Vụ George Floyd: Cơ hội tái cử của ông Donald Trump thế nào?

Thứ Tư, 03 Tháng Sáu 20202:01 CH(Xem: 4397)
Vụ George Floyd: Cơ hội tái cử của ông Donald Trump thế nào?
bbc.com

Vụ George Floyd: Cơ hội tái cử của ông Donald Trump thế nào?


Cảnh sát đã dọn sạch người biểu tình khỏi quảng trường Lafayette ngay trước khi ông Trump thăm một nhà thờ gần đó Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Donald Trump

Cuộc khủng hoảng kép do bất ổn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, với làn sóng bạo động, nổi loạn diễn sau cái chết của người da đen George Floyd, đang gây áp lực mạnh với Tổng thống Donald Trump.


Thế nhưng sức ép này có thể là 'chưa đủ lớn' đến mức có thể làm ảnh hưởng tới cơ hội "tái cử" của đương kim tổng thống Mỹ trong kỳ bầu cử cuối năm nay.

"Khi Minneapolis bùng cháy, nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đang chìm sâu vào khủng hoảng. Tuy nhiên, ông vẫn có thể được bầu lại," ABC News của Úc hôm tuần đầu tháng 6/2020 dẫn quan điểm một học giả tại từ Đại học Melbourne nhận định.

"Trump, một nhà vận động mạnh mẽ, sẽ cố gắng tìm cách tận dụng cả hai bi kịch tạo lợi thế cho mình và quan trọng hơn là làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với kẻ thách thức ông," Phó Giáo sư Timothy J. Lynch, chuyên gia về chính trị học Hoa Kỳ viết.

Vẫn theo học giả này, ông Trump đã không gây ra đại dịch Coronavirus chủng mới và "sẽ tiếp tục khẳng định rằng đối thủ đại chính trị chiến lược của Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người đã gây ra việc này."

"Và ông không phải là tổng thống đầu tiên bị đánh dấu bởi sự hỗn loạn của một số thành phố ở Hoa Kỳ.

"Trước Minneapolis, Detroit (1967), Los Angeles (1992) và Ferguson, Missouri (2014) tất cả đều đã là những cảnh biểu tình giận dữ và bạo loạn vì những căng thẳng chủng tộc vẫn chưa được chữa lành."

'Thách thức' cho cả đối thủ Biden?

Hướng tới cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào đầu tháng 11/2020 tới đây, Phó Giáo sư Timothy J. Lynch, trên ABC News, cho rằng chính thời điểm hiện nay cũng là một thách thức với đối thủ của ông Trump thuộc phe Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

"Biden có thể tranh thủ một cơ hội tốt cho người dân Mỹ tại thời điểm này rằng ông là nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.

"Nhưng điều này vẫn chưa được phản ánh trong các cuộc thăm dò, hầu hết trong số đó tiếp tục mang lại cho đảng Dân chủ chỉ một lợi thế chút đỉnh so với Trump trong cuộc tranh cử."

Theo nhà nghiên cứu chính trị Mỹ này, thách thức đối với ông Biden bây giờ là làm thế nào để duy trì lòng trung thành của người Mỹ gốc Phi đối với đảng Dân chủ của ông, đồng thời "trốn tránh trách nhiệm" đối với những thất bại về kinh tế - xã hội của các chính sách của đảng Dân chủ tại các thành phố như Minneapolis.

"Các cơ hội qua COVID-19 và tình trạng bất ổn ở Minneapolis có thể khiến chiến dịch của Biden vẫn còn khó nắm bắt," học giả này nhận định.

Protesters in New York City's Brooklyn, 2 May 2020 Bản quyền hình ảnh Getty Images

Nước Mỹ chia rẽ hơn?

Hôm 02/6, cũng về mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng Minneapolis đang diễn ra trong đại dịch Covid-19 ở Mỹ với kỳ bầu cử tổng thống đầu tháng 11/2020 và sự tái ổn định xã hội, chính trị cũng như vị thế nước Mỹ, một số nhà bình luận nêu quan điểm riêng của mình với BBC News Tiếng Việt:

"Đại dịch Covid-19 với số người tử vong ở Mỹ quá cao và những cuộc biểu tình bạo loạn này có thể trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với Tổng thống Trump," cựu nhà báo tự do, blogger Song Chi nói với BBC từ Leeds, Anh quốc.

"Nhưng mặt khác, chúng ta thấy là ông Trump là người thường hay biết cách quy trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho người khác và lập luận có lợi cho mình, thì chắc chắn về Covid-19, ông sẽ đổ cho Trung Cộng gây ra đại dịch, còn kỳ thị chủng tộc thì ông ấy sẽ nói rằng nó là một vấn đề lâu dài trong nước Mỹ, chứ không chỉ là vấn đề của thời ông Trump.

"Từ nay tới đó còn sáu tháng và chúng ta cũng chưa biết được, trong tình hình thế giới hiện nay chúng ta biết là sự chia rẽ, rồi chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, các nước quay lại những vấn đề của mình, thành ra khó nói và tôi không muốn đoán.

"Chỉ riêng chuyện những người ủng hộ ông Trump và những người ủng hộ ông Trump cũng rất chia rẽ, có thể thấy điều đó trong cộng đồng người Việt mà chúng ta thấy, thì điều đó là điều mà chưa bao giờ có trước đây.

"Rõ ràng là làm cho xã hội Mỹ chia rẽ, mà xã hội Mỹ chia rẽ thì sẽ lại càng yếu. Còn về đối ngoại, chúng ta thấy rằng sức mạnh, uy tín, vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã yếu đi rõ ràng với câu chuyện là chính sách "America First" (Nước Mỹ trước hết) như vậy và Mỹ co cụm, trở về với nước mình."

Biểu tình và cướp bóc diễn ra ở nhiều thành phố của Mỹ sau cái chết của George Floyd Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Biểu tình và cướp bóc diễn ra ở nhiều thành phố của Mỹ sau cái chết của George Floyd

Nước Mỹ phải xem lại?

Từ Austin, Texas, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Trần Tuấn, nhà phản biện xã hội độc lập có nhiều năm làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói:

"Tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay của nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump đang làm cho xã hội Mỹ phân tán nhiều hơn, như là chị Song Chi nói. Có hai vấn đề: một là liệu Tổng thống Trump có tiếp tục thắng cử trong đợt tới hay không?

"Ở đây, chúng ta thấy nó còn phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa hai đảng; và diễn biến của những đám biểu tình đợt này, cũng như Covid-19 đợt này, cho nên cũng chưa thể nói được vào lúc này.

"Nhưng theo chiều hướng thì tôi thấy rõ ràng có sự đặt lại vấn đề đối với Tổng thống Trump trong vấn đề gọi là ở vị trí tổng thống và điều hành các hoạt động đối nội, thì tôi thấy cuộc biểu tình lần này đang thể hiện rất rõ họ không đồng ý với Tổng thống Trump trong các hành động như vậy.

Vụ George Floyd cũng khiến biểu tình xảy ra ở các nước như Sydney, Australia ngày 2/6 Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Vụ George Floyd cũng khiến biểu tình xảy ra ở các nước như Sydney, Australia ngày 2/6

"Điểm thứ hai, đối với đối ngoại, tôi thấy rằng dù có đảng Dân chủ, hay đảng Cộng hòa lên, thì đường lối đối ngoại của Mỹ luôn luôn kiên trì và tôi thấy rằng sau đợt Covid-19 này rất rõ, đấy là họ thấy rằng phải xem như Trung Quốc là một đối thủ và cần phải có sự thay đổi chính sách theo hướng để khắc chế Trung Quốc.

"Cho nên bất kể ông Trump lên, hay ông tổng thống nào lên thì tôi thấy rằng đường lối đối ngoại hầu như không thay đổi nhiều.

"Người ta nhận thấy rằng đó là một sự đau xót cho chính nước Mỹ và cũng như ở trên thế giới hiện nay cũng đang có một sự phân tán là khi mà một đất nước nào mà dự định hoặc là dùng bạo lực để mà đàn áp người dân, thì tôi cho rằng đất nước đo đang mất đi hình ảnh của chính mình, dù nói tốt đến đâu thì nói, cho nên tôi cho rằng nước Mỹ phải xem lại vấn đề này."

Biểu tình phản đối cảnh sát vì cái chết của George Floyd, tại Hague, Hà Lan ngày 2/6 Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Biểu tình phản đối cảnh sát vì cái chết của George Floyd, tại Hague, Hà Lan ngày 2/6

Bài toán bầu cử còn phức tạp?

Từ vùng Vịnh, tại California, Hoa Kỳ, nhà báo Bùi Văn Phú nói với BBC:

"Những người trung kiên kể cả đảng Dân chủ, cũng như đảng Cộng hòa, trong hai đảng đều có một số người rất là trung kiên, họ không cần biết chính sách của đảng làm sao, họ chỉ biết là khi họ đi bầu thì chắc chắn họ sẽ bầu cho người của đảng của họ, hoặc là Dân chủ, hoặc là Cộng hòa.

"Những con số đưa ra, tôi thấy rất là đúng, sự ủng hộ của những người nòng cốt ở đảng Cộng hòa luôn luôn ủng hộ lãnh đạo của họ rất kiên trì, con số 87% ủng hộ ông Trump rất là cao, rất là quan trọng với ngày bầu cử.

"Lẽ tất nhiên bài toán bầu cử ở nước Mỹ hơi phức tạp, không phải toàn dân ủng hộ là đã thắng cử. "

"Bài toán sẽ tính ra từng tiểu bang ở nước Mỹ và những tiểu bang ở miền Trung nước Mỹ, những tiểu bang đỏ là sẽ hết lòng ủng hộ ông Trump dưới bất cứ giá nào."

Còn từ Sài Gòn, cũng hôm thứ Ba, nhà báo Trần Đình Thu chia sẻ góc nhìn của mình từ Việt Nam, ông nói:

"Theo tôi, tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump ở Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với là phe Dân chủ, bởi vì lý do chính là ông Trump chống Trung Quốc.

"Còn ông Barack Obama, thì không thấy rõ tinh thần chống Trung Quốc của ông Obama," cựu phóng viên, biên tập viên báo Thanh Niên nói với BBC.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 11 Tháng Sáu 202012:46 CH
Khách
Rất đồng ý với Hịm Văn Ng và Hue Phan.
Riêng bà Song Chi cho rằng, "Nhưng mặt khác, chúng ta thấy là ông Trump là người thường hay biết cách quy trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho người khác và lập luận có lợi cho mình, thì chắc chắn về Covid-19, ông sẽ đổ cho Trung Cộng gây ra đại dịch, còn kỳ thị chủng tộc thì ông ấy sẽ nói rằng nó là một vấn đề lâu dài trong nước Mỹ, chứ không chỉ là vấn đề của thời ông Trump."
Trời đất!
Vậy xin hỏi bà Song Chi vụ con COVIDD-19 nầy nếu không từ Vũ Hán là nên "đổ lỗi" từ người...Sao Hỏa phải không?
Và vấn đề kỳ thị thì bà có đọc lịch sử Mỹ chưa?
Cũng như xin bà chỉ cho mọi người thấy trên thế giới này ở đâu không có sự kỳ thị? Dĩ nhiên chỉ riêng về cá nhân, phe nhóm, sắc tộc, văn hoá...chứ không phải là pháp luật.
Thứ Năm, 04 Tháng Sáu 20202:49 CH
Khách
"...khi mà một đất nước nào mà dự định hoặc là dùng bạo lực để mà đàn áp người dân, thì tôi cho rằng đất nước đo đang mất đi hình ảnh của chính mình, dù nói tốt đến đâu thì nói, cho nên tôi cho rằng nước Mỹ phải xem lại vấn đề này." Khi người dân hành động như đốt nhà, phá cửa tiệm để hôi của của người, tấn công vào Cảnh Sát... nếu không dùng bạo lực để trấn áp, thì nước đó phải làm làm gì để lấy lại trật tự, anh ninh cho công dân? xin tác giả chỉ giáo cho .
Thứ Năm, 04 Tháng Sáu 202012:01 SA
Khách
Tiến sĩ Trần Tuấn :" Cho nên bất kể ông Trump lên hay tổng thống nào lên thì tôi thấy rằng đường lối đối ngoại hầu như không thay đổi nhiều " Quá câu nhận định này thì tôi thật sự nghi ngờ sự hiểu biết của ông "tiến sĩ " Trần Tuấn (Austin ,Texas) này quá ! Điều sơ đẳng nhất mà ông ta đã không nhận ra sự khác biệt chiến lược đối ngoại của tổng thống Trump và các đời tt trước đó ! ( về vấn đề China ) và càng tệ hơn khi ông ta không nhớ chiến lược đối ngọai của Joe Biden khi ông ta đã 1 lần phát biểu : "China không lấy chén cơm của ta ,họ là bạn của chúng ta !" ? Nói tóm lại ,qua nhận định của ông " tiến sĩ " Trần Tuấn ,tôi thật sự nghi ngờ sự hiểu biết của ông ta !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn