Những vụ tham nhũng chấn động thế giới

Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai 20171:30 SA(Xem: 6853)
Những vụ tham nhũng chấn động thế giới

Với các quốc gia, dù phương đông hay phương tây, tham nhũng vẫn luôn là “kẻ thù” nguy hiểm nhất, phá hoại nền kinh tế và thậm chí đe dọa sự phát triển của xã hội. Hãy cùng điểm lại 11 vụ án tham nhũng lớn nhất, gây chấn động dư luận trên thế giới

 Cựu tổng thống Park Geun-hye và người bạn thân Choi Soon-sil
Cựu tổng thống Park Geun-hye và người bạn thân Choi Soon-sil

Park Geun-hye (Hàn Quốc)

Park Geun-hye, sinh năm 1952, là con gái của cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee – người đã lãnh đạo quốc gia này trong suốt 18 năm (1961-1979). Vào năm 1997, bà bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình khi gia nhập đảng HanNaRa (sau này đổi tên thành đảng Saenuri). Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013, bà đã giành chiến thắng trước ứng cử viên Moon Jae-jin và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử của Hàn Quốc, đồng thời cũng là nữ lãnh đạo đầu tiên ở các nước Đông Á.

Không lập gia đình và sống tách biệt với 2 em ruột, bà được kỳ vọng sẽ là 1 nhà lãnh đạo liêm khiết bởi trước đó đã có rất nhiều nhà lãnh đạo Hàn Quốc dính dáng vào các bê bối lớn liên quan đến họ hàng.

"Tôi kết hôn với Hàn Quốc, tôi không có con, người Hàn Quốc là gia đình tôi", bà Park từng nói.

Thế nhưng, sự nghiệp chính trị từ trên đỉnh cao của Park Geun-hye đã rớt xuống vực thẳm vào cái ngày kênh truyền hình cáp JTBC tuyên bố phát hiện 200 tập tin trong máy tính cá nhân của bà Choi Soon-sil, trong đó có 44 tập tin chứa bản sao những bài diễn văn của Tổng thống Park Geun-hye, theo tờ The Korea Times. JTBC khẳng định 44 bản sao đó được lưu vào máy tính trước khi được bà Park phát biểu trong các sự kiện. Thông tin này củng cố suy đoán trước đó rằng bà Choi đã biên tập những bài phát biểu của Tổng thống Park và can thiệp vào công việc quốc gia, dù không giữ một vị trí nào trong chính quyền. Đó cũng là lúc vụ bê bối xung quanh Tổng thống Park và bà Choi bắt đầu bùng nổ.

Ngày 25.10.2016, chỉ 1 ngày sau công bố chấn động, “công chúa Nhà Xanh” đã lên tiếng thừa nhận đã để cho bà Choi biên tập những bài phát biểu của mình trong những năm đầu lãnh đạo, đồng thời lên tiếng xin lỗi người dân về những quan ngại liên quan đến vụ bê bối này. Tuy nhiên, lời xin lỗi của bà đã “đổ dầu vào lửa”, khiến người dân Hàn Quốc cực kỳ tức giận. Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình kêu gọi Tổng thống Park từ chức ngay lập tức hoặc luận tội nhà lãnh đạo này. Nối tiếp cuộc biểu tình đó, cứ mỗi cuối tuần, hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người tham gia biểu tình phản đối nữ tổng thống tại thủ đô Seoul và nhiều địa phương khác.

Vào đầu tháng 11, Tòa án Quận Trung tâm Seoul chính thức phát lệnh bắt giữ bà Choi với cáo buộc lạm quyền và câu kết với một số trợ lý tổng thống để gây sức ép buộc các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đóng góp tiền cho hai tổ chức phi lợi nhuận được cho là do bà Choi quản lý. Một tháng sau đó, Quốc hội Hàn Quốc thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Park liên quan đến các cáo buộc trong vụ bê bối, khiến bà bị đình chỉ quyền lãnh đạo.

Một cuộc điều tra có quy mô chưa từng có trong lịch sử nước này được triển khai: hàng loạt các tập đoàn lớn như Samsung, Lotte,…bị điều tra, nhiều quan chức trong chính quyền của cựu tổng thống Park Geun-hye bị bắt giữ, liên tiếp các bê bối liên quan như việc chèn ép các nghị sĩ từng chỉ trích bà cựu tổng thống.

Vào ngày 10.3.2017, cả 8 thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bỏ phiếu giữ nguyên quyết định luận tội của Quốc hội, đồng nghĩa tổng thống Park bị phế truất ngay lập tức. Bà Park bị các công tố viên cáo buộc 18 tội danh, trong đó có tội biển thủ, lạm dụng quyền lực, ép buộc tập đoàn, và làm rò rỉ bí mật nhà nước. Một trong những cáo buộc nghiêm trọng nhất đối với bà Park Geun-hye là nhận hối lộ 59,2 tỷ won (52,7 triệu USD) từ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, gồm Samsung, Lotte và SK. Hiện cựu Tổng thống đang bị giam giữ tại một trung tâm ở phía Nam thủ đô Seoul.

"Thay vì thừa hưởng trí thông minh, sự hiểu biết và quyết tâm xây dựng nền kinh tế của bố mình, bà chỉ thừa hưởng được phần tồi tệ nhất của ông ấy - nỗi ám ảnh về quyền lực và sự không khoan dung với những người chỉ trích mình", Chun Yu-Ok, cựu đồng minh của bà Park, viết trong một cuốn hồi ký.

“Cú ngã ngựa của bà là lời nhắc nhở cho tất cả người Hàn Quốc rằng đã đến lúc nói lời tạm biệt với quá khứ", ông Chun viết.

Bạc Hy Lai (Trung Quốc)

bac-1-2329-1382365539-1512789201-width500height366

Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai, sinh năm 1949, là con trai của Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông nổi lên trên chính trường từ nhiệm kỳ làm thị trưởng thành phố Đại Liên và chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Từ năm 2004 đến tháng 11 năm 2007, ông giữ chức bộ trưởng thương mại. Giữa năm 2007 và 2012, ông giữ chức ủy viên Bộ Chính trị và bí thư chi bộ đảng Trùng Khánh. Vốn là con trai của 1 nhà lão thành cách mạng, sự nghiệp của ông lên như diều gặp gió. Ông được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho Ban thường vụ bộ chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 (2012), đồng thời cũng là 1 trong những người có thể kế nhiệm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Thế nhưng, khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng, sự nghiệp chính trị đầy triển vọng của Bạc bỗng chốc sụp đổ sau cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood. Theo đó, bà Cốc Khai Lai – vợ của Bạc đã đầu độc ông Heywood với lí do người này đã biết quá nhiều về chuyện làm ăn mờ ám và việc tham nhũng của gia đình Bạc. Vụ việc vỡ lở khi vào ngày 6.2.2012, Vương Lập Quân – cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh khi ấy, đồng thời cũng là người thân cận với vị bí thư – chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô do lo sợ tính mạng của mình. Theo lời Vương, Bạc đã có ý định “bịt miệng” mình do bản thân biết rõ Cốc Khai Lai đã ám hại Neil Heywood.

cuoc-song-ben-trong-nha-tu-giam-giu-coc-khai-lai-1512789300-width619height387

Doanh nhân Anh Neil Heywood và Cốc Khai Lai

Một tháng sau đó, Bạc bị bãi chức bí thư đảng thành phố Trùng Khánh và các chức vụ khác của thành phố, trong khi vẫn còn một ghế ở bộ chính trị.

Vào ngày 10.4, Bạc bị đình chỉ chức vụ tại Ủy ban trung ương Đảng và Bộ chính trị để điều tra về "các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Vợ của Bạc, Cốc Khai Lai, trở thành nghi phạm chính trong vụ điều tra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Tháng 8.2012, vợ Bạc là Cốc Khai Lai bị tòa tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành 2 năm.

Ngày 28.9, Bộ chính trị trung ương Đảng chấp thuận quyết định khai trừ Bạc Hy Lai khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc với các cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và tham nhũng trong thời gian giữ chức ở Đại Liên và làm bộ trưởng thương mại, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.

Ngày 26.10, Ban thường vụ Hội đồng nhân dân lần thứ 11 đã khai trừ Bạc, loại bỏ chức vụ cuối cùng của ông trong Đảng để chuẩn bị cho việc xét xử.

Ngày 22.9.2013, tòa án nhân dân thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc đã ra phán quyết tù chung thân và tước quyền tham gia các tổ chức chính trị với những tội danh nhận hối lộ, biển thủ công quỹ, lạm quyền đối với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Cụ thể, Bạc bị cáo buộc nhận hối lộ 21,79 triệu Nhân dân tệ (tương đương 3,55 triệu USD), biển thủ công quỹ 5 triệu NDT và lạm dụng quyền lực để can dự vào cuộc điều tra vụ vợ ông này giết hại thương nhân người Anh Neil Heywood hồi tháng 11/2011.

Vụ xét xử Bạc đã gây chấn động không chỉ dư luận trong nước mà còn cả truyền thông quốc tế. Việc sẵn sàng “đả hổ” lớn như Bạc đã cho thấy sự quyết liệt của Chủ tịch Tập Cận Bình với chiến dịch chống tham nhũng “Đả hổ diệt ruồi”, đồng thời báo hiệu việc “ngã ngựa” sau này của 2 con hổ khác là Chu Vĩnh Khang và Tôn Chính Tài.

Chu Vĩnh Khang (Trung Quốc)

cvk-12-1512789367-width500height333

"Ông trùm an ninh" Chu Vĩnh Khang cùng với đồng minh thân cận Bạc Hy Lai

Chu Vĩnh Khang, sinh năm 1942, là 1 lãnh đạo cao cấp về hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là  nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, từng giữ chức trong Ban thường vụ bộ chính trị lần thứ 17 và chủ nhiệm Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc, ông nắm trong tay các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Với cương vị đó, ông là chính là con hổ lớn nhất sa lưới “Đả hổ diệt ruồi” của chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời cũng là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị đưa ra xét xử từ những năm 1980 tới nay. Đây cũng là vụ án tham nhũng lớn nhất trong 70 năm thành lập nước CHDCND Trung Hoa, theo Reuters.

Wall Street Journal tiết lộ Chu Vĩnh Khang từng thông đồng với Bạc Hy Lai kết bè kết đảng. Hai người từng có một cuộc nói chuyện bí mật tại Trùng Khánh, triệt để phủ định lý luận và thực tiễn cải cách mở cửa của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Trước đó, tờ “Tuần san Phượng Hoàng” cũng từng thông tin Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã biểu thị “muốn đánh một trận lớn”. Sau đó, Chu Vĩnh Khang không những không báo cáo những lời nói và hành động của Bạc Hy Lai cho Trung ương, ngược lại khi về Bắc Kinh còn nói với các thân tín then chốt của mình rằng “chúng ta phải hoàn thành đại sự này, những người như Bạc Hy Lai cần phải lợi dụng, ông ta có thể giúp chúng ta tiến lên.”

“Tuần san Phượng Hoàng” còn tiết lộ trong vấn đề cấu kết bè phái, Chu Vĩnh Khang rất ngoan cố, bất cứ ai không tuân theo ý kiến của ông ta đều sẽ bị trả thù.

Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang được cho là đã lợi dụng vị trí của mình để theo dõi nhiều lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hai quan chức liên quan tới việc điều tra cho biết Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, “đã lợi dụng việc nghe lén qua điện thoại và những phương pháp khác để thu thập thông tin về tài sản gia đình, cuộc sống cá nhân và quan điểm chính trị của các lãnh đạo Trung Quốc”.

Ông cũng sử dụng Lương Khắc, cựu cục trưởng Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh, để lấy thông tin về các lãnh đạo đảng. Ông Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã làm rò rỉ một số thông tin này lên các trang web tiếng Trung ở hải ngoại. Ông Lý đã bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi đó ông Lương mới bị cách chức nhưng chưa chính thức bị điều tra.

Với cương vị và quyền lực trong tay, Chu và gia đình đã tham nhũng rất “ác liệt”. Cụ thể, Reuters từng có báo cáo cho rằng tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỷ USD. Tài liệu của New York Times cho thấy con trai ông, chị em dâu và thông gia nắm giữ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD, phần lớn là từ ngành dầu khí Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đề cập đến cáo buộc Chu Vĩnh Khang là người chỉ đạo 5 mạng lưới tham nhũng gồm mạng lưới ở tỉnh Tứ Xuyên, trong ngành dầu khí, ngành công an, mạng lưới các thư ký và mạng lưới gia đình, họ hàng: “Ông Chu hình thành một khối tội phạm”.

Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân với những tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia.

“Tôi phục tùng quyết định của toà án và tôi không kháng cáo” – Chu Vĩnh Khang nói trên bản tin buổi tối của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc

Ngoài việc bị tù chung thân, ông còn bị tước vĩnh viễn quyền tham gia chính trị và bị tịch thu toàn bộ tài sản. Đó cũng là kết thúc cuối cùng cho người quyền lực thứ ba một thời ở Trung Quốc.

Tôn Chính Tài (Trung Quốc)

ong_ton_chinh_tai_khi_con_la_bi_thu_trung_khanh_nhtg-1512789463-width665height449

Cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài

Tôn Chính Tài sinh năm 1963 ở tỉnh Sơn Đông, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Lai Dương. Sau khi lấy bằng tiến sĩ nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, Tôn Chính Tài bắt đầu dấn thân vào chính trị khi đảm nhiệm chức chủ tịch huyện Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh vào năm 1997.

Trở thành ủy viên thường vụ thành phố Bắc Kinh năm 2002, Tôn làm việc dưới quyền bí thư thành ủy Lưu Kỳ. Lưu Kỳ trong thời gian này có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Vương Kỳ Sơn, thị trưởng Bắc Kinh, người sau này được ông Tập bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Tôn Chính Tài được Thủ tướng Ôn Gia Bảo bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp vào cuối năm 2006 ở tuổi 43. Chỉ ba năm sau, Tôn được đề bạt làm bí thư tỉnh ủy Cát Lâm.

"Ngôi sao" Tôn Chính Tài bắt đầu vụt sáng trên bầu trời chính trị Trung Quốc khi được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất trong đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012. Cùng với bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài từng được quy hoạch trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp sau Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, sau khi được điều về Trùng Khánh vào năm 2012 để thay thế cho Bạc Hy Lai, sự nghiệp của ông đã chấm dứt khi. Cụ thể, hồi đầu năm, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương bất ngờ cử một đoàn công tác đến thành phố này để "thanh tra toàn diện". Kết quả thanh tra được công bố hồi tháng hai cho rằng Trùng Khánh đã không nỗ lực hết mình để xóa bỏ các "tàn dư độc hại" của Bạc Hy Lai, cũng như không nghiên cứu đầy đủ các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đến ngày 15/7, chỉ 5 ngày sau khi công khai tuyên bố trung thành tuyệt đối với Chủ tịch Tập, Tôn Chính Tài bị cách chức, thay thế ông là Trần Mẫn Nhĩ, một trong những thân tín từng gắn bó nhiều năm với ông Tập ở Chiết Giang.

Hai tháng sau, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai trừ đảng với Tôn vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”

Theo Tân Hoa Xã, ông Tôn bị cáo buộc làm lộ các bí mật của Đảng, lạm dụng quyền lực, nhận các món quà đắt tiền và đổi quyền lực lấy tình.

Cựu quan chức này còn bị cho là từ bỏ các mục tiêu của Đảng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị của Đảng, vi phạm quy định cất nhắc người thân và thu lợi trong việc dùng người, lợi dụng chức vụ để thu lợi, nhận tiền và quà cáp.

Ngoài ra, Tôn Chính Tài được cho là vi phạm nghiêm trọng trong lối sống, trở nên tha hóa và suy thoái, lười biếng và thụ động, phản bội lại niềm tin của Đảng và người dân, gây nên thiệt hại lớn cho các công ty và ảnh hưởng rất xấu đến xã hội, có lối sống suy đồi, xa rời quần chúng.

Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sau đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã cáo buộc ông là "người mang dã tâm và âm mưu chính trị lớn".

Hiện tại, quá trình điều tra với cựu bí thư Trùng Khánh vẫn đang tiếp diễn. Theo các nhà quan sát, trong trường hợp xấu nhất, Tôn có thể sẽ phải đối mặt với án tù. Nếu vượt qua được cuộc điều tra, ông nhiều khả năng chỉ được đảm nhiệm một vị trí nhỏ hoặc lặng lẽ nghỉ hưu.

Cốc Tuấn Sơn (Trung Quốc)

150811162415_gu_junshan_624x351_xinhua_nocredit-1512789573-width660height371

Quan tham quân đội Cốc Tuấn Sơn

Cốc Tuấn Sơn sinh vào tháng 10/1956, quê ở thôn Đông Bạch Xương thuộc thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Hãng truyền thông Caixin dẫn lời một người bạn thời niên thiếu của Cốc cho biết, năm sinh của viên tướng này thực chất là 1954.

Ông mang hàm Trung tướng, nguyên là phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Cốc là thân tín của cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, người đã thú tội nhận hối lộ lớn để mua bán chức tước và đã qua đời hồi tháng ba. Cốc hồi tháng 3/2013 bị tòa án quân sự khởi tố. Vụ việc gây chấn động dư luận Trung Quốc thời điểm đó bởi khối tàn sản thu giữ được từ nhà riêng của ông ta quá lớn.

12a_hbgn-1512789670-width665height449

Một trong những dinh thự chứa tài sản của Cốc Tuấn Sơn

20 sĩ quan bán quân sự được huy động để tịch thu các vật dụng ở nhà Cốc. Trong số đó, có một bức tượng cố chủ tịch Mao Trạch Đông bằng vàng ròng, một chậu rửa, một mô hình thuyền bằng vàng, cùng nhiều thùng rượu Mao Đài, loại rượu đắt tiền ở Trung Quốc. Tổng lượng hàng xa xỉ đủ chất đầy 4 xe tải.

Cốc là người đam mê vàng, đặc biệt là những bức tượng Phật bằng vàng. Theo tạp chí Hong Kong Phoenix Weekly, khi đi đút lót, ông ta sẽ lấp đầy một chiếc xe Mercedes với hàng trăm thỏi vàng và trao chìa khóa xe cho người nhận. Tổng số tiền bất chính ông ta thu được có thể lên đến 5 tỷ USD.

Vào hồi tháng 8 vừa rồi, Cốc Tuấn Sơn đã bị kết án tử hình treo. Cốc bị tước quyền chính trị đến hết đời, tất cả tài sản cá nhân của ông ta đều bị tịch thu.

Từ Tài Hậu (Trung Quốc)

1500049055-150004070591677-4-1512789737-width665height470

Tướng Từ Tài Hậu - con hổ quân đội lớn nhất bị sa lưới "Đả hổ diệt ruồi"

Từ Tài Hậu, sinh năm 1943, nguyên là ủy viên Bộ chính trị, nguyên phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Với nhiều năm làm công tác chính trị trong quân đội, đặc biệt sau khi trở thành lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Từ Tài Hậu nắm chặt quyền quyết định đến đường thăng tiến của các chức vụ chủ chốt trong quân đội.

Trong hệ thống quân đội Trung Quốc, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tiếng nói quyết định trong công tác cán bộ toàn quân. Theo quy định, chỉ chủ tịch Quân ủy Trung ương mới có quyền bổ nhiệm các cấp sư trưởng, tư lệnh tập đoàn quân, tư lệnh quân khu và thành viên quân ủy, nhưng quyết định này thông thường được căn cứ trên sự giới thiệu của Tổng cục Chính trị.

"Đề bạt cán bộ đều có quy trình nghiêm chỉnh, nhưng lãnh đạo có thể lật ngược kết quả thẩm tra", Thiếu tướng Vu Bản Thành, nguyên phó chính ủy Tổng cục Trang bị, cho biết.

Nắm quyền trong tay, Từ ra sức vơ vét và cài các thân tín của mình trong bộ máy của PLA. Trong một cuộc phỏng vấn với Ifeng, Thiếu tướng Dương Xuân Trường, người từng có thời gian làm việc dưới quyền Từ Tài Hậu, cho biết Từ có ba nguyên tắc dùng người: một là xem đưa bao nhiêu tiền, hai là xem quan hệ xa hay gần và ba là xem tình cảm đến đâu. Ông Dương từng là cục phó Cục Giáo dục Lý luận thuộc Tổng cục Chính trị.

"Quyền lực lớn lắm. Chức tư lệnh quân khu, có người đưa 10 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD), mà có người khác đưa 20 triệu, thì ông ấy không cần ngay người đưa 10 triệu", tướng Dương nói.

Thiếu tướng Dương cũng cho hay, công tác chống tham nhũng trong quân đội trước đây không hiệu quả cũng bởi do những lãnh đạo cấp cao nhất như Từ Tài Hậu ngăn trở.

Cuối năm 2012, sau Đại hội 18, Thượng tướng Từ Tài Hậu về hưu theo quy định. Tháng 2/2013, Từ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang. Cùng với chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình không ngừng được mở rộng, ngày 15/3/2014, Bắc Kinh công bố quyết định điều tra Từ.

Ngay sau đó, căn biệt thự rộng hơn 2000 mét vuông của viên tướng quyền thế một thời này tại trung tâm Bắc Kinh bị khám xét. Tại đây, các nhân viên điều tra phát hiện kho để tiền tại tầng hầm nhà Từ, với hơn một tấn tiền mặt, gồm nhân dân tệ, USD và Euro, cùng rất nhiều vàng bạc, đồ trang sức đắt tiền.

Đúng một năm sau, ngày 15/3, Xinhua ra thông báo cho biết Từ Tài Hậu qua đời trong quá trình thẩm tra chuẩn bị khởi tố, do bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Căn cứ theo luật, Viện kiểm soát Quân sự quyết định không khởi tố Từ, nhưng tài sản tham ô sẽ được xử lý theo luật định.

Luiz Inacio Lula da Silva (Brazil)

111212115948-lula-cancer-horizontal-large-gallery-1512789813-width980height552

Cựu tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva

Luiz Inacio Lula da Silva, 71 tuổi, là tổng thống thuộc tầng lớp lao động đầu tiên ở Brazil, nắm quyền trong giai đoạn 2003-2011. Ông được biết đến bởi các chính sách chuyển đổi xã hội làm giảm bất công tại nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Mỹ La tinh.

Lula là một nhà lãnh đạo được hầu hết người dân Brazil yêu mến bởi tính kỷ luật tự giác và là người chống tham nhũng quyết liệt, ngay cả với người thân.

Trong vòng 5 năm, hơn 5.000 người đã bị cảnh sát bắt giữ và trong số này quan chức nhà nước chiếm tới 1/3, 50 người trong đó từng là cận thần của Tổng thống.

Đặc biệt, ông còn tự tay sa thải 5 Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Năng lượng Silas Rondeau… và ký quyết định cho phép cảnh sát điều tra hàng chục nghị sĩ.

Đổi lại, ông đã có được lòng tin của dân chúng và phanh phui cả một đường dây tham nhũng từ cấp địa phương đến Trung ương. Riêng trong chiến dịch "Chiếu tướng", cảnh sát liên bang Brazil đã cho bắt giữ 87 nhân vật tên tuổi, trong đó phần lớn là các chính trị gia, doanh nhân và cả sĩ quan cảnh sát.

Sự nghiêm minh của pháp luật còn được thể hiện ngay trong việc cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva cho phép cảnh sát thẩm vấn anh trai mình về vai trò của ông này trong việc cung cấp tài chính, súng đạn cho một số nhóm tội phạm và bảo kê cho các sòng bạc bất hợp pháp.

Vì thế, dư luận Brazil đã cực kì sốc trước việc vị chính trị gia này bị truy tố tội tham nhũng. Theo các công tố viên Brazil, ông Lula bị cáo buộc nhận 3,7 triệu real (1,2 triệu USD) tiền hối lộ từ công ty kỹ thuật OAS SA. Số tiền này được OAS SA dùng để tân trang một căn hộ ở bãi biển cho ông Lula, đổi lại công ty này được hỗ trợ giành các hợp đồng từ tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras. Các công tố viên còn cáo buộc ông Lula đứng sau nạn tham nhũng kéo dài, mà sau đó đã bị phanh phui trong một cuộc điều tra về các khoản lại quả liên quan đến Petrobras.

Vào ngày 12.7.2017, tòa án sơ thẩm kết án ông gần 10 năm tù giam. Phán quyết trên được đưa ra trong bối cảnh ông Lula có triển vọng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Brazil vào tháng 10.2018. Chính vì thế, các luật sư của ông Lula ra tuyên bố khẳng định cựu tổng thống này vô tội và họ sẽ kháng án.

“Trong 3 năm qua, ông Lula bị vướng vào một cuộc điều tra được tiến hành vì động cơ chính trị. Không có bằng chứng đáng tin cậy về phạm tội được đưa ra trong khi bằng chứng vô tội của ông ấy bị phớt lờ”, thông cáo viết.

Ông Lula sẽ bị cấm trở lại chính trường nếu bản án vẫn được tòa phúc thẩm giữ nguyên. Dự kiến, tòa phúc thẩm sẽ mất ít nhất 3 tháng mới có phán quyết.

Joseph Estrada (Phillippines)

photo1-1512789862-width624height563

Cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada

Tờ Daily Inquirer (Philippines) ngày 11/9/2013 dẫn lại tin cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada (giữ chức tổng thống từ 1998 đến 2001) đã bị cáo buộc có hành vi tham nhũng ngay trong cung điện. Ông Joseph Estrada bị tố đã nhận số tiền trị giá khoảng 11,7 triệu USD tiền bảo kê từ Luis “Chavit” Singson - Thống đốc tỉnh Manila. Ông cũng bị cáo buộc đã ép các hệ thống an sinh xã hội mua cổ phiếu để ông nhận được khoản tiền hoa hồng lên tới 4,7 triệu USD; nhận hối lộ các sòng bạc và biến tiền thuế thành tài sản cá nhân.

Sự phản đối của ông Joseph Estrada cùng với việc chưa đủ chứng cứ đã khiến phiên tòa xét xử Joseph Estrada kéo dài sáu năm, từ năm 2001 đến ngày 11-9-2007. Sau đó, mặc dù thoát khỏi án tử hình nhưng Joseph Estrada cũng phải nhận tù chung thân. Ngoài ra, vị cựu tổng thống còn bị tuyên phạt 15,5 triệu USD, tịch thu một khu biệt thự mà ông đã mua bằng tiền hối lộ.

Arnoldo Aleman (Nicaragua)

3zljjryyrbbjpo7vwfxiu2mtha-1512789925-width600height448

Cựu tổng thống Nicaragua Arnoldo Aleman

Arnoldo Aleman - Tổng thống Nicaragua từ năm 1997-2002. Ngay sau khi rời nhiệm sở năm 2002, Tổng thống đời thứ 81 của Nicaragua bị bắt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các quỹ nhà nước. Năm 2003, ông bị kết tội rửa tiền, gian lận, biển thủ và vi phạm bầu cử, bị kết án 20 năm tù giam. Vụ tham nhũng tiếp tục bị phanh phui và thêm 14 người khác bị bắt giữ, bao gồm nhiều thành viên gần gũi trong gia đình tổng thống.

Aleman nổi tiếng với việc sử dụng một thẻ tín dụng “không đáy” của chính phủ cho các chi tiêu cá nhân, các khoản tiền bao gồm 25.955USD cho tuần trăng mật tại Italia, 68.506USD cho chi phí khách sạn và hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ trong đợt đi nghỉ ở Ấn Độ (với vợ), và 13.755USD cho 1 đêm tại khách sạn Ritz Carlton ở Bali.

Tiền tham nhũng của ông được rửa qua các công ty vỏ bọc và tài khoản đầu tư giả ở Panama và Hoa Kỳ, sau đó sử dụng để mua các tài sản có giá trị cao bao gồm bất động sản và chứng chỉ tiền gửi. Các tài khoản cũng được sử dụng để phân chia số tiền tham ô cho các thành viên gia đình của ông này.

Pavlo Lazarenko (Ukraine)

former-ukrainian-prime-minister-pavlo-lazarenko-1512790010-width636height334

Cựu thủ tướng Ukraine Pavlo Lazarenko

Pavlo Lazarenko là Thủ tướng Ukraine từ 1996-1997. Một tính toán của Liên hiệp quốc cho thấy Pavlo Ivanovych Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm thủ tướng). Số tiền này sau đó được chuyển vào nhiều tài khoản ngân hàng ở Ba Lan, Thụy Sĩ và Antigua (một đảo thuộc quần đảo Leeward nằm trong biển Caribe), sau đó được rửa thông qua những công ty bình phong ở Hoa Kỳ và dùng để mua nhiều tài sản.

Vào tháng tháng 12-2008, Lazarenko đã bị chính phủ Thụy Sĩ bắt giữ về tội rửa tiền khi ông vượt biên từ nước Pháp sang, nhưng được thả sau đó vài tuần sau khi đóng 3 triệu USD bảo lãnh. Vài tháng sau, Ukraine tước quyền miễn trừ ngoại giao của ông và ông trốn sang Hoa Kỳ.

Nhưng ở đó ông cũng bị bắt giữ vì nghi ngờ nhập cảnh bất hợp pháp. Sau đó ông bị truy tố về 53 tội danh âm mưu, rửa tiền, lừa đảo và vận chuyển của gian. Vào tháng 11-2009, ông bị một tòa án California phạt tù 97 tháng, phải nộp phạt hơn 9 triệu USD tiền mặt và 22,8 triệu USD dưới các dạng tài sản khác. Lazarenko đã được thả khỏi một nhà tù liên bang Hoa Kỳ vào tháng 11-2012.

Ron Calderon (Mỹ)

62269-full-1512790082-width800height600

Ron Calderon

Ron Calderon là Thượng nghị sĩ của tiểu bang California. Qua quyền lực và sức ảnh hưởng của mình, Calderon đã sử dụng thông điệp “chi trả để tham gia được cuộc chơi” đối với những ai muốn được ông ủng hộ. Từ đó ông tha hồ trích xuất tiền hoặc yêu cầu các lợi ích tài chính khác.

Cơ quan điều tra cáo buộc Ron Calderon nhận hối lộ thông qua việc yêu cầu một số doanh nghiệp, bệnh viện dàn xếp việc làm cho con trai lẫn con gái của ông với mức lương cao, bất chấp con ông không làm việc hoặc có làm nhưng không đáng kể. Chi tiết hơn, để đổi lấy lợi ích từ các điều luật mở rộng tín dụng thuế cho ngành công nghiệp điện ảnh do Ron Calderon ban hành, các hãng phim thuê con gái của ông làm việc với mức lương 3000 USD/tháng.

Ron Calderon không nhận tội nhưng Chủ tịch Thượng viện bang Pro Tem Darrell Steinberg đã kêu gọi ông từ chức hoặc nghỉ phép. Các công tố viên cho biết: “Nếu bị kết tội theo các cáo trạng, Ron Calderon có thể phải đối mặt với mức án gần 400 năm tù, người anh của ông có thể lãnh 160 năm tù”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn