Trùm Gestapo Henrick Muller đã biến đi đâu?

Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 201811:00 SA(Xem: 9328)
Trùm Gestapo Henrick Muller đã biến đi đâu?
trum gestapo henrick muller da bien di dau? hinh anh 1

Henrick Muller

Muller sinh năm 1900 tại Munich, Bavaria. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, y đã được tặng Huân chương Chữ thập sắt hạng nhất và hạng nhì vì có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu.

Năm 1919, Muller gia nhập hàng ngũ của cảnh sát Bavarian, tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của những người Cộng sản.

Trong những năm tháng Cộng hòa Weimar tồn tại, y là người đứng đầu cơ quan cảnh sát Munich và tại đây y đã làm quen với Heinrich Himmler và Reinhard Heydrich - các đảng viên của đảng Quốc xã.

Nhà sử học Richard Evans đã viết: "Mueller là một người tuân thủ kỷ luật, luôn thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng như một quân nhân. Một người say mê với công việc, không bao giờ nghỉ phép".

Evans cũng cho rằng Mueller đi theo Đức Quốc xã vì tham vọng cá nhân chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa xã hội quốc gia.

Peter Padfield, nhà viết tiểu sử của Himmler, đã viết về Mueller như sau: "ông ta là người có đầu óc tưởng tượng hạn hẹp, một kẻ phi chính trị, không theo ý thức hệ, cuồng tín về nghề nghiệp, một nhà tổ chức có năng lực, và là một người hết sức tàn nhẫn"

Mãi tới năm 1939, Muller mới trở thành đảng viên Quốc xã theo yêu cầu của Himmler.

trum-gestapo-henrik-muller-da-bien-di-dau_281033134-1516094264-width480height347

Từ trái qua phải: Franz Josef Huber, Arthur Nebe, Heinrich Himmler, Reinhard Heydrich và Müller (năm 1939)

Gestapo

Sau khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Reinhard Heydrich đã đưa Henry Muller lên trở thành người đứng đầu cơ quan an ninh. Heydrich dần dần huấn luyện y trở thành cánh tay phải của mình.

Con đường sự nghiệp của y phát triển khá nhanh chóng: tháng 10.1939 y là trưởng ban tác chiến của tổ chức SS, tháng 11.1941 trở thành Gruppenfuhrer (Một chức vụ lãnh đạo trong SS tương tự Trưởng nhóm điều hành) và là Trung tướng Cảnh sát.

Là người đứng đầu Gestapo, Muller đóng một vai trò quan trọng trong việc đàn áp mọi hình thức chống lại chế độ quốc xã.

Từ năm 1935, y đã tham gia vào việc tiêu diệt người Do Thái. Trong Thế chiến II, Muller tích cực tham gia vào hoạt động gián điệp và phản gián. Năm 1942, y đã thâm nhập thành công vào mạng lưới điệp viên Xô viết và sử dụng lá bài đó để truyền thông tin giả cho các điệp viên Liên Xô.

Sau vụ ám sát Adolf Hitler năm 1944, Muller trở thành người đứng đầu cuộc điều tra vụ án này. Y đã bắt giữ hơn 5.000 người. Trong những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh, Müller vẫn giữ nguyên chức vụ và tiếp tục tin tưởng vào chiến thắng của quân Đức.

Muller tin rằng cuộc tấn công ở Ardennes sẽ có thể tái chiếm lại Paris. Tháng 4 năm 1945, y nằm trong số những người cuối cùng vẫn giữ lòng trung thành với Hitler.

trum-gestapo-henrik-muller-da-bien-di-dau_281035982-1516094326-width480height343

Müller (bên phải) vào đầu năm 1939

Sau chiến tranh

Lần cuối cùng Mueller có mặt trong bunker vào tối ngày 1.5.1945. Theo Baur, một người gần gũi với Hitler, Mueller có nói rằng "chúng ta biết quá nhiều về người Nga rồi. Tôi không muốn bị bắt làm tù binh".

Kể từ lúc đó, ông ta đã bặt vô âm tín và số phận của Mueller cho đến giờ vẫn còn là một bí ẩn.

Có một số giả thuyết về sự biến mất của Muelle như bị giết chết hoặc tự sát khi Berlin thất thủ, trốn khỏi Berlin đến Nam Mỹ và sống ở đó cho đến cuối đời, không để lộ tung tích và cuối cùng là được tuyển dụng vào làm công tác tình báo ở Hoa Kỳ hoặc ở Liên Xô.

CIA đã tiết lộ hồ sơ của Muller năm 2001 và một số tài liệu nói về nỗ lực của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm tung tích Mueller nhưng không thành công.

Cơ quan lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra kết luận: "Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ không biết gì về nơi cư trú của Muller sau chiến tranh và chưa bao giờ tiếp xúc với ông ta"

Trong hồ sơ của CIA cho biết họ đã cố gắng tìm kiếm Mueller trong nhiều ngày ngay sau khi Đức đầu hàng vô điều kiện. Cuộc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn bởi Heinrich Müller là cái tên quá phổ biến.

Năm 1947, các nhân viên tình báo Mỹ và Anh đã tiến hành khám xét ngôi nhà cô người tình của Müller là Anna Schmidt nhưng không tìm thấy gì. Người ta cho là y vẫn sống. Và khi cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu thì sự quan tâm tìm kiếm Mueller cũng dần nguội đi.

Năm 1960, sau khi Adolf Eichmann (Trung tá SS) bị bắt, sự quan tâm tới số phận của Henry Muller lại dấy lên. Eichmann không cung cấp thêm được thông tin mới nào, nhưng y cho ​​rằng Mueller vẫn còn sống

Vào những năm sáu mươi, phương Tây bị buộc tội đã che giấu Mueller, và có một thuyết cho là đã có người nhìn thấy hắn ta ở Panama năm 1967. Trên thực tế thì người đàn ông đó là Francis Willard Keith, và sau khi xác định và so sánh dấu vân tay, người đàn ông này đã được thả ra.

Giả thuyết có nhiều khả năng hiện thực nhất được đưa ra năm 2013. Johannes Tuchel - Trưởng Cơ quan chính sách của Đức đã nói rằng xác của Mueller được tìm thấy vào năm 1945, trong một ngôi mộ tập thể.

Trớ trêu thay, thi thể của y được tìm thấy gần một nghĩa trang của người Do Thái ở Berlin.

Tuchel nói rằng trên thi thể của y còn mặc bộ quân phục cấp tướng và bên trong túi áo ngực bên trái người ta đã tìm thấy chiếc thẻ quân nhân có dán ảnh của y.

Theo Nguyễn Quang (Báo Đất Việt)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn