Bi kịch Đinh La Thăng

Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 20177:00 CH(Xem: 6015)
Bi kịch Đinh La Thăng

Cuộc đời của ông Đinh La Thăng coi như đã cáo chung. Tưởng chừng những người đồng chí còn chút ân tình, thì ông chỉ bị kỷ luật, rồi về “làm người tử tế”. Nhưng sự thật tàn nhẫn hơn, họ đã khai trừ, cách chức, truy tố, tịch thu tài sản, rồi tống ông vào ngục tối. Vì đâu nên nỗi đoạn trường? Tôi lờ mờ nhận thấy có ba tử lộ dẫn đến bi kịch cuộc đời của ông.

Tử lộ thứ nhất: Đảng không có đất cho người có cá tính

Nhà văn Mỹ, Thomas A. Bass, khá quen với bạn đọc Việt Nam, đưa ra một nhận định trước Đại hội XII: Hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam không có đất cho những người có cá tính. Đấy là một nhận định tinh vi và thú vị. Ôn lại bước đường của các tổng bí thư còn sống, bạn sẽ thấy rõ điều này.

Đỗ Mười: Trước khi bước vào chính trường, ông kiếm cơm độ nhật bằng nghề hoạn lợn. Ông còn bị tâm thần phân liệt. Có lần nằm điều trị tại bệnh viện Việt – Xô. Ông mặc quần đùi lá tọa, trèo lên ngọn bàng đứng xoạc cẳng, hô “xung phong!”. Mấy cô y tá lo ông té, đứng dưới gốc, ngước lên, thấy hết cả, ù té chạy.

Trong ngục Hỏa Lò, Hà Nội, ông tâm sự với các bạn tù: “Tớ vừa xấu giai, vừa không biết cách ăn nói”. Những người bạn tù thời đó có ai ngờ. Gã hoạn lợn, vừa xấu giai (trai), vừa không biết cách ăn nói, thêm chứng tâm thần đã có đến hai mươi năm làm bộ trưởng, mười năm làm Thủ tướng và sáu năm làm Tổng Bí thư. Ông là người duy nhất giành được cả hai chức vụ quan trọng: Thủ tướng và Tổng Bí thư.

Lê Khả Phiêu, người kế nhiệm Đỗ Mười, chỉ vì có chút xé rào, loại bỏ chức danh “Cố vấn” ra khỏi hệ thống cho bớt nhiêu khê. Lập tức bị thanh tra, khép ông vào bẩy tội tầy đình, buộc phải về vườn.

Nông Đức Mạnh: Có người đã phải thốt lên “Thật xấu hổ, khi Đảng có một tổng bí thư như thế”. Ông nhợt nhạt đến mức ngớ ngẩn. Kiến thức của ông không thể vượt qua giới hạn “Trồng cây gì? Nuôi con gì?” Thế nhưng ông lại làm Chủ tịch Quốc hội mười năm, và Tổng Bí thư thêm mười năm nữa.

Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cố nhà văn, cựu đảng viên Trần Hoài Dương, người kèm cặp ông Trọng ở những ngày đầu tập tành viết lách tại Tạp chí Cộng sản, đã nhận xét “Cậu này kém thông minh, ít sáng kiến”. Đọc văn ông, chúng ta bắt gặp những câu lủng củng, rườm rà tối nghĩa, sao chép, sáo rỗng, nhạt nhòa. Chính nhờ cái nhạt nhòa vô thưởng vô phạt, lú lẫn này đã giúp ông luồn lách qua bão tố chính trị.

Con người “kém thông minh, ít sáng kiến” ấy đã có 12 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, năm năm Chủ tịch Quốc hội, và Tổng Bí thư từ 2011 tới nay. Những ai sinh ra mang chút mơ mộng, dấn thân, chịu chơi, thẳng thắn, ngang tàng, ăn to, nói lớn, độc đáo, khác người, dám làm dám chịu. Đừng mơ tới con đường tòng chính với Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sớm thì muộn, họ đều thân bại danh liệt.

Ông Thăng không phải là một ngoại lệ. Ông đầy cá tính, đôi lúc đến mức bạo liệt. Làm sao ông có thể hội nhập vào hệ thống chính trị này. Chỉ riêng việc ông ôm đàn guitar hát, cũng làm nhiều người ngứa mắt. Nói gì tới màn trảm tướng đầy ấn tượng của ông. Không ngạc nhiên khi nghe tin ông bị nạn.

Tử lộ thứ hai: Sài Gòn của tao – Phải bẻ gãy mọi cuộc Nam tiến

Mấy anh Bắc kỳ đưa ra thứ luật bất thành văn: Tổng bí thư phải là người miền Bắc. Vậy dân Nam bộ họ cũng thừa lý lẽ để cãi: “Mấy ảnh miền Bắc làm ăn như con kặc. Các anh chẳng hiểu mẹ gì tập tục, thói quen, đồng đất, văn hóa, thổ nhưỡng của người Nam bộ”.

Bất kỳ tay Bắc kỳ nào vào Nam nhậm chức đều phải thấu hiểu câu: “Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết”. Nếu không phải dân nằm vùng bám trụ, không lên chiến khu, không đi tù Mỹ – Ngụy, không đi tập kết, đừng mơ tưởng đến việc nắm huyết quản miền Nam.

Những cuộc “Nam tiến” của cán bộ miền Bắc đều có hai kết thúc: Hoặc trở lại miền Bắc, hoặc chấp nhận chân điếu đóm, linh tinh. Từ 1975 đến nay, có chính khách Bắc kỳ nào thành công từ mảnh đất Nam bộ? Sài Gòn là mỏ đô la, kim cương, vàng, đất mà nhiều băng đảng chính trị sừng sỏ nhòm ngó tới. Đời nào họ để Thăng yên. Họ đã đánh Thăng rất bài bản.

Cả nước gọi ông Trọng là “Trọng Lú”. Chỉ riêng Sài Gòn, dùng những tay thạo nghề viết lách, tung hô ông Trọng là trong sạch, thanh cao. Ông Trọng sướng rên, thề nguyền giao ước, biến thành lính đánh thuê cho cánh Sài Gòn.

Ai giữ ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn, người đó sẽ được cơ cấu vào tứ trụ khóa tới. Họ thịt ông Thăng vào đúng thời điểm. Không để quá gần tới Đại hội XIII. Cánh Sài Gòn hoan hỷ. Hất Thăng ra khỏi thánh địa. Những đấu thủ chính trị khác hả hê: Loại ra khỏi đấu trường. Một tay chơi đẳng cấp.

Nếu Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Việt Nam của ông Thăng bị thanh tra, thì cái Văn phòng Thành ủy Sài Gòn dưới thời Trương Tân Sang, Lê Thanh Hải đáng phải thanh tra trước.

Nếu ông Thăng về Nam Định cố hương làm Bí thư tỉnh ủy, liệu ông có bị phanh thây? Nếu ông Thăng an phận với chức Tổng Công đoàn, hay Mặt trận Tổ quốc, chỉ lo tang chay, hiếu hỉ, cờ, đèn, kèn, trống, liệu ông có bị làm thịt? Nhường câu trả lời cho bạn.

Tử lộ thứ ba: Thù này biết bao giờ nguôi

Quan sát cách hành xử của Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng hôm nay, bạn thấy ngay đó là một bản copy vụng về từ Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn. Hơn nữa, vào cuối năm 2014, ông Thăng đập bàn chửi như tát nước vào mặt Tổng thầu Trung Quốc, đòi chấm dứt hợp đồng vì để sập giàn giáo, gây chết người, trên công trường đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Truyền thông Trung Quốc nhìn nhận sự kiện này như một chính sách bài Hoa.

Truyền thông Việt Nam ca ngợi ông Thăng như một thủ lĩnh gan dạ, càng làm cho Trung Quốc tức giận. “Trời xanh thăm thẳm. Hận này biết bao giờ nguôi. Mối thù còn đó. Phải giết được Thăng. Dạ Tàu mớ hả”. Trần Quốc Vượng Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương qua Tàu như người Hà Nội đi chợ Đồng Xuân. Ông Thăng trở thành con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm đắt đỏ, và tàn nhẫn.

Tưởng chừng cũng nhắc lại đôi dòng về Nguyễn Bá Thanh. Chưa có bằng chứng, nhưng chúng ta có quyền nghi ngờ về căn bệnh dẫn đến tử vong đột ngột của ông Thanh sau lần qua Tàu diện kiến. Chỉ cần lạc vào một trong ba tử lộ, cũng đủ toi một đời chính trị. Đằng này, ông Thăng lỡ bước cả ba. Thôi cũng là vận hạn.

Được biết ông Thăng chơi thân với cả hai Ngoại trưởng Hoa Kỳ: John Kerry và Rex Tillerson. Hay ông thử ngỏ lời nhờ hai ngài Ngoại trưởng cứu giúp. Biết sớm, qua Mỹ ông mở quán phở bò Nam Định. Hẳn, chất lượng cuộc sống của ông cũng chẳng thua kém gì đời ủy viên Bộ Chính trị. Nước Mỹ còn nhiều kiếm khuyết, nhưng nó vẫn là mảnh đất của cơ hội, của sự bao dung, công bằng, và lẽ thật. Chúc ông chân cứng đá mềm trong chốn lao tù.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn