VƯỜN AI MƯỚT QUÁ - CAO MỴ NHÂN

Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 20186:00 SA(Xem: 5704)
VƯỜN AI MƯỚT QUÁ - CAO MỴ NHÂN
           636633110417691197zzzz1111

      VƯỜN AI MƯỚT QUÁ  -   CAO MỴ NHÂN 

 

Nhà nào ở Mỹ cũng có sân trước, vườn sau. Vì thế quý vị chủ nhà tuỳ nghi trồng trọt trang trí thế nào cho vừa ý thì thôi. 

Thường người Mỹ chính tông, họ hay trồng cỏ xanh. 

Chỉ cần những vạt cỏ xanh mướt là lý tưởng lắm rồi. Bởi vì những vạt cỏ xanh đó cho ta cái ấn tượng thanh bình, nhàn hạ, thảnh thơi, phóng khoáng ...

Thủa đầu, mới sang Mỹ, chúng tôi ở thành phố mà cô em chồng tôi luôn hãnh diện với quý thành phố nhộn nhịp, ồn ào ở trung tâm Orange county, là Irvine. 

Bấy giờ phố xá còn thoáng đãng, thưa dân cư ngụ. 

Nhà nào nhà nấy vắng vẻ, những vạt cỏ sân trước nối liền nhau, không có những rào cản ngăn tường, cách vách như bây giờ.

 

Người châu Á sau này tiêm nhiễm tư tưởng kín cổng cao tường, đã thoạt thì trồng những luống hoa thấp ngăn giữa vạt cỏ liên gia, để phân biệt diện tích mỗi sân trước. 

Sau dùng hàng rào bằng gỗ cũng thấp thôi, đã có lác đác những khóm hoa tô điểm cho sân cỏ xanh đẹp mắt, thí dụ hoa hồng, hoa cúc, hoa lài Mỹ hữu sắc vô hương, rồi hoa bông bụt, mẫu đơn, và nhất là loài hoa lan đất đặc biệt là những chùm hoa tím mà chỉ có ở đất nước này . 

Thời gian sau, sân trước đã được rào kỹ càng bằng loại gỗ mà thanh nào thanh nấy cao bằng nhau, trên đầu người đứng thẳng, gỗ bán tại home depot, được sơn sẵn mầu đỏ sậm. 

Qua giai đoạn này, có nhà đã dùng gạch để xây tường kín đáo. Khiến khách bộ hành không hiểu bên trong bức tường kiên cố ấy, chứa đựng những gì, có còn cỏ mướt xanh như ngọc thủa nảo nao xưa.

 

Đó là sân cỏ liên gia trước mỗi nhà. 

Còn vườn sau, có cỏ hay sao nhỉ, nào ai biết được. Nhưng nếu Mỹ thì cũng cỏ xanh kinh điển gia trang, nếu cây trái, thì cao lắm, vườn sau chỉ có 2 đặc phẩm là cam và chanh, có thêm là cây hồng ăn trái. 

Lại cũng đợi tới những năm sau này, mới xuất hiện ổi, táo nhỏ Thái Lan, rồi xoài, mít bắt đầu mở màn cho mận, mơ vv...

Vườn sau thì riêng biệt cho mỗi nhà, hàng rào gỗ quy định không cao hơn loại gỗ thanh sơn mầu đỏ sậm bán sẵn ở hom depot. 

Mỗi lúc vườn sau mỗi phong phú cây trái, bây giờ có cả "sa bô chê, lê ki ma " măng cụt, bưởi vv...

Hoa kiểng đủ loại. Những loài hoa của Mỹ, của khắp nơi trên thế giới do dân nhập cư mang giống vào . 

Song , thần sầu hơn nữa, là những cây gia dụng trong việc bếp núc VN như hành ngò, các loại rau thơm như húng, tía tô, kinh giới, rau má, các loại ớt, gừng, nghệ, sả vv...đã xanh rờn nơi những gia đình VN di tản, di dân . 

 

Vườn sau bây giờ có khi là vườn rau đầy củ, quả như ở VN: bí xanh, bí đỏ, khoai lang, khoai mì vv...gần như chi cũng có . Cây nhiệt đới xuất hiện ở các bang ôn đới, như suốt miền nam nước Mỹ từ vài thập niên nay. 

Tôi bỗng nhớ đến Saigon sau 30-4-1975, những cán binh, cán bộ từ miền bắc vô thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông, họ đã tận dụng hết nhà cửa đất đai của dân miền nam nói chung, và Saigon nói riêng. 

Tất cả những bờ hè trồng cỏ, những khuôn viên biệt thự, những dẻo đất, sàn nước vv...họ đã trồng rau muống, rau khoai lang, các thứ rau cải, để gọi là " cải thiện " cho bữa ăn . 

Cùng với hiện tượng trồng rau rác này, là họ, cái Bên Cướp Cuộc đó, đã nuôi heo, gà trên những tầng gác, dùng vòi nước tắm cho heo, rửa dọn chuồng, cũi heo, gà, để chảy cả nước dơ xuống đường thang gác, tràn ra mặt lộ. 

 

Kể lại, để quý vị rời xa quê hương từ những chuyến hải hành đầu tiên Đông Tiến tị nạn, biết thêm một phần khốn khổ của xã hội xhcn VN luộm thuộm, lạc hậu khiến ai cũng ngán ngẩm. 

Chiến tranh VN trong 2 giai đoạn lịch sử rõ nét: 1945 -1954 , 

1954 - 1975, tổng cộng 30 năm lay lắt với những cách nhìn khác biệt của hàng triệu người, mà gia đình nào cũng không nhiều thì ít, không thân thì sơ, không bà con thì bạn bè, chòm xóm, đã gây ra những ngộ nhận phức tạp. 

Nhưng hình như Saigon vẫn là tấm gương sáng rỡ cho bất cứ ai đi nam về bắc ngó vào, thấy rõ bản chất thực sự mình, hoặc mơ hồ nhìn nhận những khiếm khuyết, kém cỏi trước bạt ngàn hiện tượng văn minh tiên tiến thế giới, không tranh cãi được. 

 

Sau cuộc đổi đời 30-4-1975, Saigon không chuyển mình cái kiểu miền bắc  xhcn, mà còn có vẻ mặc nhiên sống bình thường kiểu cố hữu xưa nay, dân tình không sợ hãi, không ca tụng chế độ tập thể cực đoan kiểu các tỉnh miền bắc 1954.

Họ còn " buồn cười " cho những hành xử khôi hài của thực thể vay mượn vinh hoa, giả dối, hình thức, tóm lại nói theo ...chính trị, là không dân chủ khoa học . 

Nhưng cũng phải đợi tới khi bạo quyền trút bỏ bộ mặt vô sản, bần cùng hoá nhân dân, tức là thất bại chính sách đưa dân đi kinh tế mới, đưa thanh niên đi công nông trường, Saigon xưa mới tìm lại bóng mình rải rác trong thành phố cũ . 

20 năm sau " Bên Cướp Cuộc " không thể biểu diễn được bộ áo " giai cấp vô sản thần thánh"  nữa, Sai gòn đã có những con đường, những ngôi nhà " tư sản " lớn nhỏ, để tạo thành một Saigon lạ kỳ, ngột ngạt tư duy nửa tây, nửa ta tạm bợ. 

Nhà cửa xây cất chỗ thì kiểu trung đông mái vòm, cửa tò vò, nơi thì cao tầng hay nhà hộp quẹt tập thể Nga, Tàu. 

Phải đợi tới sau bang giao Mỹ Việt, chiến dịch địa ốc mua bán đất đai, tạo dựng nhà cửa, những khu hơi xa trung tâm xưa, biến dạng thành phố xá na ná Mỹ. 

 

Cỏ mướt xanh biểu hiện kiểu sống xa xỉ văn minh, đã thấp thoáng ở một vài nơi, mà trước đó, cách nay hơn 40 năm, những người bị bạo quyền lừa gạt đi nam cứu nước, đã làm bần cùng hoá thành phố. 

Họ bươi cỏ lên, để " tăng gia sản xuất " kiểu nghèo nàn lạc hậu, là trồng rau đậu ngay trên lề đường thay cho những bồn hoa tươi sắc, mát mắt của các nhà trung lưu tiểu tư sàn bình thường. 

 Càng về sau này, sinh hoạt từ trong nhà ra ngoài phố, đã ảnh hưởng nhiều về cận cảnh xã hội Hoa Kỳ. 

Dân Saigon ngày nay đa phần là thân nhân của lớp người bỏ nước ra đi tị nạn cs năm 1975, và những năm sau, họ đã sửa chữa hay thêm vào sinh hoạt gia đình những mảng ...văn minh nổi trội nhất, là thiết kế nội thất, cũng như sân trước, vườn sau kiểu Mỹ . 

Nhà bếp, nhà vệ sinh vv...cũng mang hình ảnh USA cho có vẻ thức thời. 

 

Sân trước tuy không dư dả đất đai như Hoa Kỳ. 

Vườn sau tuy không thừa thãi thung thổ như...Mỹ, để tất cả dân chúng ở đều khắp phố xá, rạch ròi kiều lộ mẫu mã trung bình như Hợp Chủng Quốc Mỹ, vì Saigon chưa thể quy hoạch hoá diện tích mỗi nhà, hay chưa kéo thẳng hàng được những phố xá theo bề mặt bàn cờ với những con đường song song , 

Những góc phồ ê ke 90 độ . 

Bởi vì Saigon còn rất nặng ý tưởng tư hữu lâu đời, nhà đất ông cha để lại cho con cháu thọ hưởng của phụ ấm. 

Bên cạnh đó là cách sống bất cần của dân chúng nghèo khổ bế tắc trên những dòng sông tù hãm ngay giữa thành đô. 

Như vậy thì chưa thể có được một "city of Saigon " lý tưởng đồng đều, kiểu Hoa Kỳ đã thành nếp từ sau những đợt người bốn phương đi tìm quê hương mới liên tiếp mấy trăm năm nay . 

Thế nên sân trước, vườn sau đều khắp theo mẫu mã nhất định như Mỹ, là phải có những không gian thoải mái mọi chiều cùng cuộc sống ổn định mọi mặt ... mới có cảnh 100 ngôi nhà, giống gần hệt 100 ngôi nhà, có sân trước, vườn sau rất đặc thù ...Mỹ quốc xa hoa nhưng thực dụng. 

 

                 CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn