Tổng thống Trump đang làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên?

Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20179:00 CH(Xem: 5201)
Tổng thống Trump đang làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến hành một chiến dịch gây áp lực chưa từng có đối với Triều Tiên nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Các chuyên gia tin rằng việc Triều Tiên có thể xây dựng thành công một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chỉ là vấn đề thời gian. Bình Nhưỡng đã tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân Mỹ, các đồng minh và bất kỳ nước nào tham gia vào biện pháp quân sự chống lại Triều Tiên.

Trong giai đoạn quan trọng này, Tổng thống Trump đang nỗ lực để Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân thông qua các biện pháp kinh tế, ngoại giao và quân sự.

Một mặt ông Trump đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Rex Tillerson và các quan chức cấp cao khác theo đuổi các biện pháp ngoại giao, đồng thời gia tăng áp lực kinh tế thông qua các biện pháp trừng phạt. Mặt khác, ông Trump đang xây dựng quân đội Hoa Kỳ và lập kế hoạch cho một cuộc xung đột quân sự nếu nỗ lực ngoại giao thất bại.

Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson nói với CNN vào ngày 15/10: “Tôi nghĩ ông ấy muốn làm rõ với Kim Jong Un và chính quyền Triều Tiên, rằng ông ấy có sự chuẩn bị sẵn sàng về quân sự”.

“Nhưng các bạn cần biết là Tổng thống cũng đã nói rõ với tôi rằng ông muốn giải quyết vấn đề bằng phương cách ngoại giao. Ông ấy không muốn xảy ra chiến tranh”, ông Tillerson nói.

Ông Tillerson nói rằng những nỗ lực ngoại giao “sẽ được tiếp tục cho đến khi quả bom đầu tiên rơi xuống.”

‘Hãy sẵn sàng’

Thông điệp của ông Trump về quân đội đã rõ ràng.

Chỉ tuần trước, hai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, mỗi chiếc được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, đã có mặt tại Hàn Quốc. Các tàu ngầm vẫn thường hoạt động tại khu vực này, nhưng việc công bố địa điểm cập bến của chúng là điều khá bất thường, điều này có thể là nhằm gửi một thông điệp tới lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

 Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường USS Michigan (SSGN 727) cập bến tàu của Căn cứ Hải quân Busan của Hàn Quốc trong chuyến thăm cảng thường lệ vào ngày 13/10/2017. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)
Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường USS Michigan (SSGN 727) cập bến tàu của Căn cứ Hải quân Busan của Hàn Quốc trong chuyến thăm cảng thường lệ vào ngày 13/10/2017. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Ông cho biết vào tuần trước rằng chi tiêu của quân đội sẽ cao hơn 800 tỷ USD trong năm nay, với một phần đáng kể được chi cho các thiết bị mới như máy bay chiến đấu và tàu chiến.

Cùng với các quan chức quân sự cấp cao của ông, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford, Tổng thống Trump đã đưa ra các kịch bản chi tiết cho một cuộc xung đột quân sự với Triều Tiên.

Cả ông Trump và ông Mattis đều cảnh báo về một phương án quân sự quyết liệt nhất: Hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên. Tháng trước, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Trump nói rằng Hoa Kỳ có thể “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của họ buộc phải tự vệ.

Ông Mattis cũng đưa ra những bình luận tương tự trước đó, nói rằng Hoa Kỳ không tìm cách tấn công Triều Tiên, nhưng có “nhiều lựa chọn” cho việc “tiêu diệt toàn bộ” Triều Tiên nếu cần.

Trong khi xây dựng quân đội, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa của các đồng minh, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hoa Kỳ đã triển khai một số hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tới Hàn Quốc, và đang bán các tên lửa không đối không tiên tiến cho Nhật Bản.

Hoa Kỳ cũng đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự với các đồng minh trong khu vực trong những tháng gần đây. Tuần này Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận hải quân quan trọng với Hàn Quốc.

Tuần trước, Không quân Hoa Kỳ đã cho hai máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên trong một nhiệm vụ kéo dài 12 tiếng, với sự hộ tống của các máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một máy bay ném bom tầm xa B-1B của Mỹ. (Ảnh: USAF / Getty Images)
Một máy bay ném bom tầm xa B-1B của Mỹ. (Ảnh: USAF / Getty Images)

Áp lực quốc tế

Cùng với việc xây dựng quân đội, chính quyền Trump đã nỗ lực rất nhiều để gây áp lực cho Triều Tiên tuân thủ các yêu cầu quốc tế về việc hủy bỏ chương trình hạt nhân.

Đáng chú ý nhất, Tổng thống Trump đã thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế chống lại chính quyền Kim Jong Un.
Ngay cả Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, cũng ủng hộ các đề xuất trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Tillerson cho biết “Trung Quốc đang tham gia cùng chúng tôi để gây áp lực đối với Triều Tiên theo những cách mà trước đây chưa bao giờ đạt được”.

Trong nhiều năm, Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của CHDCND Triều Tiên, đặc biệt dưới thời cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.

Ông Giang chính thức kết thúc quyền lực kể từ năm 2003, nhưng ông này vẫn đóng vai trò chính trong việc tác động đến các chính sách trong nước và quốc tế của Trung Quốc từ phía hậu trường thông qua những người trung thành mà ông ta đã cài cắm vào các vị trí chính phủ chủ chốt.

Một ví dụ cho thấy di sản của ông Giang vẫn tiếp diễn đến ngày nay là cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn khí công có mặt tại hơn 100 quốc gia nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 theo lệnh cMột máy bay ném bom tầm xa B-1B của Mỹ. (Ảnh: USAF / Getty Images)ủa ông Giang.

Quan điểm mới của Trung Quốc về Triều Tiên cho thấy ông Tập đang thành công trong việc củng cố quyền lực và giảm bớt ảnh hưởng của ông Giang và phe cánh.

Thu Phương, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn