‘Tình nhân trong mắt tựa Tây Thi’ có phải là mù quáng vì tình yêu đúng cách?

Thứ Ba, 06 Tháng Sáu 20239:00 SA(Xem: 1087)
‘Tình nhân trong mắt tựa Tây Thi’ có phải là mù quáng vì tình yêu đúng cách?

Tục ngữ nói: “Tình nhân trong mắt tựa Tây Thi”. Thật vậy, phàm là ai đã từng trải qua tình yêu say đắm đều biết, tình yêu có xu hướng làm chúng ta mù quáng và khiến khả năng đánh giá đối phương cũng theo đó mà kém đi. Tuy nhiên, mù quáng vì tình yêu đúng cách có thể mang đến những lợi ích không ngờ, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng trong quá trình đó cũng đừng quá xa rời thực tế.

Khi đang trong mối quan hệ làm thế nào để năng lực phán đoán khởi được tác dụng? Trọng tâm của vấn đề này luôn là một câu hỏi hóc búa với những người đang yêu.

Một mặt, chúng ta cần biết liệu người đó có thực sự phù hợp với mình hay không, bởi vì quyết định này thật sự rất quan trọng để người bạn đời mà bạn lựa chọn có thể ở bên bạn đến hết cuộc đời. Mặt khác, nhiều sự thật đã chứng minh rằng chúng ta thường dễ mắc sai lầm trong việc đánh giá hành vi của những người thân thiết nhất với mình.

Có tài liệu chứng minh rằng, trong đại bộ phận xã hội, chúng ta tìm kiếm đối tượng mới, trước tiên là dựa trên ngoại hình, lòng tốt và địa vị xã hội. Ba mục này được gọi là “ba yếu tố chính” trong việc lựa chọn bạn đời.

Garth Fletcher, giáo sư tâm lý học danh dự tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, đã đưa ra hai lý do khiến con người không thể đánh giá chính xác đối phương của mình, một là định hướng nhận thức sai lầm, hai là xếp hạng tố chất chuẩn xác.

Nếu bạn đánh giá ngoại hình của ai đó cao hơn so với vẻ ngoài thực sự của họ, hoặc cao hơn so với những người ngẫu nhiên đánh giá họ, có thể nói là bạn đang trong định hướng nhận thức sai lầm, nghĩa là, bạn có vẻ như đang đeo một cặp kính màu hồng để nhìn người mình yêu; nếu bạn quá bắt bẻ ngoại hình của một ai đó, đó lại là một loại định hướng nhận thức sai lầm khác, nhưng là theo kiểu phụ diện. Khi yêu, người ta thường đánh giá ngoại hình, lòng tốt, địa vị của người yêu cao hơn người khác, nên nhìn chung đó là một ​​nhận thức thiên lệch theo hướng tích cực.

Nói phức tạp hơn một chút, khi chúng ta muốn xếp hạng ba yếu tố trên của đối tượng mà mình lựa chọn bạn đời, đây là cái mà các nhà tâm lý học gọi là đánh giá độ chuẩn xác về xếp hạng chất lượng. Giáo sư Fletcher nói: “Giả sử tôi đánh giá các phẩm chất của đối tượng của mình là 7 điểm về ngoại hình, 6 điểm về sự thân thiện và 5 điểm về địa vị. Nhưng vì người đang yêu đeo kính màu hồng có khuynh hướng tích cực nên điểm thực tế của người lạ có thể thấp hơn, có thể là 6 điểm về ngoại hình, 5 điểm về lòng tốt và 4 điểm về địa vị.

Giáo sư Fletcher nói: “Những người đang yêu có xu hướng đánh giá quá cao đối phương của họ một cách tích cực, nhưng điểm số về độ chính xác trong xếp hạng chất lượng lại rất cao, điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng ta yêu thích đối phương hơn, chúng ta cũng cần phải đưa ra đánh giá chính xác về tố chất của người ấy, chẳng qua là vì lý do này hay lý do khác mà phóng đại một chút về tố chất của họ”.

Sai lệch về nhận thức định hướng, tức là luôn cho rằng người mà mình yêu vượt trội hơn những người khác, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ hạnh phúc của bạn trong tình yêu. Vì vậy, khi chúng ta cảm thấy an toàn trong tình yêu, tuyên bố về sự thiên vị nhận thức này có thể quá tích cực.

Giáo sư Fletcher nói: “Trong một mối quan hệ, công việc của bạn chính là trở thành người cổ vũ và khuyến khích đối tượng của mình. Mọi người đều muốn đối tượng của mình có thể nhìn thấy và nhấn mạnh những điểm tốt của họ. Nếu bạn muốn có một mối quan hệ tốt đẹp, hạnh phúc, thì hãy có một sự thiên vị khoan dung đối với người ấy, điều này sẽ rất có ích cho mối quan hệ. Nếu bạn không làm như vậy, đối phương có thể nghĩ rằng bạn muốn thay đổi anh ấy/cô ấy. Điều này tương đương với việc gửi một thông điệp mạnh mẽ đến đối tượng của bạn: Anh ấy/cô ấy không phù hợp với bạn”.

Cách bạn nghĩ đối phương nhìn nhận bạn thế nào cũng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của mối quan hệ yêu đương. Giáo sư Fletcher nói: “Đó là điều mà chúng ta thực sự muốn tập trung vào, chúng ta hiểu đối tượng của mình muốn gì. Một khi bạn bắt đầu gặp vấn đề thực sự trong giao tiếp, cả hai đều sẽ sinh ra nhận thức thiên lệch theo hướng phụ diện, khiến sức hấp dẫn của đối phương bị hạ thấp, ngay cả khi đối phương không tệ như vậy, như vậy tình cảm giữa hai người sẽ có vấn đề”.

Giáo sư Fletcher cảnh báo, nếu bạn dự tính đối đãi nghiêm túc với tình yêu của mình và bạn đời, thế  thì có đủ lý do chính đáng để thừa nhận rằng bạn cũng sẽ đeo cặp kính màu hồng để tìm hiểu đối phương của mình. Ông nói rằng: “Tình yêu lãng mạn là một loại tương thân tương ái. Một phần nguyên nhân trong đó là bạn sẽ mỹ hóa người ấy. Xu hướng nhận thức tích cực sẽ khiến chúng ta bỏ qua một vài vấn đề nhỏ trong tình yêu, một khi đã yêu say đắm, thân tâm của  bạn đều sẽ dồn hết cho đối phương”.

Tuy nhiên, theo giáo sư Fletcher, dù là như vậy, bạn cũng không thể quá xa rời thực tế. Xu hướng nhận thức có định hướng quá tích cực thì cũng không tốt, vì nó có thể khiến bạn mắc sai lầm và làm cho bạn nhìn mà không thấy trước một số khuyết điểm của đối phương.

Theo Epoch Times
Vũ Dương biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn