Tập Cận Bình đối mặt với 5 thách thức chính đang chờ vào năm 2018

Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 201810:00 SA(Xem: 5675)
Tập Cận Bình đối mặt với 5 thách thức chính đang chờ vào năm 2018

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một năm 2017 tốt hơn dự kiến, lặng lẽ củng cố cả hai tay trong và ngoài nước trong khi các bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút các tiêu điểm trên toàn thế giới, theo Bloomberg.

Dưới đây là 5 thách thức chính mà ông Tập phải đối mặt vào năm 2018:

1. Giữ cho tầng lớp trung lưu hạnh phúc

Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu hồi phục trong năm 2017. Đây là dấu hiệu hồi phục đầu tiên kể từ năm 2010. Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự báo rằng việc giảm thặng dư thương mại với Mỹ trong năm tới và chính sách thuế của Mỹ sẽ làm phức tạp thêm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Bà Susan Shirk, Chủ tịch Trung tâm Thế kỷ 21 Trung Quốc tại Đại học California, San Diego, cho rằng thách thức lớn nhất của ông Tập trong năm tới là “duy trì sự nổi tiếng khi đối mặt với những vấn đề kinh tế tiềm ẩn. Tôi đang chờ đợi để thấy những điều gì có thể gây ra sự phản đối của tầng lớp trung lưu.”

Các vấn đề khác của chính quyền Trung Quốc có nguy cơ gây bất mãn trong tầng lớp trung lưu như ô nhiễm môi trường, chất lượng giáo dục kém và kiểm duyệt trực tuyến chặt chẽ. 

2. Giữ hòa bình

Trung Quốc bắt tay vào thực hiện chính sách đối ngoại nhiều hơn vào năm 2017. Ông Tập tìm cách hòa giải các tranh chấp giữa Afghanistan và Pakistan, Myanmar và Bangladesh, và cả Israel và Palestine. Nguyên nhân chủ yếu là do các lợi ích kinh tế của Trung Quốc đang mở rộng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, vụ đau đầu nặng nhất trong chính sách đối ngoại của ông Tập ở ngay trước cửa nhà ông: Triều Tiên. Chế độ của Kim Jong Un đang tiến gần hơn đến khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Trung Quốc đã phản ứng lại với áp lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách thắt chặt các biện pháp chế tài đối với Triều Tiên ở các mức chưa từng thấy. Điều đó vẫn cho thấy ông Tập có thể ngăn chặn hành động quân sự của Triều Tiên.

3. Giải quyết vấn đề Nhân Quyền 

Ngày 27/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thay mặt Chính phủ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo về nạn buôn người trên thế giới 2017. Trong đó Trung Quốc bị liệt vào nhóm nước tồi tệ nhất trên thế giới về vấn nạn này cùng 22 quốc gia khác.

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm. Đây là một cuộc bức hại lên chính tín lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 12/9/2016, Nghị viện châu Âu cũng thông qua Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua, kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên cho tới hiện tại, vấn đề này vẫn chưa nhận được phản hồi thích đáng từ phía Trung Quốc.

Xem nhanh: Cộng đồng quốc tế phơi bày tội ác của Trung Quốc

Vấn đề nổi cộm của tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc là cuộc bức hại nghiêm trọng bởi phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện để nâng cao thể chất và tinh thần theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Báo cáo của Ủy ban Điều hành Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC) lưu ý rằng các học viên Pháp Luân Công vẫn đang phải đối mặt với tình trạng “tiếp tục bị quấy rối và lạm dụng” trong chiến dịch đàn áp mà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động năm 1999 vì sự đố kỵ biến dị của mình.

Báo cáo của CECC “không thể phủ nhận về một bức tranh ảm đạm của sự suy thoái nhân quyền và pháp quyền ở Trung Quốc”, Thượng nghị sĩ Rubio cho biết.

Ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc cũng cho biết ‘gánh nặng không thể mang theo’ đang trĩu trên vai của ông Tập Cận Bình chính là vấn đề Pháp Luân Công và Thiên An Môn đang chờ được giải quyết, ông Tập không thể gánh nó mà tiến về phía trước được, theo VOA.

Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?

4. Tiếp tục khai thác tiềm năng của châu Á 

Trọng tâm của tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc giảm thâm hụt thương mại ở châu Á với các đồng minh và các quốc gia khác cũng tạo cơ hội cho Trung Quốc cải thiện mối quan hệ căng thẳng trong khu vực này. Vào năm 2017, Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nước Myanmar, Singapore, Việt Nam, và Philippines. Đây là tất cả các quốc gia mà Trung Quốc đã cùng nhau giao lưu gần đây.

Tuy nhiên, tiềm năng của Châu Á có khả năng vượt khỏi tầm tay của Trung Quốc. Bởi vì bất cứ sự cưỡng chế kinh tế nào của Trung Quốc để đạt được các mục tiêu chính trị của họ cũng gây ảnh hưởng đến việc tìm kiếm quan hệ ngoại giao thiện chí. Vào năm 2018, Trung Quốc sẽ bị dụ dỗ để tăng sức mạnh kinh tế của nó lên Đông Nam Á bằng cách giảm bớt một bộ quy tắc ứng xử trên vấn đề tranh chấp Biển Đông.

5. Giữ một cái đầu mát

Chiến lược “bình tĩnh” của Trung Quốc trong việc đối phó với các tin của Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter dường như thành công. Các dự đoán về một cuộc chiến tranh kinh tế đã không thành hiện thực. Ông Tập và ông Trump đã chia sẻ những lời thân thiện trong các cuộc họp ở Florida, Hamburg và Bắc Kinh. Tháng này, Trung Quốc đã có một phản ứng mạnh khi Tổng thống Trump gọi Trung Quốc là một cường quốc theo “chủ nghĩa xét lại” đang gây thách thức cho các lợi ích của Mỹ

Năm tới các vấn đề có thể sẽ trầm trọng hơn vì mối đe dọa của Triều Tiên ngày càng gia tăng và thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ lớn hơn. Một điểm nóng tiềm ẩn là một cuộc điều tra của Hoa Kỳ đối với các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có thể xảy ra. Vụ việc này có thể làm lý do cho lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm cả việc đánh thuế cao hơn đối với Trung Quốc.

An Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Năm 20191:00 SA