Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác , thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !
Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc. Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.
Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !
Người dân hồi đó được thực dân gọi một cách miệt thị : cu-li, nhà quê. Dù anh có ăn học, dù anh có nghề nghiệp, người da trắng vẫn coi anh là cu-li là nhà quê tuốt.
Nhớ lại một hôm, anh tôi và tôi đạp xe đi dạo bến tàu Sạc-ne (sau này gọi là bến Chương Dương và sau này nữa tên là… Tôn Đức Thắng ! ). Thấy hai tên lính lê-dương (légionnaire) Pháp, to như cái tủ đứng, ngồi chồng lên nhau trên một chiếc xích-lô đạp, làm chổng bánh sau lên. Anh phu xích-lô, ốm tong ốm teo, không biết làm sao để giải thích rằng ảnh không thể nào chở được hai người, vì ảnh nhẹ quá. Ảnh bèn cầu cứu chúng tôi. Có lẽ ảnh thấy chúng tôi có vẻ học sinh sinh viên chắc biết ít nhiều tiếng Pháp nên nhờ thông-ngôn.
Anh tôi ” ra tay nghĩa hiệp ” can thiệp. Một tên lê-dương túm ngực anh tôi, sừng sộ bằng tiếng Pháp : ” Đi chỗ khác ! Đồ cu li khốn nạn !”. Dĩ nhiên chúng tôi không đợi nói thêm một tiếng, vội vã phóng lên xe, đạp đi. Một đỗi xa nhìn lại thấy một thằng lê-dương đạp xích-lô chở một thằng lê-dương, chạy vù vù, cười hắc hắc ! Còn anh phu xích-lô thì hổn hển chạy bộ phía sau, chẳng nói chẳng rằng… Những hình ảnh đó bây giờ nhớ lại, đã sáu chục năm qua mà sao lòng vẫn còn nghe căm phẫn !
Sau hiệp định Genève, Pháp… phú-lơ-căng ( Âm tiếng Pháp ” Foutre le camp ” = dông mất – rất thông dụng thời đó ) Việt Nam bị chia làm đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Người dân miền Bắc sống với cái-gọi-là tự do của miền Bắc. Người dân miền Nam cũng có cái tự do riêng của miền Nam.
Cũng là ” tự do ” cả nhưng trong hình thức có rất nhiều dị-biệt. Bắc Nam bỗng trở thành hai xứ như là lạ hoắc ! Tuy nhiên, dù đất nước bị chia hai, cái ” khối ” người dân không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn còn nguyên là những con cờ…
Rồi miền Nam có ông vua Bảo Đại – chuyên sống ở Pháp – vì thương dân nên gởi ông Diệm về Việt Nam tham chánh. ( Ông vua này thì người dân biết từ lâu. Ít ra cũng biết… tên ! ). Rồi có ông Diệm, vì thương dân nên… lật ông Bảo Đại rồi lên làm tổng thống. ( Ông này thì người dân chỉ mới biết khi ổng trèo lên ghế tổng thống. Cứ nghe ra rả hằng ngày ” Toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống “, không biết rồi cũng phải biết ! ) Rồi có chú Sam, vì thương dân Việt Nam, ra tay giúp đỡ ông Diệm hết mình.
Người dân bắt đầu biết đến chú Sam với lá cờ nhiều sao và hình vẽ hai bàn tay nắm lấy nhau được dán lên nhiều món hàng ngoại quốc nhập cảng. Nhìn cái nhãn, người ta hiểu đơn giản là bàn tay chú Sam nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ. Chẳng nghe ai thắc mắc : ” Chú Sam muốn nói chú giúp mình hay chú muốn nói tao bắt mày phải đi theo tao ? ” Người dân miền Nam vốn… thiệt thà !
Bây giờ, người dân hết là dân đen. Không phải được… đổi màu như người dân miền Bắc, mà là được tẩy sạch trong từ ngữ miền Nam. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy tâm trạng mà người ta cũng có gọi người dân bằng ” thằng dân “, nghe hơi nặng một chút. Nhưng riết rồi ” người dân ” hay ” thằng dân ” đều nghe cũng… xêm xêm ( Âm tiếng Mỹ ” Same same ” = như nhau ). Bởi vì, nặng nhẹ gì thì người dân cũng đã quen được coi như không có kí lô nào hết xưa nay !
Lâu lâu người dân cũng nghe các chánh trị gia gọi mình là ” khối quảng đại quần chúng ” nghe thật… rổn-rảng khó hiểu nhưng lại khoái lỗ tai, hoặc gọi là ” toàn thể nhân dân ” rất nho-nhã nhẹ nhàng , và lắm khi gọi ” đồng bào thân mến ” nghe thật là… âu yếm !
Thật tình, người dân vào thời này bắt đầu thấy rằng mình coi vậy mà cũng ” có giá “. Hết còn nghe gọi người ” dân ” cộc lốc, mà lại được ghép vào với tiếng ” công ” oai vệ để trở thành ” công dân “. Không có gì, nhưng mang thêm chữ ” công ” vẫn thấy quan trọng như ” công chức “, ” công sở “, ” công khố “, ” công an ” …những thứ ” công ” làm toát ra sự ” chẳng có thằng nào dám đụng tới “.
Sướng chớ ! Mà thật vậy, có ai dám gọi ” thằng công dân ” đâu ? Thường thì gọi ” người công dân ” hay ít lắm cũng gọi “anh công dân “. ( Chưa nghe ai gọi ” ông công dân”. Có lẽ tại vì gọi như vậy, người ta sẽ nghĩ là có ” ẩn ý nhạo báng ” ! )
Từ ngày mang ” chức ” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố…” đậm “. Ngày nào cũng kêu gọi ” Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở ” đi làm bổn phận công dân “.
Nhân nói đến vụ bầu cử, phải thấy lúc đó người dân được… trọng vọng đến mức nào. Các ứng cử viên hay các liên danh ứng cử, trong thời gian vận động bầu cử, đều hết lời ” o bế ” người dân. Hằng ngày, trên truyền thanh truyền hình, trên báo chí bích chương… họ cúi xuống nâng người dân lên như nâng trứng mỏng, nói ngon nói ngọt để người dân bầu cho họ. Còn khuyên ” nên chọn mặt gởi vàng “, làm cho người dân thấy tự nhiên mình… giàu ngang xương ! Cái lá phiếu trong tay người dân – bằng giấy – coi vậy… mà nặng kí !
Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị bình thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ý kiến ai, cứ ” đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền !” Làm như hễ là dân là phải đối lập với chánh quyền vậy ! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đã nói: người dân miền Nam vốn… thiệt thà !
Bỗng một hôm, ” người ta ” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi vì, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai ” hỏi thăm ” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng ” đảo chánh vì dân ” ! Thì ra,” người ta ” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân !
” Họ ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cưỡi cổ bóc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ ” ngứa con mắt ” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đình ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. Vì vậy, khi ông Diệm và gia đình bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ !
Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra rìa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn ! Người dân ngẩn ngơ, rồi cũng… xách đít ” đi chỗ khác chơi ” để ” người ta ” làm chánh trị.
Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam còn được cái may là có một người trong giới lãnh đạo ” biết ” nghĩ đến dân : đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường : ” Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo “. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng ! Người dân nào đã lỡ giàu bỗng thấy mình thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, còn người dân nghèo thì lại bâng khuâng không dám hoan hô vì không biết mình có thuộc vào cái…” típ ” nghèo mà ông tướng đã tuyên bố ?
Bởi vì có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạt rệp, có hạng nghèo kiết .v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất ” nổ ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặt nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết ! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy mình được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút gì an ủi !
Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ ” PX ” lên miền Nam mà chẳng thấy có ” trưng cầu dân ý “.
Người xưa nói ” ý dân là ý trời “. Người nay cầm quyền, đã không cần đến ý dân thì đâu có ông nào nói với chú Sam : ” Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam thì cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi vì chú đâu có tin. Chú đã từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đã gặp ông trời đâu mà tin !
Vả lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ý của chú là ” năm bờ oan ” thì chú đâu cần hỏi ý kiến của ai khác. Vì vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. ” Họ ” – người dân – nói : ” Mấy ổng ( ám chỉ nhà cầm quyền ) đã ô-kê Salem với chú Sam rồi, mình có la nô-gút nô-gút ( no good ! no good ! ) chỉ có… chó nó nghe !”
Trong ” thời chú Sam “, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thong thả, miễn là đừng…lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các ” lãnh địa ” của chú Sam thì lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu:” Cán cuốc ! Cán cuốc !”. Chẳng thấy người dân nào …cười !
Ngoài ra thì đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX ( dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân ) tràn ngập các chợ trời. Còn hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật tình, ở đây có… lạm phát : báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn !
Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở. Đùng một cái,Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng ” toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền !”. Té ra, người dân, vì sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy ! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hãi thành căm thù.
Chỉ cần một ngòi nổ là nó bùng lên để ” quạt ” cho Việt Cộng một đòn ” chí tử “. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay ! Chú không đánh trả, đã đành. Chú còn ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu gì hết ! Và lần đó người dân nhìn chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói : ” Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái gì ? Thiệt là ngược đời ! Kẻ thù thì mình biết rõ còn thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này thì mình…mù tịt !”.
Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị bình thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ý kiến ai, cứ ” đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền !” Làm như hễ là dân là phải đối lập với chánh quyền vậy ! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đã nói: người dân miền Nam vốn… thiệt thà !
Bỗng một hôm, ” người ta ” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi vì, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai ” hỏi thăm ” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng ” đảo chánh vì dân ” ! Thì ra,” người ta ” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân !
” Họ ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cưỡi cổ bóc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ ” ngứa con mắt ” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đình ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. Vì vậy, khi ông Diệm và gia đình bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ !
Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra rìa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn ! Người dân ngẩn ngơ, rồi cũng… xách đít ” đi chỗ khác chơi ” để ” người ta ” làm chánh trị.
Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam còn được cái may là có một người trong giới lãnh đạo ” biết ” nghĩ đến dân : đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường : ” Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo “. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng ! Người dân nào đã lỡ giàu bỗng thấy mình thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, còn người dân nghèo thì lại bâng khuâng không dám hoan hô vì không biết mình có thuộc vào cái…” típ ” nghèo mà ông tướng đã tuyên bố ?
Bởi vì có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạt rệp, có hạng nghèo kiết .v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất ” nổ ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặt nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết ! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy mình được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút gì an ủi !
Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ ” PX ” lên miền Nam mà chẳng thấy có ” trưng cầu dân ý “.
Người xưa nói ” ý dân là ý trời “. Người nay cầm quyền, đã không cần đến ý dân thì đâu có ông nào nói với chú Sam : ” Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam thì cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi vì chú đâu có tin. Chú đã từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đã gặp ông trời đâu mà tin !
Vả lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ý của chú là ” năm bờ oan ” thì chú đâu cần hỏi ý kiến của ai khác. Vì vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. ” Họ ” – người dân – nói : ” Mấy ổng ( ám chỉ nhà cầm quyền ) đã ô-kê Salem với chú Sam rồi, mình có la nô-gút nô-gút ( no good ! no good ! ) chỉ có… chó nó nghe !”
Trong ” thời chú Sam “, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thong thả, miễn là đừng…lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các ” lãnh địa ” của chú Sam thì lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu:” Cán cuốc ! Cán cuốc !”. Chẳng thấy người dân nào …cười !
Ngoài ra thì đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX ( dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân ) tràn ngập các chợ trời. Còn hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật tình, ở đây có… lạm phát : báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn !
Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở. Đùng một cái,Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng ” toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền !”. Té ra, người dân, vì sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy ! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hãi thành căm thù.
Chỉ cần một ngòi nổ là nó bùng lên để ” quạt ” cho Việt Cộng một đòn ” chí tử “. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay ! Chú không đánh trả, đã đành. Chú còn ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu gì hết ! Và lần đó người dân nhìn chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói : ” Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái gì ? Thiệt là ngược đời ! Kẻ thù thì mình biết rõ còn thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này thì mình…mù tịt !”.
Từ chỗ nhận định nói trên, người dân bắt đầu nghi ngờ cái ý nghĩa của hai bàn tay nắm lấy nhau dưới lá cờ nhiều sao làm nền cho loại nhãn dán trên các đồ viện trợ. Ai cũng nghĩ rằng cái nhãn đó có…hai mặt. Giống như chú Sam, chú cứ phải nhai sơ-huynh-gum liền tù tì để không ai ” bắt gân mặt ” mà đoán chú đang nghĩ gì, bởi vì chú muốn giấu ” cái mặt bên kia ” của chú, không phải giấu với địch mà giấu với thằng bạn đồng minh ! Thế mới đau !
Rồi vì không còn tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn ! Có tiền thì trữ nhiều, không tiền thì chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó ” ăn chắc “, bởi vì thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy !
Tình trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định gì gì đó ở Paris. Tiếp theo là lính chú Sam ” gô hôm ” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi vì họ đã lật tẩy ” cái mặt bên kia của chú. Cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau ” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mã !
Rồi thì ” cơm không lành canh không ngọt ” giữa chú Sam và ông Thiệu ( tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ ! ) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/ Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi vì đã bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút ? Còn phía Việt cộng thì… giật mình vội vã ” nâng cao cảnh giác “, nín thở bất động , bởi vì không biết ” thằng ngụy ác ôn này định dở trò gì đây ?”.
Người ta đồn ( Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn ! ) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh ” xỏ lá ” nên chơi một cú cho nó xanh mặt ! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân thì xanh mặt dài dài… Bởi vì không biết không hiểu gì hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy ! Mà có hỏi quân đội thì – than ôi ! – quân đội cũng bù trất !
Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn ! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ ! Càng sợ càng chạy ! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết ? Ai thèm biết ? Nghĩ mà thương cho người dân miền Nam ” sanh chẳng gặp thời “…
Từ miền Trung dài vô Sàigòn, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đã mất thời gian ” điều nghiên tình hình ” để nhận thấy hiện tượng ” ngụy quân ” rút đi là có thật. Thế là ” ta ” xua quân chạy theo ” toé phở ” nhưng vẫn láo phét rằng ” quân ta đuổi chúng nó chạy…toé khói ” !
Tình trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ !
” Thời chú Sam ” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng ” điệu nghệ sân khấu ” với giàn kèn đồng thổi bản ” ò e rô be đánh đu ” ! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi vì anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để còn vắt giò lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng !
Chú Sam ” gô hom ” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đã… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm !
Đây nói về người dân vào ” thời bác Hồ “…
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
” Thời bác Hồ ” được… kéo màn khai diễn bằng một hình ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đã dàn cảnh vụng về cho nên đã trở thành lố bịch. Số là…
Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đã được mở rộng để ” đón tiếp các anh em Giải Phóng “, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay vì cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – vì là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đã dàn cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưởng… bò vào bên trong như một thằng say.
Báo chí, truyền hình chụp ảnh quay phim liền tù tì, cho thế giới thấy rằng ” chính quân đội và nhân dân ta đã tiến công ủi sập chính quyền miền Nam “. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng ! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nhìn một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu !”
Rồi vì không còn tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn ! Có tiền thì trữ nhiều, không tiền thì chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó ” ăn chắc “, bởi vì thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy !
Tình trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định gì gì đó ở Paris. Tiếp theo là lính chú Sam ” gô hôm ” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi vì họ đã lật tẩy ” cái mặt bên kia của chú. Cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau ” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mã !
Rồi thì ” cơm không lành canh không ngọt ” giữa chú Sam và ông Thiệu ( tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ ! ) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/ Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi vì đã bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút ? Còn phía Việt cộng thì… giật mình vội vã ” nâng cao cảnh giác “, nín thở bất động , bởi vì không biết ” thằng ngụy ác ôn này định dở trò gì đây ?”.
Người ta đồn ( Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn ! ) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh ” xỏ lá ” nên chơi một cú cho nó xanh mặt ! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân thì xanh mặt dài dài… Bởi vì không biết không hiểu gì hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy ! Mà có hỏi quân đội thì – than ôi ! – quân đội cũng bù trất !
Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn ! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ ! Càng sợ càng chạy ! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết ? Ai thèm biết ? Nghĩ mà thương cho người dân miền Nam ” sanh chẳng gặp thời “…
Từ miền Trung dài vô Sàigòn, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đã mất thời gian ” điều nghiên tình hình ” để nhận thấy hiện tượng ” ngụy quân ” rút đi là có thật. Thế là ” ta ” xua quân chạy theo ” toé phở ” nhưng vẫn láo phét rằng ” quân ta đuổi chúng nó chạy…toé khói ” !
Tình trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ !
” Thời chú Sam ” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng ” điệu nghệ sân khấu ” với giàn kèn đồng thổi bản ” ò e rô be đánh đu ” ! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi vì anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để còn vắt giò lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng !
Chú Sam ” gô hom ” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đã… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm !
Đây nói về người dân vào ” thời bác Hồ “…
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
” Thời bác Hồ ” được… kéo màn khai diễn bằng một hình ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đã dàn cảnh vụng về cho nên đã trở thành lố bịch. Số là…
Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đã được mở rộng để ” đón tiếp các anh em Giải Phóng “, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay vì cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – vì là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đã dàn cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưởng… bò vào bên trong như một thằng say.
Báo chí, truyền hình chụp ảnh quay phim liền tù tì, cho thế giới thấy rằng ” chính quân đội và nhân dân ta đã tiến công ủi sập chính quyền miền Nam “. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng ! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nhìn một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu !”
Tiếp theo là lá cờ Giải Phóng Miền Nam lớn bằng tấm chiếu phe phẩy trên nóc dinh giống như người chạy việt dã vừa về tới đích. Và tiếp theo là hai câu đối thoại đáng ” đi vào lịch sử ” : Khi được ông Dương Văn Minh – vị tổng thống… phù du nhứt lịch sử – nói : “Mời các ông ngồi vào bàn để chúng tôi bàn giao “, một ông … nón cối Bắc Việt ” phang ” cho một câu ” : Bàn giao cái gì ? Các anh thua trận, đầu hàng vô điều kiện mà còn cái gì để bàn giao ? “.
Không biết những người miền Nam có mặt lúc đó – tổng thống, tổng bộ trưởng v.v…– có nghe ” đau như hoạn ” ?
Vậy là…giải phóng ! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính … là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miền Nam : ” Thế … bà má có vui không nào ? “. Trả lời : ” Ờ … vui chớ ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên ! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá !”.
Vậy là…giải phóng ! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính … là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miền Nam : ” Thế … bà má có vui không nào ? “. Trả lời : ” Ờ … vui chớ ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên ! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá !”.
Ở một nơi khác, phỏng vấn một anh xích lô, anh ta trả lời : ” Vui chớ sao không vui ! Đạp xích lô lúc nào cũng bị tụi nó nghi là Việt Cộng”. Rồi anh chỉ vào mặt mình : ” Anh coi ! Mặt tui vầy mà là Việt cộng à ?”
Mà vui thật ! Ở Sàigòn đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp … nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin một tiếng kèn ! Đó là lần đầu tiên người dân tự động ” xuống đường “, không phải để đấu tranh mà là để đi coi … bộ đội ! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm !
Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đã được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy thì thật là …” thành công, thành công, đại thành công !” Người dân cũng thấy khoái bởi vì toàn là đào kép mới – cái gì lạ cũng hấp dẫn – và bởi vì được đi coi … thả giàn.
Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét ” Hà Nội cái gì cũng có “, chuyện ” nhà ỉa nhà đái… trong xô “.v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh ! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười … Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc : ” nhân dân làm chủ ” !
Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận tình để người dân được … lột xác biến thành kịch sĩ.
Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên ” Nhân Dân ” ( Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có … truyền thống là khi đã ” đi hát ” thì người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn , kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ ! ) Rồi ” cái ” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản … gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề gì cũng phải rành ” sáu câu “ … Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như ” vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại “, như ” muôn năm, muôn năm, muôn năm “, như ” sống mãi, sống mãi, sống mãi “.
Mà vui thật ! Ở Sàigòn đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp … nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin một tiếng kèn ! Đó là lần đầu tiên người dân tự động ” xuống đường “, không phải để đấu tranh mà là để đi coi … bộ đội ! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm !
Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đã được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy thì thật là …” thành công, thành công, đại thành công !” Người dân cũng thấy khoái bởi vì toàn là đào kép mới – cái gì lạ cũng hấp dẫn – và bởi vì được đi coi … thả giàn.
Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét ” Hà Nội cái gì cũng có “, chuyện ” nhà ỉa nhà đái… trong xô “.v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh ! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười … Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc : ” nhân dân làm chủ ” !
Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận tình để người dân được … lột xác biến thành kịch sĩ.
Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên ” Nhân Dân ” ( Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có … truyền thống là khi đã ” đi hát ” thì người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn , kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ ! ) Rồi ” cái ” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản … gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề gì cũng phải rành ” sáu câu “ … Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như ” vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại “, như ” muôn năm, muôn năm, muôn năm “, như ” sống mãi, sống mãi, sống mãi “.
Vậy mà không phải dễ ! Phải hô cùng một lúc và hô cho đúng nhịp. Hô lỏn chỏn là ” có vấn đề đấy nhá !”. Tiếp theo là tập vỗ tay. ” À… vỗ tay cũng phải tập chứ ! Có phải như thời Mỹ Ngụy đâu mà các anh các chị muốn vỗ thế nào là vỗ. Muốn làm chủ, nhân dân phải tập cả vỗ tay nữa cơ !”
Thế là học vỗ tay : mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú gì ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi !
Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám gì cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường thì ngồi dưới đất vì không có đủ băng đủ ghế, và vì không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những gì mấy cán bộ nói.
Thế là học vỗ tay : mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú gì ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi !
Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám gì cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường thì ngồi dưới đất vì không có đủ băng đủ ghế, và vì không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những gì mấy cán bộ nói.
Và vì mấy cha cán bộ nói dài quá, lại thay nhau nói cùng một đề tài bằng những lời lẽ y chang như nhau nên người ” nhân dân “, kẻ trước người sau, cùng chung nhau … ngáp !
Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách … phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đã…” quen nước quen cái ” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý “…cách ” phát biểu ” độc đáo đó đã được người dân ” khai triển ” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội ” bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường “. Để thấy ” Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ … cái ngáp của mình đấy chứ !”.
Tiếp theo ( trong ” thời bác Hồ “, lúc nào cũng có một sự ” tiếp theo ” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ ” học tập tiếp theo học tập “, cứ ” đấu tranh tiếp theo đấu tranh “, cứ ” khai báo tiếp theo khai báo “…) nhân dân học tập khai lý lịch, học tập báo công , báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu , sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố thì kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi , nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận…
Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn ( ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy ) Ôi thôi ! Rộn rịp, vui lắm !
Khác hẳn với ” thời chú Sam “, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của mình nó … lòi ra cả đống. Bằng cớ là cái gì cũng thuộc về nhân dân ráo, cái gì cũng thấy dán nhãn ” nhân dân ” mà chẳng cần phải ” cầu chứng tại toà “. Sướng như vậy ! Này nhá : Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên ” Nhân Dân ” đấy ! Làm chủ , sướng nhá !
Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ : đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhãn ” Nhà Nước ” nên được gọi là ” Tổng cục kế hoạch Nhà Nước ” và ” Ngân Hàng Nhà Nước “. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi !
Người ta nói : ” Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng ! ” Nói như vậy là có ý bôi bác chế độ. ” Hãy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rõ rệt : Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lý, Nhà Nước phải nắm cái … hầu bao chứ. Không có cái đó thì quản lý cái đếch gì được. Rõ như thế đấy !”. Lý luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ còn nước đi chỗ khác chơi.
Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách … phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đã…” quen nước quen cái ” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý “…cách ” phát biểu ” độc đáo đó đã được người dân ” khai triển ” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội ” bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường “. Để thấy ” Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ … cái ngáp của mình đấy chứ !”.
Tiếp theo ( trong ” thời bác Hồ “, lúc nào cũng có một sự ” tiếp theo ” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ ” học tập tiếp theo học tập “, cứ ” đấu tranh tiếp theo đấu tranh “, cứ ” khai báo tiếp theo khai báo “…) nhân dân học tập khai lý lịch, học tập báo công , báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu , sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố thì kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi , nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận…
Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn ( ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy ) Ôi thôi ! Rộn rịp, vui lắm !
Khác hẳn với ” thời chú Sam “, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của mình nó … lòi ra cả đống. Bằng cớ là cái gì cũng thuộc về nhân dân ráo, cái gì cũng thấy dán nhãn ” nhân dân ” mà chẳng cần phải ” cầu chứng tại toà “. Sướng như vậy ! Này nhá : Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên ” Nhân Dân ” đấy ! Làm chủ , sướng nhá !
Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ : đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhãn ” Nhà Nước ” nên được gọi là ” Tổng cục kế hoạch Nhà Nước ” và ” Ngân Hàng Nhà Nước “. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi !
Người ta nói : ” Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng ! ” Nói như vậy là có ý bôi bác chế độ. ” Hãy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rõ rệt : Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lý, Nhà Nước phải nắm cái … hầu bao chứ. Không có cái đó thì quản lý cái đếch gì được. Rõ như thế đấy !”. Lý luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ còn nước đi chỗ khác chơi.
Dù sao đi nữa, được lên đóng vai chủ trong vở trường kịch của ” thời bác Hồ ” vẫn thấy khoái hơn ở ” thời chú Sam “. Thời đó, người dân chỉ là người dân quèn với bộ mặt thật của nó, chưa từng biết thế nào là ” vẽ lọ bôi hề “. Còn bây giờ, trên sân khấu cách mạng, người dân được tô son trét phấn để có bộ mặt khác – một bộ mặt không giống ai – vui chớ !
Qua ” thời bác Hồ “, cái gì cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện ” nhân dân làm chủ “, người dân bây giờ nhìn lại mình cũng thấy không còn là mình nữa ! Cả cái thân hình trước đây, chỉ còn lại có … cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một ” nhân khẩu ” – một cái ” miệng người ” – Tờ khai gia đình thời trước bây giờ được thay bằng ” sổ hộ khẩu ” trong đó kê khai có bao nhiêu … cái miệng !
Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lý, bởi vì trong công tác ” quản lý “, chuyện đầu tiên phải lo là ” nuôi ăn “. Vậy, phải biết rõ ” ta ” có bao nhiêu cái miệng. Thế … Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đã có ăn mà còn đòi cả quyền ” nói ” thì ” ta ” chận ngay không cho nó ăn. Có nói, đến chừng đói rã ruột ra thì cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy !
Sau khi đã học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đã rành bài bản để đóng vai ” nhân dân làm chủ “, người nhân dân phải biết ” đi thưa về trình “. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải trình lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi mình đã đến.
Qua ” thời bác Hồ “, cái gì cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện ” nhân dân làm chủ “, người dân bây giờ nhìn lại mình cũng thấy không còn là mình nữa ! Cả cái thân hình trước đây, chỉ còn lại có … cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một ” nhân khẩu ” – một cái ” miệng người ” – Tờ khai gia đình thời trước bây giờ được thay bằng ” sổ hộ khẩu ” trong đó kê khai có bao nhiêu … cái miệng !
Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lý, bởi vì trong công tác ” quản lý “, chuyện đầu tiên phải lo là ” nuôi ăn “. Vậy, phải biết rõ ” ta ” có bao nhiêu cái miệng. Thế … Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đã có ăn mà còn đòi cả quyền ” nói ” thì ” ta ” chận ngay không cho nó ăn. Có nói, đến chừng đói rã ruột ra thì cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy !
Sau khi đã học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đã rành bài bản để đóng vai ” nhân dân làm chủ “, người nhân dân phải biết ” đi thưa về trình “. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải trình lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi mình đã đến.
Nhân dân làm chủ khi dọn nhà qua ở chỗ khác phải làm thủ tục giấy tờ dời địa chỉ – gọi là chuyển hộ – có sự chấp thuận của chánh quyền hai nơi – nơi ở cũ và nơi ở mới –
Nhân dân làm chủ phải đi lao động xã hội chủ nghĩa ( Thời trước gọi là ” đi làm…chùa ” ). Nhân dân làm chủ ” phải ” triệt để thực thi quyền làm chủ của mình , nghĩa là ” phải ” làm thế này, ” phải ” làm thế nọ … toàn là những thứ ” phải ” ... mà ở ” thời chú Sam ” tìm đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo … Chánh quyền mới gọi là ” một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng ! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy … ngất ngư !
Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam còn đang ” cờ phất trống khua ” trên sân khấu cách mạng, bỗng bị … cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lãnh ” lương cà phê ” ( Tiếng nhà nghề nói gánh hát không trình diễn, nghệ sĩ chỉ lãnh chút tiền để uống cà phê thôi ) .
Nhân dân làm chủ phải đi lao động xã hội chủ nghĩa ( Thời trước gọi là ” đi làm…chùa ” ). Nhân dân làm chủ ” phải ” triệt để thực thi quyền làm chủ của mình , nghĩa là ” phải ” làm thế này, ” phải ” làm thế nọ … toàn là những thứ ” phải ” ... mà ở ” thời chú Sam ” tìm đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo … Chánh quyền mới gọi là ” một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng ! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy … ngất ngư !
Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam còn đang ” cờ phất trống khua ” trên sân khấu cách mạng, bỗng bị … cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lãnh ” lương cà phê ” ( Tiếng nhà nghề nói gánh hát không trình diễn, nghệ sĩ chỉ lãnh chút tiền để uống cà phê thôi ) .
Họ bị giải tán một cách êm ru và dễ ợt như người ta liệng một miếng giẻ rách vào đống rác, trước sự ngạc nhiên của người nhân dân làm chủ. Bởi vì chuyện ” đại sự quốc gia ” như vậy mà chẳng thấy ” lũ đầy tớ ” nó hỏi qua ý kiến một lần ! Rồi đến vụ thống nhất đất nước, những ” công bộc của nhân dân “cũng cứ quyết định một mình ên !
Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi thì cái ” nhân dân làm chủ ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ ” làm chủ ” đã hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ ?
Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi thì cái ” nhân dân làm chủ ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ ” làm chủ ” đã hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ ?
Người dân chắc nghĩ rằng mình làm chủ nhưng còn thằng khác nó làm chủ cái bao tử và sinh mạng của mình nữa, vậy, cứ luôn mồm nhất trí là …chắc ăn nhứt ! ( Một nhà văn lớn thời tiền chiến vào Nam thăm bạn bè sau 1975 đã nói nhỏ :” Tôi còn sống đây là nhờ tôi biết sợ “. Một câu để đời ! ) Cái ưu việt của chế độ là ở chỗ này đấy !
Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập ! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy mình … oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nhìn ảnh của từng người và còn phê bình ” líp ba ga ” : ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường , ông này…cha ! coi bậm trợn quá, à ! còn bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v…
Bây giờ thì khác : Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ còn có … nhắm mắt bầu. Sướng gần chết , còn muốn gì nữa ? Có điều là bầu bán bây giờ không còn rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có gì hấp dẫn hết.
Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để ” cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng “.
Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập ! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy mình … oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nhìn ảnh của từng người và còn phê bình ” líp ba ga ” : ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường , ông này…cha ! coi bậm trợn quá, à ! còn bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v…
Bây giờ thì khác : Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ còn có … nhắm mắt bầu. Sướng gần chết , còn muốn gì nữa ? Có điều là bầu bán bây giờ không còn rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có gì hấp dẫn hết.
Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để ” cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng “.
Còn người dân miền Nam, ít lâu sau, cũng lục tục kéo nhau ra miền Bắc, không phải để ” tham quan ” mà để … thăm nuôi thân nhân bị đưa đi tập trung cải tạo ngoài đó.
Kẻ vô người ra như vậy thật là một sự … giao lưu đáng đồng tiền bát gạo, bởi vì nó ” mở mắt ” người dân của cả hai miền. Để thấy rằng dù ” ở ” với bác Hồ hay ” ở ” với chú Sam, người dân vẫn là những con cờ, không hơn không kém !
Bây giờ, gần ba chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đã ổn định, nghĩa là người dân vẫn … sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu ” dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn.
Bây giờ, gần ba chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đã ổn định, nghĩa là người dân vẫn … sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu ” dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn.
Cũng có hàng hoá đầy chợ. Cũng có quán xá đầy đường. Cũng có vài tờ báo của đảng / đoàn / cơ quan để đọc – vài tờ cũng đủ … chán, đâu cần phải ba mươi tờ như ” thời chú Sam ” –
Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để ” gò ” các nhà văn đi cho ngay cho đúng ” đường lối chủ trương ” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đã thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục ” lúc nào cũng thấy … nằm chình ình trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rõ tên chương trình, hãng sản xuất, số giấy phép, mã số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức “.
Đảng vẫn lãnh đạo, Nhà Nước vẫn quản lý và Nhân Dân vẫn … làm chủ, lẽ dĩ nhiên !
Tính ra,” thời chú Sam ” chỉ dài có hai mươi năm. Cái ” số ” như vậy thầy bói gọi là … yểu tử ! Trong lúc ” thời bác Hồ ” vẫn còn tiếp diễn dài dài, gần ba mươi năm mà chưa thấy hạ màn ! Đó là cái ” lô-gích ” của thời đại , bởi vì bác Hồ lúc nào mà chẳng ” sống mãi ! sống mãi ! sống mãi ! ” ?
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang … cười ! Và người ta kết luận : ” Tốt đấy chứ !”. Ở đây, phải hiểu ” người ta ” là Đảng và Nhà Nước !
Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để ” gò ” các nhà văn đi cho ngay cho đúng ” đường lối chủ trương ” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đã thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục ” lúc nào cũng thấy … nằm chình ình trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rõ tên chương trình, hãng sản xuất, số giấy phép, mã số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức “.
Đảng vẫn lãnh đạo, Nhà Nước vẫn quản lý và Nhân Dân vẫn … làm chủ, lẽ dĩ nhiên !
Tính ra,” thời chú Sam ” chỉ dài có hai mươi năm. Cái ” số ” như vậy thầy bói gọi là … yểu tử ! Trong lúc ” thời bác Hồ ” vẫn còn tiếp diễn dài dài, gần ba mươi năm mà chưa thấy hạ màn ! Đó là cái ” lô-gích ” của thời đại , bởi vì bác Hồ lúc nào mà chẳng ” sống mãi ! sống mãi ! sống mãi ! ” ?
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang … cười ! Và người ta kết luận : ” Tốt đấy chứ !”. Ở đây, phải hiểu ” người ta ” là Đảng và Nhà Nước !
Gửi ý kiến của bạn