thể chấp nhận được".

Phản ứng trước những cái chết trên Twitter, ông Raab nói: "Chúng tôi sẽ xét việc cùng với các đối tác quốc tế của Anh Quốc, có hành động để đối phó với việc nghiền nát nền dân chủ và bóp nghẹn tiếng nói giới bất đồng chính kiến'' tại Myanmar.

Người biểu tình đã kéo nhau xuống đường sau khi quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1/2 và quản thúc bà Suu Kyi.

Quân đội cáo buộc chiến thắng trong cuộc bầu cử long trời lở đất của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi năm ngoái là do nhờ gian lận, nhưng không đưa ra bằng chứng.

Bà Suu Kyi bị cáo buộc sở hữu máy bộ đàm bất hợp pháp và vi phạm Luật Thiên tai của đất nước.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Hàng trăm người đã tham dự lễ tang của Mya Thwe Thwe Khaing, 20 tuổi, người biểu tình đầu tiên chết kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu

Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ xảy ra sau đó, ông Raab được cho biết sẽ nói rằng tình hình ở Myanmar đang trở nên tồi tệ hơn, với những vi phạm và lạm dụng nhân quyền "đã được ghi nhận đầy đủ".

Ông dự kiến sẽ nói cuộc khủng hoảng "làm gia tăng nguy cơ cho người Rohingya và các dân tộc thiểu số khác", đồng thời sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo dân sự như bà Suu Kyi được trả tự do.

Chụp lại video,

Vì sao có đảo chính và biểu tình ở Myanmar?

Ngoại trưởng Anh Quốc cũng sẽ dùng bài phát biểu của mình để kêu gọi Liên Hiệp Quốc có quyền tiếp cận "khẩn cấp và không bị kiểm soát" để điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền với những người trong các trại ở Trung Quốc.

Ông cũng sẽ chỉ trích Nga vì những gì ông sẽ nói là việc bỏ tù "đáng hổ thẹn" thủ lĩnh phe đối lập, Alexei Navalny.

Ông Raab nói: "Cách đối xử với Alexei Navalny và bạo lực gây ra cho người biểu tình ôn hòa chỉ có thể củng cố thêm lo ngại của thế giới rằng Nga đang không đáp ứng nghĩa vụ quốc tế của mình".

Cả Trung Quốc và Nga sẽ trực tiếp nghe nhận định của ông vì họ là thành viên của cùng một hội đồng nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 2006 để thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ quan vấp phải sự chỉ trích rộng rãi vì để các quốc gia có hồ sơ nhân quyền kém trở thành thành viên.

Hội đồng họp ba lần một năm và xem xét hồ sơ nhân quyền của tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc cũng như thành lập các ủy ban điều tra để báo cáo về vi phạm nhân quyền ở các nước, trong đó có Myanmar, Syria, Triều Tiên, Burundi và Nam Sudan.