Dịch Covid-19: Mối liên hệ kỳ lạ giữa thủ tướng Anh và chính quyền Trung Quốc

Thứ Bảy, 16 Tháng Năm 20209:00 SA(Xem: 5348)
Dịch Covid-19: Mối liên hệ kỳ lạ giữa thủ tướng Anh và chính quyền Trung Quốc

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson hôm 27/4 cho biết ông đã khỏi Covid-19 và đã trở lại công việc. Cách đó đúng 1 tháng, vào ngày 27/3, ông cho biết mình nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.

Johnson là lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền. Kể từ khi nhậm chức vào ngày 24/7 năm ngoái, ông Johnson đã gặp rất nhiều áp lực và chỉ trích về các vấn đề như Brexit, Huawei và vai trò của nó trong mạng 5G của Anh, quan hệ Anh-Mỹ, và chính sách liên quan đến Trung Quốc.

Ông Johnson, 55 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới bị nhiễm virus Vũ Hán, hay còn được gọi là virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Bài xã luận trên tờ The Epoch Times, có tựa đề “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc (Where Ties With Communist China Are Close, the Coronavirus Follows)”, gợi ý rằng “các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: đều có mối quan hệ gần gũi hoặc có lợi ích kinh tế mật thiết với chính quyền Bắc Kinh”.

Ở Trung Quốc cổ đại, mỗi khi thảm họa xảy ra, các vị vua và quần thần đều tự kiểm điểm bản thân. Trong lịch sử, có 79 hoàng đế đã ban hành “Tội kỷ chiếu” để kiểm điểm lại lỗi lầm của bản thân, hy vọng tìm kiếm sự tha thứ và bảo vệ từ thiên thượng. Áp dụng nguyên tắc truyền thống trị quốc này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học áp dụng cho xã hội ngày nay.

Anh bật đèn xanh cho Huawei

Ngày 28/1, Johnson tuyên bố Anh sẽ cho phép “các nhà cung cấp có rủi ro cao” tham gia xây dựng “các bộ phận không nhạy cảm” của mạng 5G tại Anh ở một mức độ nhất định, một động thái bật đèn xanh cho Huawei. Một số quan chức Mỹ và các chính trị gia Đảng Bảo thủ của Anh đã rất thất vọng với quyết định này của ông Johnson.

Cùng ngày, Trương Kiến Cương (Zhang Jiangang), phó chủ tịch Huawei, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã rằng ông hoan nghênh quyết định của Anh trong việc cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.

Ngày 30/1, BBC cho biết trong một bản tin rằng quyết định của Anh “rõ ràng là một sự đảm bảo sẽ khiến Bắc Kinh hài lòng”.

Nguồn tin nội bộ Huawei hé lộ tập đoàn viễn thông đa quốc gia này có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, từng bị cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác để phát triển công nghệ cho riêng mình. Chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách thuyết phục các đồng minh cấm Huawei tham gia mạng 5G vì lo ngại rủi ro an ninh. Tuy nhiên, ông Johnson đã phớt lờ cảnh báo của Mỹ và quan ngại của các nhà lập pháp Anh.

Ông Tom Tugendhat, nghị sĩ đảng Bảo thủ (thành viên quốc hội) và cựu chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Anh, đã phản đối quyết định này của Johnson. Ông đã ví việc cho phép Huawei tham gia mạng 5G của Anh chẳng khác nào việc “cho phép cáo vào nhà gà”. Tugendhat trên dòng trạng thái Twitter đã nói rằng “tuyên bố của Chính phủ đã khiến rất nhiều người lo lắng và phơi bày các mạng viễn thông của Anh trước một tay chơi quốc tế hung ác”.

Thượng Nghị sĩ Mỹ Tom Cotton, Thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi một bản “đánh giá kỹ lưỡng việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Anh” sau khi quyết định của Anh được công bố. Ông nói: “Tôi lo sợ London chia tay Brussels chỉ để nhượng lại đất cho Bắc Kinh”. Ông nói thêm rằng quyết định của Anh “chẳng khác nào việc cho phép KGB xây dựng mạng điện thoại của Anh trong Chiến tranh Lạnh”.

Ngày 22/2, lãnh đạo Đảng Brexit ông Nigel Paul Farage đã chỉ trích quyết định của Thủ tướng Johnson và gọi đây là “quyết định tồi tệ nhất của chính phủ Anh trong nhiều năm … Nó đe dọa mối quan hệ đối tác Five Eyes, triển vọng của chúng tôi về một thỏa thuận thương mại mới với Mỹ và Úc và có lẽ là cả tương lai của NATO”, ông nói. (Five Eyes là liên minh tình báo 5 nước Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand).

Sau quyết định chính thức, hơn 20 thành viên Đảng Bảo thủ Anh, người ủng hộ việc loại trừ Huawei đã đề xuất Dự luật Cơ sở hạ tầng Viễn thông. Đề xuất này sẽ yêu cầu Anh dừng hợp tác với Huawei và các công ty có “rủi ro cao” khác của Anh tham gia xây dựng mạng 5G trong nước vào ngày 31/12/2022.

Ngày 10/3, nghị viện nước này đã từ chối đề xuất này với chiến thắng suýt soát của chính phủ ông Johnson, thông qua tỷ lệ bỏ phiếu 306 trên 282, Reuters đưa tin.

Huawei ở Luân Đôn

Anh là một trong những quốc gia châu Âu hợp tác chặt chẽ với Huawei. Mặc dù chính phủ Anh vẫn nhận thức được một số vấn đề bảo mật đối với các sản phẩm của Huawei, nhưng họ tin rằng các rủi ro có thể kiểm soát được. Cách tiếp cận của Anh đại diện cho mô hình chấp nhận Huawei ở Châu Âu, cho phép nó dần phát triển trong thập kỷ qua.

Sau khi ông Johnson nhậm chức, các hoạt động kinh doanh của Huawei ở London đã phát triển mạnh mẽ. Tháng 9/2019, truyền thông Trung Quốc đại lục dẫn lời hãng tin Business Insider của Mỹ, tiết lộ rằng Huawei đã thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) mới ở London. Được biết, phòng thí nghiệm mới này là một phần của mạng lưới trung tâm cộng tác và nghiên cứu toàn cầu của Huawei, dự kiến sẽ có đến 200 kỹ sư nghiên cứu AI làm việc.

Ngày 16/12/2019, Trung tâm Trải nghiệm và Đổi mới 5G của Huawei đã được khánh thành tại London. Trung tâm này tọa lạc tại một trong những không gian làm việc chung lớn nhất châu Âu – Tòa nhà Khoa học và Công nghệ Toàn cầu.

Ngày 24/2, Huawei đã tổ chức một cuộc họp báo online về các sản phẩm và giải pháp mới, có chủ đề là “TOGETHER, Connecting Possibilities (Cùng nhau, kết nối các khả năng)”..

Trong một bài bình luận trên tờ The New York Times, nhà báo người Mỹ Nick Kristoff đã nói, “Tôi đã nhìn thấy điều tốt nhất và tệ nhất của Trung Quốc (I’ve Seen the Best and Worst of China)”, rằng: 

“Nếu một công ty như Huawei được yêu cầu hợp tác với các điệp viên an ninh nhà nước Trung Quốc, thì các giám đốc điều hành của nó chỉ đơn giản là không thể nói không”.

Lập trường thân thiện với Trung Quốc của Johnson

Ngày 23/7/2019, một ngày trước khi ông Johnson nhậm chức, trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Phượng hoàng Hồng Kông (Hong Kong Phoenix Television), ông Johnson đã nói: 

“Chúng tôi rất hào hứng về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập đang làm đối với sáng kiến này”.

Ông Johnson cũng đề cập rằng Anh là quốc gia phương Tây đầu tiên gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) dẫn đầu bởi Trung Quốc, và ông sẽ làm hết sức để duy trì vị thế của nước Anh là “nền kinh tế mở nhất ở châu Âu”. 

“Đừng quên, [chúng tôi] là điểm thu hút vốn đầu tư quốc tế cởi mở nhất, đặc biệt là vốn đầu tư của Trung Quốc. Ví dụ, một số công ty Trung Quốc đã đến đây để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinckley”, ông Johnson nói.

Tương tác của ông Johnson với nhà cầm quyền Trung Quốc khi là Thị trưởng Luân Đôn

Tháng 10/2013, ông Johnson dẫn đầu một phái đoàn thương mại với tư cách Thị trưởng Luân Đôn đến Trung Quốc trong chuyến thăm sáu ngày. Họ đã gặp gỡ các chủ doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc, các nhà đầu tư lớn và các quan chức cấp cao với hy vọng thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ làm thị trưởng, ông đã thúc đẩy quan hệ đối tác giữa London và Thượng Hải, hai trung tâm tài chính. Ngày 17/6/2019, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh đã đưa ra thông cáo chung phê chuẩn dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn. Cùng ngày, lễ ra mắt đã được tổ chức tại London.

Theo quy định của dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn, các công ty Trung Quốc đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải sẽ có thể niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán London thông qua GDRs (Global Depository Receipts – Biên lai lưu ký toàn cầu). Ngược lại, các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London có thể giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải thông qua CDR (Biên lai lưu ký Trung Quốc).

Một số nhà bình luận chỉ ra rằng việc thành lập Kết nối chứng khoán Thượng Hải-London tương đương với việc “truyền máu” cho nhà cầm quyền Trung Quốc.

Quan hệ Anh-Trung sau Brexit

Sau khi chính quyền Johnson rời Liên minh châu Âu, một cách tự nhiên nước Anh sẽ cần phải tìm các đối tác thương mại mới. Một mặt, Anh vẫn duy trì tình hữu nghị với Mỹ, nhưng mặt khác nó cũng muốn tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ngoài EU của Anh. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2018, khối lượng thương mại song phương giữa Trung Quốc và Anh đạt 51,05 tỷ USD.

Từ tháng 1 đến 23/8/2019, các doanh nghiệp Trung Quốc đã hoàn thành 15 thương vụ mua lại và sáp nhập phổ biến ở Anh với tổng trị giá khoảng 8,3 tỷ USD. Ví dụ, công ty công nghệ tài chính Ant Financial trực thuộc tập đoàn Alibaba đã mua lại hãng thanh toán World First có trụ sở chính tại London vào đầu tháng 2. Hillhouse Capital đã mua lại cổ phần của thương hiệu rượu whisky Scotch Loch Lomond Group với giá trị 400 triệu bảng vào tháng 6 và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này. 

Tháng 9/2019, Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông đã cố gắng mua lại Sở giao dịch chứng khoán London với giá 36,6 tỷ USD, nhưng đã bị từ chối. Chính phủ Trung Quốc là cổ đông lớn nhất của Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông với 6 ghế trong số 13 thành viên hội đồng quản trị. Có thể thấy trước rằng nếu việc mua lại thành công, ĐCSTQ sẽ kiểm soát toàn bộ thị trường tài chính châu Âu.

Ngày 2/1/2020, năm nguồn tin nói với Reuters rằng chính quyền Trung Quốc tạm thời đình chỉ kế hoạch Thượng Hải-Luân Đôn vì lập trường của Anh đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông và phản ứng của Anh đối với việc bắt giữ một cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông. Ngày hôm sau (3/1), Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tuyên bố Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải-London không bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, nhà cầm quyền Trung Quốc đã quen với việc sử dụng lợi ích kinh tế như một con bài mặc cả để ép buộc các chính phủ và doanh nghiệp phương Tây giữ im lặng về những vi phạm nhân quyền của nó.

Có lẽ ông Johnson chưa nhận ra rằng con đường hợp tác kinh tế và thương mại với chính quyền Trung Quốc là vô cùng bất ổn. Bất kỳ quốc gia nào hợp tác với ĐCSTQ đều có thể bị buộc phải từ bỏ lương tâm của mình.

Chính trị gia Anh chỉ trích ông Johnson

Ngày 22/2/2020, lãnh đạo Đảng Brexit Nigel Paul Farage đã xuất bản một bài báo trên tờ Newsweek có tựa đề, “Chúng ta không giải thoát Anh khỏi Brussels chỉ để dập đầu trước Bắc Kinh”. Ông phản đối việc hợp tác với Huawei và chỉ trích Anh đã tiến gần hơn đến nhà cầm quyền Trung Quốc trong những năm gần đây.

 “Đáng buồn thay, không có thay đổi nào được nhìn thấy dưới thời Boris Johnson. Một trong những ngành chiến lược cốt lõi của chúng tôi, British Steel, dường như đã được bán cho một doanh nghiệp Trung Quốc, Jingye, bất chấp giá thầu từ các công ty khác trên thế giới cũng rất cạnh tranh. Tôi nghĩ rằng cùng một thế lực đó đã bán đất nước của chúng tôi cho Liên minh châu Âu, nay đang bán chúng tôi lại cho Trung Quốc”, ông Farage viết.

Ông cũng chỉ ra rằng ông Johnson đã bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân vật thân Trung Quốc xung quanh, bao gồm cả các thành viên trong gia đình của chính ông.

“Chỉ một vài tuần trước, cha anh, Stanley, đã có cuộc gặp gỡ 90 phút với đại sứ Trung Quốc tại London, Liu Xiaoming. Sau đó, cha ông, Johnson Senior, đã gửi email cho các quan chức Vương quốc Anh phác thảo nỗi lo lắng của Xiaoming, rằng con trai ông, Boris, đã quên không gửi thông điệp ủng hộ cá nhân sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Thông tin này chỉ trở nên công khai sau khi Johnson Senior vô tình sao chép email của BBC vào địa chỉ gửi”, ông Far Farage viết.

“Rồi chúng ta có em trai của ông Boris, Jo Johnson, từng  làm Bộ trưởng Bộ Đại học Anh cho tới năm 2019. Trong thời gian tại chức, ông đã phê duyệt kế hoạch hợp tác của Đại học Reading với Đại học Nam Kinh ở Trung Quốc. Đáng chú ý, ĐH Nam Kinh chuyên tập trung vào các ngành thông tin, khoa học và công nghệ”, ông nói thêm.

Ngay cả Max Johnson, em trai cùng cha khác mẹ của Thủ tướng, cũng có mối liên hệ thân thuộc với Trung Quốc. Theo thông tin chính thức, sau khi nhận bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Thanh Hoa, Max Johnson đã làm việc cho Công ty Goldman Sachs Hồng Kông. Hiện Max Johnson đang điều hành công ty đầu tư của mình, đối tượng đầu tư là các công ty có thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc.

Bài bình luận của Epoch Times, có tựa đề “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc”, đã chỉ ra rằng virus Vũ Hán nhắm vào chính quyền Trung Quốc và những ai ủng hộ nó. Sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu cho thấy các quốc gia và khu vực kết thân với chính quyền Trung Quốc đều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cầm quyền Trung Quốc là thế lực xấu xa và tàn bạo về bản chất. Việc Thủ tướng Anh Boris Johnson bị nhiễm bệnh, hy vọng có thể khiến ông suy ngẫm thêm về các chính sách và quan hệ của Anh với Trung Quốc.

Bài viết là quan điểm riêng của tác giả Tian Yun trên tờ The Epoch Times và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên. Bản dịch của Vanessa Đỗ.
Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 17 Tháng Năm 20204:27 CH
Khách
Ong nay da tuyen bo : nuoc Anh se chet len den 6.000.000 nguoi vi chinavirus,va ong ta van than nhien bat chap loi can gian cua My ve cai hoa hoa-vi. Cho den khi...chinh han ta vuong phai,va da mo mat.Con nguoi nay chi biet minh ma khong can biet den dat nuoc-to quoc cua minh....May man cho nuoc Anh da duoc dong minh ky cuu bao che.Con anh chang Phu-lang-xa deu gia kia nua,cung da tham va da mo mat.Chua het con ba thu tuong Duc cung con lung chung du dan chung da bi te tua chinavirus va hoi giao nhap cu.... quay nat nhu tuong ma mat thi chi moi hi hi chua chiu mo de nhin....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn