Đỗ Mười, như tôi hiểu ( Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ...Phải xử bằng hình phại Voi Giầy Ngưạ Xé )

Thứ Hai, 24 Tháng Chín 20185:32 SA(Xem: 6435)
Đỗ Mười, như tôi hiểu ( Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ...Phải xử bằng hình phại Voi Giầy Ngưạ Xé )
42357827_10212986406643589_3803204509954473984_n
Tuy nhiên, Đỗ Mười là kiểu lãnh đạo tự biến mình thành nô lệ cho lý luận và niềm tin cứng nhắc. Ông sợ mất XHCN, sợ mất sự lãnh đạo độc tôn của Đảng, sợ diễn biến hòa bình, sợ sự phá hoại từ bên ngoài. Nỗi sợ ấy trói buộc và vô hiệu hóa toàn bộ những sáng kiến và trí thông minh vốn có của ông.
Theo Osin Huy Đức, Đỗ Mười thuộc trường phái thủ cựu, đối lập quan điểm với Võ Văn Kiệt một cách gay gắt. Sau 1976, Đỗ Mười được cử vào SG thay NVL để đánh tư sản mại bản. Ông ấy đã đánh rất dữ dội và ác liệt.
Lịch sử đã trao cho ông Đỗ thanh thượng phương bảo kiếm. Ông đã có nó trong tay. Thay vì dùng nó để đập tan những gông cùm trói buộc dân tộc, để tiến ra hội nhập và bình thường hóa với Mỹ và Tây Âu, ông lại dùng nó để ngăn cản hành động của những cộng sự bên mình.
Ông ngăn cản không cho Hàng không Đài Loan hợp tác với hàng không Việt Nam. Ông phản đối tất cả những dòng viện trợ hay thiện chí hợp tác của các nước tư bản như Nhật, Hàn Quốc, Úc. Đối với Mỹ, Đỗ Mười luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ. Cứ dính dáng đến tư bản và Mỹ là ông nghĩ đến thù địch và những mối nguy hiểm tiềm tàng. Nhìn đâu ông cũng thấy gián điệp.
Có lần ông mắng cấp dưới vì tội để Tây mắc võng nằm ở hồ Hoàn Kiếm: Trời ơi! Sao các anh lại để như vậy? Các anh có biết chúng nó là ai không? Toàn gián điệp CIA cài cắm cả đấy!
Thời đại của Đỗ Mười, khối XHCN ở Đông Âu đã tan rã từng ngày. Trung Quốc không còn khống chế Việt Nam về đường lôi nữa vì vừa mới đánh nhau. Nhiều người đã thức tỉnh, họ nghĩ đến cải tổ, đổi mới để sinh tồn. Riêng Đỗ Mười thì không. Ông vẫn trung thành với làm ăn tập thể, sở hữu công, kinh tế quốc doanh. Ông triệt để tiêu diệt kinh tế tư nhân. Ông không biết rằng xã hội Việt Nam như dây đàn đã bị căng quá mức. Chỉ một nấc nữa thôi là đứt phựt.
Đói nghèo tràn lan mọi nơi.
Đồng bằng sông Cửu Long được tiếng là bờ xôi ruộng mật, tôm cá nhảy cả lên bờ mà người dân vẫn đói. Miền Bắc còn kinh hoàng hơn. Cái đói ở miền Bắc những năm 80 không khác bao nhiêu so với năm 1945 kinh hoàng lịch sử. Phú quý sinh lễ nghĩa, bần hàn sinh đạo tặc, nạn trộm cướp, vô đạo đức bắt đầu xảy ra tràn lan, nhất là ở Hà Nội.
Do ngăn sông cấm chợ, sức sáng tạo và sức lao động bị bỏ phí. Những trò ma cô của lái xe và phụ nữ mậu dịch quốc doanh thắng thế. Họ nhảy lên làm bá chủ xã hội. Giáo viên, trí thức bị khinh bỉ. Nhiều giáo sư phải sống trong thiếu thốn và túng quẫn.
Trong khi đó, cán bộ công quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương được hưởng những đặc quyền tem phiếu và công điểm vượt trội, cách biệt hẳn so với dân thường.
Đỗ Mười có hoang mang không? Có chứ! Nhưng ông vẫn kiên định tìm giải pháp ở chỗ khác. Không phải là mở cửa, không phải là cởi trói cho kinh tế tư nhân. Ông cho rằng giải pháp nằm ở đâu đó.
Một bà mẹ miền Tây thăm con học ở Sài Gòn. Ngày đó cấm chợ ngăn sông, triệt tiêu kinh doanh tự do nên không ai được vận chuyển thực phẩm sống từ nơi này sang nơi khác. Bà mẹ đó đã phải kho một nồi thịt heo để đem đi Sài Gòn. Qua trạm kiểm soát, bà ta bị giữ lại. Sau một hồi tranh cãi, bà mẹ miền Tây đã đổ ụp xoong thịt kho ra đường mà mắng rằng: Chúng mày ăn đi! Đồ chó!
Đỗ Mười vô tình chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện. Nội tâm ông diễn biến rất phức tạp. Ông cảm thấy có gì sai sai với cách làm hiện tại. Nhưng cũng giống Lê Duẩn, ông không trả lời được cách nào là đúng. Tất cả đều loay hoay trong một cái vòng kim cô tự vẽ.
Cái vòng kim cô ấy úp vào đầu tất cả người Việt. Quái ác là bài Kinh niệm chú thì toàn dân ai cũng thuộc. Khi niệm chú kim cô thì cả thằng đội vòng kim cô và thằng niệm đều choáng váng. Đầu óc quay cuồng như búa bổ cả một dân tộc.
Ảnh hưởng của Đỗ Mười còn kéo dài đến quy hoạch nhân sự ở Đại hội Đảng 8 vì ngày đó duy trì chế độ cố vấn. Ông sợ Võ Văn Kiệt lên làm tổng bí thư.
Đỗ Mười cũng như Lê Duẩn, Trường Chinh, họ là những người vì dân vì nước, rất liêm khiết và mẫn cán. Khổ nỗi họ bị hệ tư tưởng kìm kẹp trong một cái vòng luẩn quẩn. Thay vì đặt cuộc sống của nhân dân lên trên hết thì họ lo lắng quá mức cho Đảng cầm quyền và chuyên chính vô sản. Thay vì túm lấy sức mạnh thời đại để đưa Việt Nam hội nhập thì họ lại co về phòng thủ trong một khung thành không lấy gì làm chắc chắn.
Nguyễn Trãi có câu: Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Đảng chỉ mạnh khi quốc phú binh cường. Đặng Tiểu Bình nói: Dân không giàu, nước không mạnh thì Đảng cũng không thể giữ được vai trò lãnh đạo của mình. Mà muốn dân giàu nước mạnh thì Trung Quốc không thể quay lưng với Mỹ, quay lưng với thế giới.
Trung Quốc to thế mà ông ta còn nói vậy, huống chi là Việt Nam.
Giá mà Đỗ Mười hiểu được điều này.
Nguồn: FB Đỗ Cao Sang
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn