Giám đốc ICG : ‘‘Trump đẩy nhanh tiến trình xuống dốc của nước Mỹ’’

Thứ Sáu, 22 Tháng Hai 20194:00 SA(Xem: 4636)
Giám đốc ICG : ‘‘Trump đẩy nhanh tiến trình xuống dốc của nước Mỹ’’
mediaTổng thống đắc cử Donald Trump (T) gặp tổng thống mãn nhiệm Barack Obama tại Nhà Trắng, Washington, ngày 10/11/2016.Wikipedia

Chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump – lãnh đạo nước Mỹ từ hai năm qua – gây nhiều chỉ trích trong nước. Thái độ co cụm, phản ứng đơn phương, thiên về sức mạnh của chính quyền Trump trong hàng loạt hồ sơ quốc tế rất phức tạp gây nhiều lo ngại là sẽ làm suy yếu hơn nữa vị thế của Hoa Kỳ, trong bối cảnh « trật tự quốc tế » đang bước vào thời kỳ thay đổi lớn, đặc biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Monde, đăng tải ngày 19/02/2019, ông Robert Maller, giám đốc trung tâm xử lý khủng hoảng quốc tế International Crisis Group (ICG), nguyên thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, đã nêu ra một số phân tích tổng quan về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ trong hàng loạt hồ sơ. Từ Trung Cận Đông cho đến Afghanistan, hồ sơ Bắc Triều Tiên hay Venezuela, cũng như cuộc đối đầu với Trung Quốc, cũng như quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Âu (1).

Vừa chỉ trích rất nhiều điểm hạn chế, cực đoan, các phương thức hành động nguy hiểm, nhưng cũng vừa ghi nhận một đôi điểm tích cực trong chính sách của Donald Trump (2), giám đốc ICG tìm cách thúc đẩy một đường lối đối ngoại khác hiệu quả hơn cho nước Mỹ, cho cộng đồng quốc tế. Sau đây là phần tóm lược bài phỏng vấn.

***

Bức tường Mêhicô : Cách hành xử điển hình

Trước hết giám đốc ICG nhận định về quyết định của tổng thống Mỹ vừa đưa ra, tuyên bố « tình trạng khẩn cấp quốc gia » bất chấp thực tế, chỉ với mục tiêu có được hàng tỉ đô la để xây dựng bức tường biên giới với Mêhicô. Đối với chuyên gia Mỹ, đây là một vụ việc hết sức tiêu biểu, cho thấy các phương cách hành xử điển hình của tổng thống Trump. Cụ thể là : khăng khăng thực hiện bằng mọi giá các cam kết tranh cử nhằm thỏa mãn tâm lý của bộ phận cử tri cốt lõi, coi thường Hiến pháp, sẵn sàng bóp méo hiện thực v.v.

Ẩn đằng sau kế hoạch xây dựng bức tường đình đám của tổng thống Mỹ là một chính sách nhập cư mang đầy tính kỳ thị, chống lại người theo đạo Hồi, quay lưng lại với người tị nạn, không thèm đếm xỉa đến quyền lợi của trẻ em người nhập cư, khi tách các em nhỏ ra khỏi gia đình chúng.

Hành động bản năng, bất chấp các giá trị

Robert Maller phân biệt ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất : Những điều mà những cố vấn thân cận nhất với tổng thống Trump phát biểu chỉ có một mối quan hệ xa xôi với những mong muốn thực sự của Donald Trump. Khía cạnh thứ hai : Những điều mà ông Trump khẳng định thường là không nhất quán. Tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh thứ ba. Bản năng là điều sâu xa nhất quyết định hành động của Donald Trump, mà điều cốt lõi là trong tất cả những gì mà nước Mỹ làm, điều quan trọng là nước Mỹ phải được hưởng lợi qua các cuộc mặc cả tay đôi. Ảnh hưởng chính trị, các giá trị, lòng trung thành hay các liên minh : Tất cả những khái niệm đó rất ít quan trọng với Donald Trump.

Mỗi khi tổng thống Mỹ nói về Liên Hiệp Châu Âu như một đối thủ, về châu Phi như một đám các quốc gia « nhơ bẩn », nói về Syria như một vùng đất cát hoang mạc, khi nói chuyện bạn bè với các lãnh đạo độc tài Ả Rập Xê Út, khi tỏ ra khinh rẻ khối NATO, thì đấy là những lúc mà bản năng sâu xa của tổng thống Mỹ trỗi dậy. Cái bản năng đó cộng với thái độ cao ngạo về bản thân, tâm trạng ác cảm thâm căn cố đế với người tiền nhiệm, làm nên phong cách hành xử của tổng thống Mỹ.

Trật tự quốc tế của « thế giới tự do » vốn đã xuống dốc

Robert Maller phân biệt xu thế lịch sử mang tính dài hạn và hiện tượng Donald Trump mang tính nhất thời. Theo ông, « trật tự quốc tế mang tính tự do » thực ra đã bị đặt thành vấn đề trước khi ông Trump lên nắm quyền. Bởi, chính « trật tự » này cũng không phải là hài hòa (nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu cho thấy điều đó), cũng không thực sự là mang tính quốc tế (bởi do Hoa Kỳ và Châu Âu thống trị), và cũng không phải là tự do (hãy so sánh các hành xử « nhất bên trọng, nhất bên khinh » liên quan đến dân chủ hay nhân quyền). Trên thực tế, tiến trình đi xuống « mang tính tương đối » của Hoa Kỳ đã bắt đầu từ khá lâu. Đó là sự xuống dốc mang tính lịch sử của một siêu cường, sự trỗi dậy của các đối thủ, và niềm tin trật tự nói trên là « bất công », điều mà nhiều người trên khắp thế giới chia sẻ.

Donald Trump chính là người làm tăng tốc và làm biến dạng quá trình này. Với việc khẳng định lập trường thuần túy mang tính thực dụng, lợi ích đánh đổi lợi ích, không thèm đếm xỉa đến các giá trị, cùng với việc kết bè kết đảng với nhiều chính quyền độc tài nhất thế giới, Donald Trump đã mang lại cho Hoa Kỳ một hình ảnh xấu, xác nhận điều mà nhiều người vốn đã nghi hoặc từ lâu. Ông Trump đã và đang đẩy nhanh tiến trình xuống dốc của nước Mỹ.

Obama mở rộng hợp tác, Trump co cụm và độc đoán

Cái chung mà chính sách của hai tổng thống Mỹ cùng thể hiện, đó là nước Mỹ ngày càng « đuối sức ». Có ba hiện tượng khiến quá trình này tăng tốc. Thứ nhất là cuộc xâm lăng Irak năm 2003, vốn được coi là một biểu tượng cho sức mạnh của nước Mỹ, nhưng một cách nghịch lý lại cho thấy giới hạn của nước Mỹ. Thứ hai là cuộc chiến tại Syria và thứ ba là việc Donald Trump đắc cử năm 2016.

Điểm khác biệt là tổng thống tiền nhiệm Obama đã ý thức được sự mệt mỏi của người dân Mỹ và những giới hạn về quân sự của nước Mỹ. Cương lĩnh tranh cử của Obama năm 2008 tập trung vào mục tiêu rút quân Mỹ khỏi Irak, và quan điểm nước Mỹ không thể một mình đảm nhiệm mọi thứ. Tổng thống Obama trước đây đã cố gắng thích ứng với các biến chuyển mới của thế giới, bằng cách xoay trục - hướng sang một thế giới đa phương hơn. Ví dụ như với thỏa thuận đa quốc gia với Iran trong hồ sơ hạt nhân, thỏa thuận Paris về khí hậu, Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay lập liên minh quốc tế chống Daech… Tất cả là nhằm phân chia lại một cách hiệu quả hơn các nhiệm vụ quốc tế. Ngược lại, tổng thống Trump đã chủ trương hành động đơn phương, thông qua các mặc cả tay đôi, bác bỏ hầu hết những gì mà người tiền nhiệm đã xây dựng.

Với Trung Quốc : Chuyển hướng nguy hiểm từ cực nọ sang cực kia

Trong hồ sơ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và thế đối đầu Mỹ-Trung nói chung, có nguy cơ dẫn đến đụng độ quân sự, chuyên gia Robert Maller đặc biệt lưu ý đến một chiều hướng thay đổi mang tính cực đoan trong một bộ phận lớn công luận phương Tây, đang diễn ra. Từ chỗ tin tưởng gần như tuyệt đối là Trung Quốc có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vào các định chế quốc tế, và rốt cục Bắc Kinh sẽ đi theo một mô hình kinh tế - chính trị giống với phương Tây, đến chỗ hoàn toàn mất ảo tưởng, với quan điểm là sự hội nhập này rốt cục chỉ phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc mà thôi.

Theo chuyên gia Mỹ, thái độ cực đoan từ phía Mỹ, từ phía phương Tây nói chung, có thể đẩy Trung Quốc đến các phản ứng cực đoan. Vụ ông Michael Kovrig của trung tâm xử lý khủng hoảng quốc tế ICG, một công dân Canada, bị chính quyền Bắc Kinh bắt giam cách nay hai tháng, ngay sau vụ lãnh đạo tài chính của tập đoàn Hoa Vi bị tạm giam tại Canada theo yêu cầu của tư pháp Mỹ, là một ví dụ. Điều đáng nhấn mạnh là người đồng nghiệp ICG của Robert Maller cũng chính là một chuyên gia về xử lý khủng hoảng quốc tế (chuyên về chính sách đối ngoại của Trung Quốc), đang tìm cách thúc đẩy Bắc Kinh hội nhập với các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Tìm cách tránh các khủng hoảng quốc tế bùng phát thành xung đột chính là sứ mạng của ICG.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Robert Maller muốn gửi đến những người Dân Chủ tại Mỹ, đang tìm cách xây dựng một chiến lược đối ngoại mới cho Hoa Kỳ, một thông điệp khẩn thiết. Đó là đoạn tuyệt với chính sách đối ngoại của tổng thống Trump không có nghĩa là chống lại tất cả những gì ông ấy đã làm. Hãy tránh rơi vào hai thái cực, giữa một bên là lập trường can thiệp mang tính cứng rắn, thô bạo (3) và bên kia là thái độ co cụm, dân tộc chủ nghĩa. Hai thái cực hiện đang chi phối các cuộc tranh luận ở Mỹ.

Ghi chú

1. Về hồ sơ Bắc Triều Tiên, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, vốn được coi là đối thủ của nước Mỹ, ông Robert Maller khẳng định có một số khía cạnh tích cực trong chính sách của Mỹ đối với Bình Nhưỡng. Nhưng theo ông, quan hệ mang tính cá nhân giữa tổng thống Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuy mang lại cho công chúng rất nhiều hy vọng về một giải pháp rốt ráo cho việc phi hạt nhân hóa và hòa bình trở lại với bán đảo Triều Tiên, nhưng rất cần cảnh giác trước khoảng cách giữa các tuyên bố đao to búa lớn với những điều có thể đạt được trong thực tế.

2. Về quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Âu, chuyên gia ICG khẳng định nước Mỹ rất cần một châu Âu hùng mạnh, có khả năng hành động độc lập, cụ thể trong các hồ sơ nhạy cảm hiện nay như Iran hay Venezuela. Một châu Âu có thể nói ngược với nước Mỹ, một khi cần thiết.

3. Theo Robert Maller, nước Mỹ cần tiếp tục hiện diện ở nước ngoài để ngăn chặn khủng bố, nhưng ít hơn về mặt quân sự và cần hiện diện một cách khôn ngoan hơn. Ông Robert Maller cũng nhấn mạnh là chính quyền Mỹ cần hỗ trợ đến cùng các đối thoại tìm giải pháp hòa bình giữa các phe phái Afghanistan. Việc rút quân quá vội vã rất có nguy cơ làm quốc gia Nam Á này một lần nữa rơi vào hỗn loạn.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 25 Tháng Hai 20191:08 SA
Khách
Sự nhất quán của TT Trump là mục đích (Goal) phải đat được, nhưng phương cách thì thay đổi cho thích hợp thời gian và không gian, và dĩ nhiên ông đặt lợi ích của nước Mỹ hàng đầu vì dân Mỹ bầu cho ông, không phải Liên Hiệp Âu Châu hay các quốc gia Trung Đông. Neu Ông coi Liên Hiệp Âu Châu là đối thủ vì âu châu cạnh tranh bất chính với Mỹ cứ nhìn cuộc thưa kiện trước WTO giữa Mỹ (đại diện Boeing) và LH Âu Châu (đại diện AIRBUS) thì biết. Nếu như Mỹ coi thường NATO hay thái độ với Phi Châu hoặc Syria, hoặc Vua Chúa quốc gia dầu hỏa và cho rằng đó là bản năng "sâu xa hay cao ngạo hoặc ác cảm thâm căn cố đế với người tiền nhiệm" thì phải nhìn một cách công tâm: NATO không đứng nổi trên đôi chân mình trước Nga Sô và dựa vào Mỹ 70% nay đã thức tỉnh, cố đóng góp giữ thể diện chứng tỏ thực lực của Liên Minh, 2018 đã có 5 trên 29 quốc gia đóng góp được 2% tổng sản lượng quốc gia theo yêu cầu của TT Trump. Việc ông khinh thường TT Obama cũng có nguyên nhân của nó, vì hầu hết các thỏa thuận kinh tế đối ngoại của Obama đều mang thua thiệt cho Mỹ, ngay cả luật y tế ( Obamacare ) cho dân Mỹ cũng là cớ cho các nhà thầu rút ruột ngân quỹ quốc gia, dựa trên tiêu chí nhân đạo, nhiều người ngoại quốc lợi dụng vào Mỹ chữa bịnh, sửa sắc đẹp, sanh con đẻ cái và dân Mỹ đóng thuế chi trả. Obama làm nhục đệ nhất cường quốc Mỹ khi khúm núm bái chào vua Saudi, Nhật Hoàng, Trung Quốc khinh dể đến độ không cho Airforce One của Obama cập bãi bãi danh dự, và cũng không thèm trải thảm đỏ dành cho nguyên thủ Hoa Ky. Hoàn toàn ngược lại cách đối xử trọng vọng với ông Trump.
3- Trật tự quốc tế của « thế giới tự do » vốn đã xuống dốc.
Thật nực cười khi cho rằng Trump làm tăng tốc "trật tự quốc tế mang tính tự do" vốn đã xuống dốc, hay Trump kết bè kết đảng với nhiều chính quyền độc tài nhất thế giới ?, Ngậm máu phun người là việc làm của đám truyền thông thiên tả và những người không thích Trump mà Pháp quốc tự hào cho là tự do báo chí, tự do ngôn ngữ chăng?. Người ta thấy tự do phóng túng đang đẩy một Âu châu hùng mạnh của những thế kỷ trước đi tới suy đồi thoái hóa cả về quân sự, văn hóa xã hội, lẫn đạo đức. Xã hội xáo trộn biểu tình khủng bố thường xuyên, tu sĩ bị giết trong giáo đường, nơi thờ phượng bị đập phá, xú uế bẩn thỉu. Tự do không có nghĩa và đồng lõa với phóng túng sa đọa mà Báo chi Pháp đang mong muốn Trump cũng phải cho dân Mỹ làm như thế để không bị kết án: « nhất bên trọng, nhất bên khinh » ư .
4- Obama mở rộng hợp tác, Trump co cụm và độc đoán.
Thế giới thích Obama vì Obama lúc nào cũng khúm núm thèm được khen ngợi, bản chất thấp kém, nên các quốc gia dễ lợi dụng thủ lợi, tăng cho ông danh hiệu mở rộng hợp tác, điều mà ho không giám đối đầu với Trump, cứ xem kết quả của TTP và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ngay cả thoả hiệp với Iran mang lại lợi nhuận buôn bán cho Âu Châu, còn Mỹ chi vài trăm Tỉ cho Iran chỉ để lấy tiếng thì Obama khôn ở chỗ nào ? Ấy là chưa kể chi tiên tỉ để chuộc những con tin của Mỹ từ ISIS và Bắc Hàn. Trump làm tổng thống các con tin được thả tự do và ISIS tan hoang, “nhà nước Hồi Giáo” đi vào dĩ vãng. Obama làm được gì, khi nâng số nợ quốc gia thời Bill Clinton tới Bush con từ 10 ngàn tỉ thành 20 ngàn tỉ.
5- Với Trung Quốc : Chuyển hướng nguy hiểm từ cực nọ sang cực kia.
Bóng ma đói cộng sản Trung Quốc được Kissinger vận động Hoa Ky vực dậy. Đăng Tiểu Bình than thở là Trung Cộng 60 năm đàng sau Mỹ, nay trỗi dậy thành cường quốc số 2 qua mặt Nga sô và Nhật bản, bởi vì sự đối đầu yếu kém từ Bill Clinton trải dài cho đến thời Obama, cho quyền tối huệ quốc, mở cửa buôn bán không thuế, và cung cấp kỹ thuật tân tiến cho họ, ngày nay Mỹ, cung phải mua lại các cơ phận điện toán của Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, nhiều nhận viên trở thành giãn điệp tai mắt cho cộng sản Trung Quốc. Không nhu nhược như các Tông Tông tiền nhiệm, Trump đối đầu và đạt được yêu sách với Trung cộng khiến Âu châu cúi gằm mặt nhục nhã.
Tóm lai Khả năng làm truyền thông của RFI, Le Monde qua Trọng Thành cũng same same Trà Mi. trí tuệ thằng Mõ chưa vượt ra khỏi lũy tre làng.
Thứ Hai, 25 Tháng Hai 201912:41 SA
Khách
(Lời bàn hơi dài xin HNPD và bạn đọc thông cảm.)
Nhân việc truyền thông RFI viết bài về cuộc phỏng vấn Giám đốc International Crisis Group (ICG) đã gợi lại hồi tưởng ngày xưa từ thời còn bé, mình được nghe ông già, bà cả miệt thị các ông bà làm báo là "nhà báo nói láo ăn tiền". Ngày ấy xã hội bình dân họ khinh các ông viết báo đến độ những người dân ít học không thèm đọc báo (hay không có tiền mua báo) chỉ vì họ thấy thông tin sai lạc trên báo, khác sự việc mắt thấy tai nghe tại địa phương , nên xài ngôn ngữ tục đến độ so sánh "cái miệng nhà báo, như ngao con đĩ". Chả biết đúng hay sai, nhưng xem ra cả hai đều dùng cái sở trường "trời cho" để mà kiếm tiền.
Khi còn đi học trung học, khi noi ve bao Phong Hoa va ngay nay, roi Tu luc Van Doan. Thầy dạy việt văn nói rằng nghề làm báo nguyên thủy là nghề của thằng Mõ trong làng, vốn là những đứa nghèo sặc gạch chẳng có nghề ngỗng gì, nhưng được cái lanh lợi nghe gì là nhớ ngay, lại lẻo mép láu cá vặt, được ông Hương ông Lý sai vặt cho đi gõ mõ truyền thông tin tức quan nha cho dân làng kiem tien song. Sau văn minh hơn gọi thằng mõ là thằng Loa, cho đến khi văn minh nước ngoài bắt đầu du nhập vào Việt Nam những người trí thức theo Âu học xử dụng báo chí như phương cách tuyên truyền giáo dục phổ thông quần chúng theo chủ trương Nho giáo: "dĩ văn tải đạo" thì được gọi là nhà báo. Mục đích tốt đẹp ban đầu mất lần khi người ta khám phá ra phương cách chống đối đường lối của chính quyền, hay vụ khống hạ bệ cá nhân nhau không gì mau lẹ và hữu hiệu hơn là dùng báo chí, và nhà báo biến thái, vàng thau lẫn lộn, những anh nhà báo bắt đầu dùng nhiều bút hiệu khác nhau để có thể xử dụng ngôn ngữ hàng tôm hàng cá mà chửi nhau, càng ác liệt báo càng đắt hàng ăn khách, và đương nhiên các nhà báo chính danh khó sống trước những tên nhà báo lưu manh láu cá này.
Dài dòng văn tự như thế để cho thấy nhiều anh nhà báo gốc Mít vận động kiếm được jobs ở các báo đài lớn có chương trình truyền thông tin tức tiếng Việt cho người Việt, nhất là báo đài nước ngoài tầm cỡ như BBC, VOA, RFI etc .. mượn danh đài để lòe thiên hạ tha hồ vẽ voi vẽ chuột, nhưng thực tế tư cách không khá hơn thằng Mõ làng ngày xưa vì bất quá cũng chỉ nhai lại khẩu lệnh của chủ nhà đài.
Cái tiền đề: " Giám đốc ICG : ‘‘Trump đẩy nhanh tiến trình xuống dốc của nước Mỹ’’ của RFI (đài phát thanh Pháp Quốc) dựa vào bài phỏng vấn báo Le Monde với ông Robert Maller, giám đốc International Crisis Group (ICG) ( Thật ra tên ông ta là : Robert Malley nhưng Le Monde và ông Trọng Thành viết sai ). Trước đây ông này là luật sư phụ tá đặc biệt dưới thời Obama trong vấn đề Trung Đông và được RFI, Le Monde thổi ống đu đủ... sâu quá, chứ sự thực thì ai làm nước Mỹ xuống dốc bá tánh Thiên hạ biết rõ cả. Chỉ thắc mắc tại sao dân Pháp cay cú với TT Trump để phải dựa vào một anh luật sư thất thời bất man tuyên bố như phường thất học như vậy ? Hãy thử xem luận điệu của RFI và Le Mond dựa vào Malley đúng được mấy phần trăm.
1- Bức tường Mêhicô : Malley thuần túy lập lại những câu nói của phát ngôn viên khối đa số hạ viện Hoa Kỳ là bà Pelosi, người nói xây tường là “vô luân” và không thèm chi “1 dollar” cho ngân sách này. Nhưng thực tế quốc hội đã biểu quyết chuẩn chi tạm thời hơn $5 tỉ dollars ( The House passes a temporary spending bill with more than $5 billion for President Donald Trump's border wall. tin của CNBC, truyền thông hay chống Trump). Tuy thắng lợi TT Trump vẫn không nhận, ông đòi 8 tỉ thay vì 5.7 tỷ trước đây.
2- Hành động bản năng, bất chấp các giá trị.
Bản năng và giá trị của Trump dựa trên dữ kiện thật nói và làm trên căn bản đạo đức theo hiến chương tạo lập nước Mỹ không gian dối môi mép như các chính trị gia.
RFI, Le Monde dựa vào Malley cho rằng : “cộng sự viên không sát cánh với Trump. Trump khẳng định thường là không nhất quán và nước Mỹ phải được hưởng lợi qua các cuộc mặc cả tay đôi”. Chứng tỏ các anh này mù tịt về đối sách của Trump. Các cộng sự của Trump được chọn lựa phương cách để đạt mục đích TT Trump đề ra, người nào không thích, hay không thực hiện, được tùy tiện ở lại phục vụ hay rút lui rất phóng khoáng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn