Nói thêm lần nữa Hồ Chí Minh là tên chỉ điểm hại người và kiếm tiền

Thứ Sáu, 31 Tháng Năm 20194:00 SA(Xem: 5037)
Nói thêm lần nữa Hồ Chí Minh là tên chỉ điểm hại người và kiếm tiền

Trong bài trước cũng về Hồ Chí Minh, Cỏ May tôi quan tâm về tác phong của hắn để làm bộc lộ rõ cái tác phong của một tên chỉ điểm (thứ tay sai của công an). Nay, Cỏ May tôi xin dựa theo tài liệu kể lại thêm những hoạt động chỉ điểm của Hồ Chí Minh. Một tên chỉ điểm chuyên nghiệp vừa để kiếm tiền, vừa để nhờ thành tích đó mà sửa soạn con đường tiến thân cho mình.

Hồ Chí Minh đúng là một con người Cộng sản đặc sệt. Không do di truyền hay ảnh hưởng văn hóa xã hội mà hoàn toàn do bản thân tự tôi luyện. Với ông chỉ có mục tiêu, không có “con người”ở những suy nghĩ và hành động của ông. Nên Hồ Chí Minh làm dễ dàng những chuyện cực kỳ gian ác. Mục tiêu sau cùng là làm vua Cộng sản để phục hận.

Ngày nay, khi nói về Hồ Chí Minh, sách vở và báo chí của đảng Cộng sản và nhà nước Hà Nội đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông. Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc giấu nhẹm đi vì không đánh bóng được lãnh tụ của họ.

Sụ thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thực, đầy đủ, khi chế độ Cộng sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho tư nhơn và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tôn trọng.

Trong lúc chờ đợi biến cố sanh tử đó, chúng ta thử nhắc lại thành tích chỉ điểm của Hồ Chí Minh vào những năm của tiền bán thế kỷ trước ở ngoại quốc mà bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Cộng sản ở Hà Nội rêu rao là bác của họ bôn ba hải ngoại làm cách mạng cúu nước!.

Chỉ điểm mật thám Pháp bắt Cụ Phan Bội Châu

Nói tới tội ác của Hồ Chí Minh, trước hết, phải nhắc lại chuyện Hồ âm muu với Lâm Đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho thực dân Pháp rồi sau đó hãy nói tiếp những chuyện khác.

Về chuyện Hồ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hoàng Văn Chí trong quyển “Từ Thực dân đến Cộng sản” (Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966), viết Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẵn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng. Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.

Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản. Hai người chia đôi số tiền nhận được của Pháp” (trg 38 – 39).

Lời tường thuật của Cụ Hoàng Văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân giành độc lập cho Việt nam từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm Văn Đồng nên khi Cụ nói “Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng…” thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai Văn Bộ trong “Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh (Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), viết: Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423).

Hồ Chí Minh là bạn chí thân của Lâm Đức Thụ, còn là em “cột chèo”vì ông lấy Lý Huệ Quần là em gái của Lý Huệ Khanh, vợ của Lâm Đức Thụ, (lúc ông đang có bà Tăng Tuyết Minh làvợ chánh thức), thì chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu. Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại hàm ý tố cáo Hồ Chí Minh là kẻ đồng phạm.

Vĩnh Sinh trong “Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu. Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm?

Theo “Phan Bội Châu niên biểu (Sài gòn, 1973, trang 209-210), Nguyễn Khắc Ngữ chú thích: Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhơn dịp Trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt Nam Quốc Dân Đảng cho gần với Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong. Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa tới Quảng Châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi…

Khi tới Quảng Châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt Nam của Hội Liên Hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ Phan Bội Châu nhận được thư mời đi Quảng Châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhứt là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng xử lương thiện của nhà nho. Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng Châu. Ngay lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích và dẫn vào tô giới Pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải Phòng và giải về Hà Nội.

Lý Thụy là bí thư Hội Liên Hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt Nam, nên có thể hiểu ông ta chủ ý lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẩy cho Pháp bắt.

Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt Nam, Hồ Chí Minh bèn tóm thâu hết nhân sự, tài sản của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung Quốc, và chia nhau với Lâm Đức Thụ 100 ngàn, tiền thù lao của Pháp.

Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hải, các đồng chí Việt nam Quốc Dân Đảng của Cụ ở Trung Quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh.

Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng không hề biết là Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện!

Chỉ điểm bán thanh niên Việt nam cho Pháp

Cũng theo Hoàng Văn Chí, nhơn vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn. Thanh niên từ Việt Nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh Niên Đồng Chí Hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt. Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp.

Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “lái thanh niên” không còn người để bán nữa vì, ở Việt nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa. Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh Niên Đồng Chí Hội, chọn ở lại theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt.

Việc bán thanh niên Việt Nam yêu nước cho mật thám Pháp lấy tiền của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ được sử gia ngoại quốc chuyên về Việt nam nhìn nhận.

Bernard Fall viết: “Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo Cộng sản, Hồ dùng một liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên Cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới.”

Tác giả Douglas Pike nhắc lại những sự việc đã được David Halberstam đề cập và kể thêm: “Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ngày Thế Chiến II bùng nổ (1-9-1939) có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Cộng sản Đệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ, cảnh sát Pháp đã tóm hết những lãnh tụ này đầy đi New Hebrides, New Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp ở xa Đông Dương”.

Theo tài liệu chánh thức của Hà Nội, ngày 14-04-1924, Quốc tế Đệ III cử Nguyễn Ái Quốc làm ủy viên Ban Phương Đông phụ trách Cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á. Qua ngày 25-09-1924, Quốc Tế Cộng Sản chỉ thị cho Nguyễn Ái Quốc đi Quảng Châu. Mọi chi phí do Ban Phương Đông đài thọ. Thù lao hàng tháng là 60 rúp (Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước Lê-nin, Thanh niên, Hà nội, 208).

Được công tác phí 60 rúp/tháng có lẽ quá ít nên mùa hè năm 1926 Hồ Chí Minh, trong một báo cáo gởi về Trung ương Quốc Tế, than phiền “Các chuyến đi công tác kéo dài cả 2 tuần, nguy hiểm và tốn kém nhiều mà phương tiện cấp lại ít ỏi nên công việc vẫn chưa có thể chạy nhanh như mong muốn”.

Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng Văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng, lúc di cư vào Nam, cũng thường kể lại.

Nhũng hành động thuần chất Cộng sản Hồ Chí Minh*

Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam Vang, sau cùng về quê quán Thái Bình. Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ Thụ, bảo Thụ hãy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây.

Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến Xương sống yên ổn được vài năm. Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ Cộng sản Việt Minh bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả xuống sông cho mò tôm. Lúc bắt, Lâm Đức Thụ hỏi ai cho lệnh bắt ông, công an trả lời do “lệnh trên.

Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập” và “Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc! Cả trong 2 tập hồi ký “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”“Vừa đi đường vừa kể chuyện”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhứt là viết thư, xưng em, van xin Lâm Đức Thụ tìm cách sóm cứu thoát Hồ khỏi nhà tù.

Lúc làm Chủ Tịch nước VNDCCH, ông vâng lệnh Stalin và Mao Trạch Đông làm cải cách ruộng đật (1953-1956), giết hại hằng trăm ngàn (trước sau tính có tới 500 000) nông dân vô tội, làm tê liệt sản xuất xã hội. Riêng trường hợp Bà Năm Cát Hanh Long mới thể hiện rõ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh Cộng sản tinh ròng.

Đúng là người Cộng sản chỉ có mục tiêu. Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải,… là những biểu hiện ủy mỵ tiểu tư sản như “Giáo lý của người cách mạng” dạy (Serge Netchaïev).

Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:

“Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống. Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt.

Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông”.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn