Chủ Tịch Trung Quốc Vỡ Mộng

Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH(Xem: 6958)
Chủ Tịch Trung Quốc Vỡ Mộng

Hàng ngàn đại biểu CS trong Đại Hội Đảng CSTQ thứ 19 hồi 10/2017, im lặng, nghiêm chỉnh, bất động ở dưới hội trường, như những tượng bằng đất nung của đoàn quân hầu cận, bảo vệ mộ Tần thỉ Hoàng chôn dưới đất như đã thấy sau khi khai quật gần đây. Chủ Tịch Tập cận Bình đứng trên với hàng trăm tràng hoa và quốc kỳ đỏ rực, Ông nói như một hoàng đế của Trung Hoa cổ đại ban chiếu chỉ. Ông sẽ biến Trung Quốc trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới, lãnh đạo toàn cầu, quân đội TC vô địch vào kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CSTQ.

1120345124-1484808943056-title-7341-4413-1505744069
Chủ Tịch Tập cận Bình

Trong giấc mơ TQ ấy của Tập Chủ Tịch có một phần liên quan đến Biển Đông của VN. Đó là kế hoạch ‘Con Đường Tơ Lụa Mới’ tức dự án ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’, tiếng Hán Việt là (Nhất Đới, Nhất Lộ). Nhưng phóng chiếu trên bình diện thực tế tình hình, đó chỉ là giấc mơ thôi. Như Karl Marx mơ một ‘thế giới đại đồng’ không tưởng, không bao giờ thực hiện được. Có thể nói dự án ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’ của Tập cận Bình quá nhiều trở ngại, bế tắc. Từ cơ cấu nội bộ của chế độ CS, chánh trị độc tài, xã hội chia rẽ, đến các nước ngoài càng ngày càng chống chiến lược bành trướng của TC. Vì thế nhiều chiến lược gia trong ngoài TC nghĩ kế hoạch ‘Con Đường Tơ Lụa Trên Biển’ hay dự án ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’ không phải là xây dựng lâu đài trên cát mà nó là một vỡ mộng đau thương cho Tập cận Bình, nó sẽ chìm sâu xuống đáy của đại dương quên lãng.

Thực vậy, ở đời muốn là một chuyện, làm là một chuyện khác, mơ là một chuyện, thành hiện thực là một chuyện khác, nhiều khi nó thành ác mộng cũng không chừng. Theo ý muốn của Chủ Tịch Tập cận Bình dự án ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’ là cách khoa trương cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, muốn chứng tỏ trong thế kỷ 21, Trung Quốc vẫn là nước lớn mạnh duy nhứt giữa các nước nhỏ yếu hơn, và TQ vì thế là cái rốn của vũ trụ.

Nhưng mới nói chưa làm gì nhiều mà các nước trên thế giới đã trực tiếp hay gián tiếp chống đối khó mà vượt qua, có thể sẽ thành ác mộng cho Trung Quốc. Thông tấn xã AFP của Pháp mô tả: ở Á châu «Dự án đường sắt ở Indonesia đang hoàn toàn bất động, khu công nghiệp ở Kazakhstan trống rỗng phân nửa, nhiều công trình tại Pakistan bị đe dọa tấn công: tình trạng thực tế của ‘‘những Con Đường Tơ Lụa’’ mà Trung Quốc trông đợi còn rất xa với các tuyên bố đầy tham vọng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình».

Đặc biệt Ấn Độ, một quốc gia đông dân hàng thứ nhì trên thế giới, New Delhi tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh ‘Một Vành Đai Một Con Đường’ do TC tổ chức tại Bắc Kinh do bất đồng về chủ quyền lãnh thổ.

Ở Liên Âu, cũng thông tấn xã AFP ghi nhận, ít nhất 6 nước trong Liên Hiệp Châu Âu gồm Anh, Đức, Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào thông cáo kết thúc thượng đỉnh ở Bắc Kinh liên quan đến về thương mại. Nhiều nước châu Âu tẩy chay đề nghị của Trung Quốc do văn bản này không quan tâm đúng mức đến "các chuẩn mực về môi trường, về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà nước gọi thầu".

Còn lãnh đạo Mỹ-Nhật thúc đẩy dự án vùng ‘Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do, mở rộng’ làm một liên minh ngăn chận ‘Con Đường Tơ Lụa Trên Biển’ của TC. Đó là một trở ngại trung tâm lớn nhứt. Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Nhựt đã đồng ý thúc đẩy việc xây dựng một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và cởi mở. Liên minh này coi như đã thành hình sẽ là một liên minh vững chắc giữa các quốc gia dân chủ để ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc ở châu Á.

Nếu Mỹ lâu nay là đệ nhứt siêu cường mạnh nhứt giữ thế hải thượng (suprématie maritime) hoà bình, ổn định, tự do lưu thông theo Luật Biển trên các đại dương, thì TC đang cố gắng mở ‘Con Đường Tơ Lụa Trên Biển’ để cạnh tranh với Mỹ. TC vận động thành lập nó qua việc tổ chức Hội chợ Xuất Nhập Cảng từ 31/10 đến 02/11/2014, tại Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thành phố này là nơi khởi điểm Con Đường Tơ Lụa Trên Biển cách nay 2.000 năm, của Trung Hoa cổ đại.

Giới phân tích nhận thấy hành động của TC hiện thời bộc lộ ‘ý đồ’ TC muốn tạo dựng một thị trường rộng lớn, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, và bộc lộ ý đồ thực dân mới của TC. Phạm vi của Con Đường Tơ Lụa Trên Biển này TC vẽ đi qua các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước bờ biển Phi Châu, bao phủ một vùng có gần 3 tỷ người tiêu thụ, mà TC là nhà máy sản xuất, kho hàng rẻ để xuất cảng. Và vùng này cũng là vùng đất rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhiều dầu khí mà TC cần như hơi thở.

Thực ra con đường tơ lụa trên biển không phải là sáng kiến mới đây của thời CS và Chủ tịch Tập cận Bình. Nếu người Trung Hoa Miền Bắc ăn lúa mì, trước Thiên Chúa giáng sinh đã mở con đường tơ lụa trên đất liền nối liền thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc với Antioche, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Thì người Trung Hoa miền Nam ăn gạo lúa nước 2.000 năm trước, vào đời nhà Minh, hoàng đế thứ ba của nhà Minh - Minh Thành Tổ đã cho Ô. Trịnh Hòa, một người Hoa gốc Hồi, chỉ huy một hải đoàn đi từ thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, qua các nước Đông Nam Á và kéo dài tới tận bờ đông Châu Phi. Ô Trịnh Hoà không đi Tây Phương từ phía Nam, qua mũi Hão Vọng của Phi Châu để đến Tây dương (Đại Tây dương) được vì lúc bấy giờ triều Minh có biến loạn nên Nhà Minh triệu hồi về.

Trong thời hiện kim, kinh tế tự do toàn cầu, TQ có một dân số 1 tỷ 4 người Hoa trong ngoài nước. Riêng ở Đông Nam Á có 640 triệu Hoa kiều, Hông Kong, 7 triệu. TC muốn liên minh, liên kết với những nước nhiều Hoa Kiều và có tương quan lịch sử, kinh tế, chánh trị với Trung Hoa, Trung Quốc. Đó là cách TC dùng tình tự dân tộc, dùng văn hoá, dùng tình đồng hương, bang hội Trung Hoa ở các nước để giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Á châu.

Nhưng TC thất bại vì chế độ chánh trị độc tài đảng trị toàn diện. Rất ít người Hoa Kiều trở về TC sinh sống. Trái lại số người TQ tìm cách ra hải ngoại quá nhiều. Số tiền các đại cán TC và đại gia TC gởi cất giấu ở ngoại quốc là một mối nguy chính Chủ Tịch Tập cận Bình phải ra tay ngăn chận và trừng trị nhưng không ngưng. /.

Vi Anh

(Việt Báo)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn