Hoàng Chi Phong và Chu Đình lên trang bìa của tạp chí Le Point

Thứ Bảy, 29 Tháng Tám 20202:00 CH(Xem: 3673)
Hoàng Chi Phong và Chu Đình lên trang bìa của tạp chí Le Point

Cựu Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký tổ chức Demosisto là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow) đã trở thành nhân vật trang bìa số mới nhất của tuần báo chính trị Pháp Le Point, cho thấy sự chú ý của giới truyền thông châu Âu. Đây được cho là điều gây bất ngờ đối với chính quyền và Cơ quan An ninh Quốc gia Hồng Kông.

(Ảnh: Li Tianzheng/Vision Times)

Cựu Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký tổ chức Demosisto là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow) đã trở thành nhân vật trang bìa số mới nhất của tuần báo chính trị tiêu biểu nhất ở Pháp Le Point. Tạp chí này đã có một báo cáo chuyên sâu dài 10 trang về tình hình ở Hồng Kông và phong trào biểu tình chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Về vấn đề này, Hoàng Chi Phong cho rằng các nước châu Âu luôn tỏ ra rất bảo thủ và thận trọng đối với các vấn đề của Hồng Kông, nhưng cú sốc do việc ĐCSTQ bắt giữ người ở Hồng Kông không chỉ gây ra  làn sóng chống ĐCSTQ ở Nhật Bản mà còn gây sự chú ý của giới truyền thông châu Âu, đây là điều gây bất ngờ đối với chính quyền và Cơ quan An ninh Quốc gia Hồng Kông. Ngoài ra là ý thức chống ĐCSTQ trên quốc tế cũng lên cao, trước đây, Bắc Kinh và Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận hợp tác cho phép nhân viên an ninh quốc gia Đại Lục đến Thụy Sĩ điều tra xác minh người nhập cư bất hợp pháp để đưa về Đại Lục.

Gần đây, một phương tiện truyền thông Thụy Sĩ tiết lộ rằng Thụy Sĩ đang đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề gia hạn thỏa thuận này, đảng đối lập và các tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ đang tích cực kêu gọi dừng thỏa thuận này; hôm 26/8 Hoàng Chi Phong cũng bày tỏ lo ngại cho an nguy của những người cùng chí hường rời Hồng Kông để mở mặt trận quốc tế.

Về sự kiện Hoàng Chi Phong và Chu Đình trên bìa tạp chí Pháp

Số mới nhất của tuần báo Pháp Le Point là số 2504 đã lấy nhân vật trang bìa là hai nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông trẻ tuổi Hoàng Chi Phong và Chu Đình. Tiêu đề bài báo là “Ngày cuối cùng của Hồng Kông” (Les derniers jours de Hong Kong), đã trích dẫn nhận xét của Hoàng Chi Phong: “Thế giới có đứng lên bảo vệ chúng ta? (Le monde va-t-il nous défendre?)”

Sau đó, Hoàng Chi Phong chia sẻ trên Facebook rằng việc chính quyền Bắc Kinh bắt giữ Chu Đình có thể được mô tả là “hòn đá tảng gây con sóng lớn”, không chỉ gây ra bất ổn ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà còn tạo dư luận xã hội Nhật Bản lên tiếng bênh vực Hồng Kông, và thậm chí cả kế hoạch thăm Nhật Bản của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình cũng bị phá sản, tin rằng những gì đã xảy ra trong vài tuần qua chắc chắn vượt quá tưởng tượng của Văn phòng An ninh Quốc gia Hồng Kông.“Vì trong quá khứ các nước EU luôn giữ thái độ thận trọng với các vấn đề ở Hồng Kông, dư âm vụ bắt bớ này đã khiến nhiều nước châu Âu chú ý.”

Hoàng Chi Phong cho biết đáng kể là tạp chí Le Point hàng đầu của Pháp đã đưa Hoàng Chi Phong và Chu Đình làm nhân vật trang bìa, đã sử dụng 10 trang để báo cáo về tình hình và cuộc đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông. Anh kể lại vào tháng 11 năm ngoái tờ Le Point đã đưa chủ đề cuộc phỏng vấn với anh lên trang bìa, đồng thời cũng mua quảng cáo hộp đèn tại một số nhà ga ở thủ đô Paris của Pháp, cho thấy mối quan tâm về các vấn đề của Hồng Kông.

Về miêu tả của tuần báo rằng “Hoàng Chi Phong là một người đàn ông đứng lên chống lại Trung Quốc, là một anh hùng bảo vệ tự do.”, anh khiêm tốn đáp lại, “Tôi luôn cảm thấy xấu hổ, có gì đó hơi cường điệu, nhưng tôi sẽ tiếp tục tận dụng tốt vị trí của mình để cho thế giới chứng kiến ý chí phản kháng của người Hồng Kông.”

【法國老牌週刊《觀點》封面專題:黃之鋒周庭足本訪問】

政權拘捕周庭,可說是一石激起千重浪,引來中日外交風波、日本跨黨派界別政見聲援、甚至原定習近平訪日計劃看來也將近告吹,相信個多星期以來發生的一切,定必超出國安公署本來的沙盤推演。

Người đăng: 黃之鋒 Joshua Wong vào Chủ nhật, 23 tháng 8, 2020

Xem lại “thỏa thuận bí mật” giữa Bắc Kinh và Thụy Sĩ

Theo Tiếng nói nước Pháp (RFI), vào năm 2015 Bắc Kinh và Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận hợp tác về việc truy tìm người nhập cư bất hợp pháp, theo đó an ninh quốc gia của ĐCSTQ có thể ở lại Thụy Sĩ trong hai tuần mà không có bất kỳ tư cách pháp lý nào để phục vụ mục đích xác định người nhập cư bất hợp pháp từ Đại Lục, thời gian này giới chức trách Thụy Sĩ cũng sẽ hợp tác cấp giấy tờ hồi hương. Theo tiết lộ của quan chức cơ quan Di trú, sau khi thực hiện thỏa thuận này thì Thụy Sĩ đã cho hồi  tổng cộng 13 công dân Trung Quốc, nhưng do Bắc Kinh từ chối cung cấp thông tin cho các bên nên không biết gì về tung tích của những công dân Trung Quốc này.

Mặc dù Thụy Sĩ đã ký các thỏa thuận hợp tác tương tự với hơn 60 quốc gia, nhưng thỏa thuận với Trung Quốc này đã không được công bố rộng rãi, vì vậy trước đó hầu hết các chính trị gia Thụy Sĩ cũng không rõ điều này, nhưng may mắn là gần đây truyền thông Thụy Sĩ đã tiết lộ sự tồn tại của thỏa thuận này gây tranh cãi rộng rãi. Có thông tin cho rằng thỏa thuận sẽ hết hạn vào cuối năm nay, và chính phủ Thụy Sĩ hiện đang đàm phán với Bắc Kinh xem có nên gia hạn hiệu lực của thỏa thuận hay không.

Trước tình hình hiện tại ở những nơi như Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng khiến đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội nói chung đều chỉ trích tình hình nhân quyền liên quan đến ĐCSTQ, khiến phe đối lập và tổ chức phi chính phủ tại Thụy Sĩ kêu gọi chính phủ từ chối gia hạn và thậm chí dừng ngay thỏa thuận hợp tác. Bà Nadia Boehlen, người phát ngôn của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) chi nhánh Thụy Sĩ cho biết, nếu cơ quan chức năng quyết định gia hạn thỏa thuận thì cần yêu cầu Bắc Kinh đưa ra các cam kết rõ ràng hơn, chẳng hạn như cảm kết thỏa thuận không liên quan người Hồng Kông và người Tây Tạng…

Vào chiều ngày 26/8, Hoàng Chi Phong cũng chia sẻ tin tức liên quan trên Facebook, cho biết rằng trong 5 năm qua Chính phủ Thụy Sĩ đã che giấu Quốc hội về “thỏa thuận bí mật” này, nếu Trung Quốc và Thụy Sĩ có ý định tiếp tục thỏa thuận, “dự kiến ảnh hưởng an toàn trước tiên là những chiến hữu của Hoàng Chi Phong rời bỏ Hồng Kông để mở cuộc chiến tại mặt trận quốc tế.

Y Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn