Một phát giác mới: Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước

Thứ Sáu, 03 Tháng Tám 20184:17 SA(Xem: 6310)
Một phát giác mới: Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước
1
Cảnh sát Slovakia cáo buộc cựu Bộ trưởng Bộ Nội, ông Robert Kalinak đã đích thân tiếp tay đưa Trịnh Xuân Thanh lên máy bay của Chính phủ nước này hôm 26.7.2017 để chở sang Moscow ( Foto: slovensko.hnonline.sk )
duong-bay
Chuyên cơ của Chính phủ Slovakia đã chở TXT từ Bratislava sang Moscow hôm 26.7.2017

Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi  – Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy.

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, một nhật báo có tầm vóc Liên bang và có uy tín đứng hàng đầu nước Đức, trong số ra ngày hôm nay 03.08.2018, có đăng một bài báo tường thuật về một phát giác mới: Chính ông Robert Kaliňák, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, đã giúp ông Tô Lâm, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam, đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

2-2
Nhật báo F.A.Z của Đức đăng tải hôm nay 2.8.2018 thông tin Trịnh Xuân Thanh bị 2 mật vụ Việt Nam xốc nách đưa lên máy bay của Chính phủ Slovakia hôm 26.7.2017 trong trạng thái như say rượu. Link: http://bit.ly/2ALTgSf 

Sau đây là bản dịch bài báo của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung:

Các nhân viên thuộc Bộ phận Cảnh sát Slovakia bảo vệ các Cơ quan Hiến pháp đã rất ngạc nhiên, vì họ được thông báo chỉ có một ngày trước khi cuộc họp (vừa ăn trưa vừa làm việc) giữa Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák và Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Tô Lâm diễn ra tại khách sạn Borik của chính phủ Slovakia ở thủ đô Bratislava. Lệnh nói rằng, họ cần sẳn sàng cho một cuộc viếng thăm đột xuất của các chính trị gia Việt Nam.

Thông thường các chuyến thăm của các đoàn đại biểu nước ngoài được lên kế hoạch nhiều tuần trước. Với thời gian ngắn như thế, chỉ có thể chuẩn bị một số lượng nhỏ các nhân viên cảnh sát cho ngày hôm sau để hộ tống phái đoàn Việt Nam từ sân bay Pressburg đến Hotel Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các bộ trưởng mà được tổ chức một cách vội vã.

Những gì mà một số nhân viên cảnh sát đã chứng kiến ở đó, họ đã tường thuật với tờ báo Slovak “Denník N” của Slovakia trong cuộc điều tra chung với tờ nhật báo Frankfurter Allgemeine của Đức.

Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák đang đứng đợi ở bãi đậu xe của khách sạn Borik. Ông có vẻ căng thẳng hồi hộp và khẩn trương nói chuyện qua máy điện thoại di động của mình. Các nhân viên cảnh sát nghe được chữ “hộ chiếu“. Chịu trách nhiệm bảo vệ đoàn xe Việt Nam là một cảnh sát, tên là Ján H.

Khi các chính trị gia của hai nước đang tụ tập trong các phòng của khách sạn, thì phái đoàn Việt Nam đưa ra một yêu cầu khác thường đối với ông Ján H: Khi quay trở lại sân bay Pressburg để bay đi Moscow, họ muốn cho thêm một chiếc xe khác đi cùng với đoàn xe, chiếc xe này mang biển số Cộng hòa Séc. Đó là chiếc xe mà Trịnh Xuân Thanh ở trong đó. Các nhà điều tra Đức từ lâu đã cho rằng nạn nhân bị bắt cóc được vận chuyển bằng một chiếc xe 7 chỗ ngồi mang biển số CH Séc đến Bratislava thủ đô Slovakia – dữ liệu định vị GPS cho thấy một vài chiếc xe của những kẻ bắt cóc đỗ ở phía trước khách sạn Borik. Ông Ján H. đã suy nghĩ cân nhắc đắn đo về yêu cầu này.

Vitto2
Chiếc Mercedes-Benz Vito (biển số: 4SF-5888) do Nguyễn Hải Long thuê cho Đào Quốc Oai hôm 25.7.2017 đã xuất hiện ở sân khách sạn Boris, nơi Tô Lâm cũng có mặt cùng thời điểm.
Gara-1
Trịnh Xuân Thanh có thể đã phải ngủ đêm 25.7.2017 ở một trong hai xe ô tô, đỗ trong Gara ngay nhà cặp vợ chồng người Việt tại phố Houbalova, Brno, CH Séc.

Trịnh Xuân Thanh ngồi trong chiếc xe mang biển số CH Séc

Sau đó ông Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák giải thích với một tờ báo: “Khi một chính trị gia cấp cao từ một quốc gia châu Á lớn đến thăm, thì thông thường, tất cả những quan chức Việt Nam từ các nước lân bang đến để bắt tay. Không có gì đặc biệt. Kể cả xe chuyên chở (7 chỗ ngồi), không có gì đáng phải chú ý cả. Dù sao, nó là công khai“.

Nhân viên cảnh sát Ján H. đã hỏi ý kiến cấp trên của anh ta, ban đầu cấp trên từ chối cho phép một chiếc xe mang biển số CH Séc đi cùng với đoàn xe đến sân bay. Sau đó, họ thống nhất với nhau là sẽ dùng một chiếc xe cảnh sát Slovakia để thay thế. Khi cảnh sát thương lượng với nhau, thì cuộc họp giữa các bộ trưởng kéo dài ra. Chiếc xe cảnh sát bổ sung do một nhân viên cảnh sát tên là Michal C. lái.

Khi hành khách của chiếc xe tư nhân được chuyển qua chiếc xe cảnh sát, thì các nhân viên cảnh sát Slovakia nhìn thấy lần đầu tiên nạn nhân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và không thể tự đi một mình. Người đứng đầu Bộ phận Lễ tân của Bộ Nội vụ, ông Radovan Čulák, – mà trong những tuần gần đây các nhân viên điều tra Đức muốn thẩm vấn nhưng không được- đã thông báo với họ: “Kali (tên tắt của Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák) biết rằng đó là lợi ích của nhà nước“. Ông Čulák giải thích với các nhân viên cảnh sát rằng người Việt này bị say rượu và ngã xuống cầu thang – Họ giữ người này không để cho Bộ trưởng Việt Nam thấy, vì sợ ông sẽ bị ngượng.

Theo lời kể của các nhân viên cảnh sát Slovakia, đoàn xe của phái đoàn Việt Nam chạy thẳng ra đường băng của sân bay – mà không có bất kỳ kiểm soát nào trước đó tại sân bay, mà cũng không chụp hộ chiếu lưu lại. Chỉ khi đến đường băng, trước khi lên máy bay hộ chiếu mới được kiểm tra qua.

Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi.

Các nhà điều tra Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đi bằng một hộ chiếu ngoại giao Việt Nam dưới tên giả. Sau đó cánh cửa đóng lại và máy bay cất cánh theo hướng Moscow. Các chiêu đãi viên hàng không sau đó đã kể lại rằng họ đã phải giao tất cả điện thoại di động của họ cho phi công trưởng Slovakia – để không có ảnh nào được chụp.

ddf23f1cb7b644a0471b7a10f21a69d7
Ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia gặp Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm hôm 26.7.2017 ở khách sạn Boris, ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin.
3-Tuong-Cong-An-1
Nghi phạm tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thượng tướng Tô Lâm, Trung tướng Đường Minh Hưng, Trung tướng Lê Mạnh Cường.

Danh sách phái đoàn cấp cao Công An Việt Nam trên chuyên cơ của Slovakia, gồm 12 người(Nguồn tin riêng của Thoibao.de từ phía Đức)

  • 1.Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
  • 2.Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
  • 3.Trung tướng Lê Mạnh Cường hiện giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V),
  • 4.Phạm Văn Hiếu
  • 5.Lưu Trung Việt
  • 6.Vũ Quang Dũng
  • 7.Vũ Hồng Minh
  • 8.Phạm Minh Tiến
  • 9.Đào Công Duy
  • 10.Vũ Trung Kiên
  • 11.Đặng Tuấn Anh
  • 12.Nguyễn Thế Đôn
sb2
Sân bay Letisko Batislava của Slovakia, nơi Tô Lâm đã cùng Trịnh Xuân Thanh và đoàn Bộ Công an VN bay sang Moscow hôm 26.7.2018.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn