Pro-democracy demonstrators make a human chain as they march during a Thai anti-government mass protest, on the 47th anniversary of the 1973 student uprising, in Bangkok, Thailand October 14, 2020.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Hàng ngàn người tụ tập biểu tình tại Bangkok hôm thứ Tư, và có lúc họ khoác tay nhau tạo thành khối đoàn kết

Người biểu tình đòi dân chủ tại Thái Lan đã đối đầu với đoàn xe hộ tống Quốc Vương Maha Vajiralongkorn khi nhà vua đi ngang qua cuộc tuần hành tại Bangkok.

Bị những hàng cảnh sát đẩy lui, người biểu tình giơ cao ba ngón tay, biểu tượng của phong trào phản kháng.

Họ kêu gọi phải hạn chế bớt quyền của Quốc Vương và đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.

Các cuộc biểu tình hôm thứ Tư diễn ra sau nhiều tháng leo thang căng thẳng tại nước này.

Quốc vương, người dành phần lớn thời gian ở nước ngoài nhưng đã từ Đức trở về Thái Lan được vài tuần, ngồi cạnh Hoàng hậu Suthida trong chiếc xe chạy qua đám đông; đoàn người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu và giơ cao ba ngón tay.

Biểu tượng này được cho là lấy cảm hứng từ phim Hungers Game, nhằm thể hiện sự đoàn kết và bất phục.

Vua và Hoàng hậu đang trên đường tới một sự kiện Phật giáo tại đường Ratchadamnoen Avenue, nơi đang diễn ra các cuộc biểu tình.

Thailand"s King Maha Vajiralongkorn and Queen Suthida are pictured as the motorcade drives towards the Grand Palace in Bangkok, Thailand October 14, 2020.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Quốc vương Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida được xe chở qua đám đông người biểu tình

Phe ủng hộ Hoàng gia mặc áo phông vàng cũng tổ chức biểu tình tại thủ đô để đối kháng với phe kia; người ta quay được cảnh một số người đã tấn công bạo lực vào những người biểu tình đòi dân chủ. Một số nhân chứng cáo buộc chính quyền đã để cảnh sát cải trang trà trộn vào đoàn người biểu tình bảo hoàng.

Hai bên tập hợp riêng rẽ ở dọc đường Ratchadamnoen Avenue vào chiều hôm thứ Tư, và cảnh sát đã duy trì để hai bên hầu như không va chạm vào nhau.

Phe biểu tình chống chính phủ khoác tay nhau tuần hành và hô vang "Prayuth, hãy ra đi!", và "Nhân dân muôn năm!"

Người biểu tình không tới được Nhà Chính phủ do bị hàng rào những người có vẻ như ủng hộ hoàng gia mặc áo phông vàng chặn đường. Phe bảo hoàng cũng khoác tay nhau và hô to những lời chửi rủa người biểu tình đòi dân chủ.

"Chúng tôi muốn thể hiện rằng chúng tôi yêu mến Quốc Vương," Sirilak Kasemsawat, 47 tuổi, nói với hãng tin AFP, và nói phong trào biểu tình đòi dân chủ là muốn lật đổ Hoàng gia, cáo buộc mà phong trào này luôn bác bỏ.

"Chúng tôi không đòi Hoàng gia phải bị lật đổ, bị lãng quên, hay bị bất kính," Dear Thatcham, một người biểu tình đòi dân chủ, nói. "Chúng tôi tôi chỉ yêu cầu họ hãy thay đổi cùng chúng tôi. Đất nước chúng ta cần thích nghi với nhiều thứ và Hoàng gia là một trong những vấn đề cũng cần phải được thích nghi," bà nói.

A royalist carries a flag of Thailand as pro-democracy demonstrators stage a Thai anti-government mass protest, on the 47th anniversary of the 1973 student uprising, in Bangkok, Thailand October 14,

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Phe bảo hoàng mặc áo phông vàng tổ chức biểu tình chống lại phe đòi dân chủ

Phong trào biểu tình do giới sinh viên dẫn đầu, bắt đầu từ hồi tháng Bảy và đang ngày càng mạnh lên, đã trở thành thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua đối với giới cầm quyền Thái Lan.

Các cuộc biểu tình cuối tuần rồi tại thủ đô là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ nhiều năm qua, với sự tham dự của nhiều ngàn người, bất chấp lệnh cấm tụ tập của giới chức.

Giới chức nói có 18.000 người đã tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. Tuy nhiên, có những nguồn khác nêu ra các con số cao hơn.

Nhiều người vẫn tiếp tục biểu tình cho đến tận Chủ Nhật, trước khi bị giải tán.

Những lời kêu gọi của người biểu tình, theo đó đòi cải tổ Hoàng gia, là chủ đề đặc biệt nhạy cảm tại Thái Lan. Ở nước này, việc chỉ trích Hoàng gia là tội có thể bị trừng phạt với mức án tù nhiều năm.

Vì sao có các cuộc biểu tình này?

Thái Lan vốn có lịch sử lâu dài các cuộc biểu tình và bạo loạn chính trị, nhưng làn sóng mới bắt đầu từ hồi tháng Hai năm nay, sau khi tòa án ra lệnh giải thể một đảng đối lập, một đảng phái non trẻ theo đường lối dân chủ.

Đảng Future Forward Party (FFP) đã rất được lòng giới trẻ và các cử tri bỏ phiếu lần đầu.

Đảng này trở thành thế lực chiếm vị trí lớn thứ ba trong Quốc hội sau kỳ bầu cử hồi tháng 3/2019, là kỳ bầu cử mà giới lãnh đạo quân sự cầm quyền đã giành chiến thắng.

Anti-government protesters in Bangkok, 20 September 2020

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình đã lại xuống đường ở Bangkok hôm Chủ Nhật

Các cuộc biểu tình đã lại trở nên mạnh mẽ vào tháng Sáu, khi nhà hoạt động thiên dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit bị mất tích tại Campuchia, nơi ông đã sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự 2014.

Hiện người ta vẫn không biết ông ở đâu. Người biểu tình cáo buộc chính quyền Thái Lan đã tổ chức bắt cóc ông, điều mà cảnh sát và chính quyền bác bỏ.

Kể từ tháng Bảy, đã có các cuộc biểu tình thường xuyên trên đường phố do giới sinh viên dẫn đầu.

Người biểu tình đòi chính phủ của Thủ tướng Prayuth, người từng là lãnh đạo quân sự và lên nắm quyền sau cuộc đảo chính, phải giải thể.

Họ cũng đòi viết lại Hiến pháp, và đòi giới chức phải chấm dứt việc sách nhiễu những tiếng nói chỉ trích.