Một số nhận định sau những sự kiện của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine ngày 16/11/2022

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 202210:00 SA(Xem: 2453)
Một số nhận định sau những sự kiện của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine ngày 16/11/2022

nga_09

1. Năm 2014, ở Ukraine diễn ra một cuộc cách mạng mà chúng ta quen gọi là những biến cố hay những sự kiện Maidan. Nó là cuộc cách mạng lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych.

Cho đến thời điểm đó xã hội Ukraine giống y như xã hội Nga về độ... mafia, mà như một số bác nói: còn tệ hơn. Nghe những lời kể như vậy mà nếu có những câu chuyện về người Ukraine đánh đấm người Việt Nam (chẳng hạn những sự kiện ở Kharkiv khi công an đột chợ người Việt) thì tui không nghi ngờ đâu.

Còn tui thì biết xã hội Nga nó như thế nào. Nó hoàn toàn giống như một nước ở phía đông xứ Thái Lan (tạm gọi là nước Đông Thái) nếu mà muốn mở cây xăng thì lạy van phong bì phong bao đủ cả chỉ để được làm đại lý.

Một ngày đẹp trời đầu mối nhập khẩu tính toán là do chiến tranh ở đâu đó, giá dầu thô sẽ lên 200 đô-la Mỹ/thùng nên nhập về trữ số lượng lớn. Ai dè bọn đế quốc sài lang chúng nó đểu thế, bơm dầu lên ồ ạt nên hóa ra giá thế giới lại còn... xuống. Lỗ đó mà đổ lên đầu dân, dân chết thì có mà loạn – ta đem ép đại lý.

Đại lý bất chấp thỏa thuận đã ký, kiên quyết không bán – đó là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản rừng rú. Ở nước sống theo luật, làm như thế thì bị cắt hợp đồng luôn chứ đùa à. Anh bán hàng lấy lãi bỏ túi bao nhiêu năm nay thì không sao, bây giờ chỉ 1 – 2 tháng khó khăn mà đã không chịu chia sẻ, đó là thái độ gì?

Trong một xã hội như thế, nhưng con người vẫn hướng tới một môi trường sống tốt đẹp hơn – có thể chưa phồn vinh nhưng công bằng theo pháp luật và đàng hoàng, thì những mong muốn đó thúc đẩy người ta làm cách mạng. Có thể nói đó là một cuộc “Cách mạng Phẩm giá,” khi con người muốn sống làm người.

Ở Đông Thái chẳng bao giờ dám nhắc những từ đó trên truyền thông chính thống, vì người ta cũng sợ cách mạng phẩm giá. Vậy thôi.

Khiếp sợ trước làn sóng cách mạng phẩm giá, Putox quyết định gây chiến tranh – vì hắn cũng sợ cái làn sóng đó nó lây sang Nga. Để bao biện cho hành động gây chiến, hắn ta đã chuẩn bị từ rất lâu trong đó cố chứng minh rằng ở Ukraine đang tồn tại chế độ phát-xít.

Nhưng sau khi chiến tranh sa lầy, người Ukraine quá đoàn kết chứ không có chuyện người ta đứng lên lật đổ chế độ phát-xít như hắn ta hình dung, hắn ta xoay sang... “phi Sa-tăng hóa Ukraine”. Sắp tới nếu những quân đoàn thánh chiến dưới sự lãnh đạo của Nhà thờ Chính thống Nga ra trận, sẽ thể hiện sự bế tắc tột cùng của nước Nga trong cuộc chiến này.

2. Ấy thế mà vẫn có những thành phần luật sư, luật gia, tư vấn luật... sống bám vào những tập đoàn và giúp họ lợi dụng các kẽ hở của pháp luật làm giàu bất chính. Một trong những luật sư đó nhân tiện có tình yêu sẵn có từ thời thế hệ trước với Liên Xô, nay bảo vệ quân xâm lược Nga một cách vô điều kiện.

Loại dư luận viên như thế không phải nó ăn 3 củ đâu, nó ăn 3 tỉ, 30 tỉ hoặc hơn thế nữa đó.

Bây giờ ta nói đến ông, à thằng Trạng sư Trạm Biến Áp. Trong trường luật theo hệ thống XHCN người ta có dạy một phép là phép biện chứng duy vật lịch sử, có nguồn gốc từ lão đồ tể Lý Văn Ninh, mà lão này thì chôm của hai nhà triết học trong lịch sử mà một ông là Hegels (phép biện chứng) ông kia là ông nào tui quên rồi. Cái đó tui cũng dùng nhiều lần, chứng tỏ nó cũng không phải là tệ.

Chẳng hạn, khi Nga đưa quân lao vào Kyiv, tui dẫn lịch sử: năm 1943, để chiếm thành phố Kyiv Hồng quân Liên Xô phải chuẩn bị ít nhất 1 triệu quân, còn để tiến hành cả chiến dịch vừa vượt sông Dnipro, vừa bao vây thành phố, vừa diệt viện và chia cắt tiêu diệt quân Đức trong vòng vây, họ dùng 2 triệu đến 2,5 triệu quân. Bây giờ vào thời điểm năm 2022 Nga có bao nhiêu quân mà định làm như thế?

Khi quân Nga thua ở Kyiv quay sang Donbas, tui dẫn lịch sử năm 1943, riêng dựa vào các yếu tố địa lý mà quân Đức ở đây với quân số tương đương như của lực lượng phòng vệ Ukraine, đã làm cho Hồng quân cực kỳ khó khăn và họ đã phải sử dụng đến 1,5 triệu quân, riêng xe tăng đã là khoảng 3-4.000 và máy bay các loại cả tiêm kích, cường kích, ném bom cũng cực nhiều, có thể tính đến con số 6-7.000 máy bay. Riêng về pháo binh, cứ 1 ki-lô-mét chính diện mặt trận họ sử dụng 1.500 khẩu pháo và súng cối, dẫn đến con số hàng vạn khẩu pháo và do đó, hàng trăm nghìn tấn đạn pháo. Từ đó tui đặt câu hỏi rằng để chiếm nốt phần còn lại của Donetsk và Luhansk, quân Nga chuẩn bị được bao nhiêu phần trăm những con số trên để có được kết quả?

Câu chuyện ở đây là người Nga vẫn dùng cách đánh cũ của thế chiến thứ hai, vì vậy chúng ta mới so sánh được.

Còn ông, à thằng Trạng sư Trạm Biến Áp thì khi Hồng quân Putox thân yêu của nó chạy như vịt ở Izyum và Kupyansk trong The Battle of Kharkiv, nó đem lịch sử ra: ngày xưa Hồng quân khi cố chiếm lại Kharkiv năm 1942 cũng thua chạy rẽ đất, rồi đến 1943 lại chiếm lại. Nó chỉ dẫn ra được cái hiện tượng tương tự là “chạy bỏ lại bao nhiêu tấn dép guốc” chứ nó không chứng minh được là Hồng quân Putox ngày nay từ sau khi bỏ chạy sẽ về nhà sản xuất được bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu pháo, bao nhiêu đạn pháo và may được bao nhiêu bộ quân phục...

Trong khi đó tui thì trình bày với các bác, là Hồng quân Putox sẽ không sản xuất được đạn pháo ít nhất trong vòng 1 năm tới. Vì ngày xưa phần lớn thuốc nổ của Hồng quân Liên Xô là Lend-lease từ Mỹ (được người Nga họ tăng sản lượng bằng cách pha thêm các thứ linh tinh vào, vừa tăng lượng vừa tăng sức nổ nhưng giảm độ tinh khiết, dẫn đến cứ bắn trúng xe tăng là nổ tung chết ráo của tổ lái), phần lớn thép đã tinh luyện cũng là từ... Mỹ.

Bây giờ thì nước Nga Putox thân yêu của nó, không làm được như thế. Những trình bày của tui, thực tế đã chứng minh giúp, phỏng ạ? Putox đã phải đi lạy van cả Ủn lẫn “Một-răng”, nhục không biết để đâu cho hết. Cường quốc quân sự thứ hai thế giới đấy.

Vì vậy dẫn lịch sử nhưng không có kết nối logic để chứng minh, thì gọi là NGỤY BIỆN LỊCH SỬ, hay lấy lịch sử ra để ngụy biện. Tâm hồn đã đen tối, nay phương pháp cũng lộ cộ, chỉ thu hút được mấy thằng trẻ con ngu dốt nó đọc.

3. Quay lại với anh MGU hôm trước, có mấy ý tui chưa viết để dành đến hôm nay.

- Thứ nhất – quân Nga “nhân đạo” – đúng họ cũng có không bắn vào dân thật, như giai đoạn đầu của cuộc chiến khi mà họ tin rằng dân chúng Ukraine sẽ nổi dậy theo họ và lật đổ Chính phủ Zelensky. Với kế hoạch đó, có mà điên hay sao mà đi bắn dân? Thậm chí lính Ukraine họ còn không bắn mà ra lệnh “Buông súng đầu hàng”, vì cũng tin lính Ukraine cũng là dân Ukraine, cũng sẽ bỏ súng mà theo thôi.

Vì thế mà họ còn mang theo lèo tèo vài băng đạn mỗi người. Thi hành chiến tranh như thế là ngu, sao gọi là “nhân đạo.” Về sau khi thấy người Ukraine không theo, lại chẳng thảm sát họ ở Bucha hay ở Kupyansk, Izyum... chứ nhân đạo cái gì.

- Thứ hai, Nga bị 50 nước quây nên thua. Ớ này, nếu Mỹ mà bị quây như Nga thì họ cân tất chứ sợ cái gì. Họ chỉ thua Việt Nam và Afghanistan chiến tranh du kích thôi, chứ đánh nhau kiểu Nga thì họ không thua đâu. Vừa mới thi hành một cuộc chiến mà ông mới dùng có chưa đến 1 triệu quân, tức là chưa đến 1% dân số, mà đã dùng gần hết số xe tăng máy bay, gần hết số đạn pháo và tổng động viên trá hình. Trong khi  đó bên kia người ta nhận được có mấy chục giàn HIMARS chứ có phải 3.000 cái xe tăng như của ông đâu.     

4. Hôm nay tui post bài sớm hơn chút, vì nhẽ ra nó phải được lên từ hôm qua liên quan đến vụ bắn tên lửa vào Ba Lan.

Những vụ như thế, bao giờ tui cũng rón rén như người bên Tây người ta thận trọng. Leo thang cuộc chiến là nguy hiểm và thực sự trong thời điểm này là không cần thiết. Đồng thời tui cũng không cho rằng Nga nhất thiết phải “cố tình bắn” nếu tên lửa là của họ thật – bây giờ làm như thế thì không phải là ngu, mà là quá ngu. Còn dư luận viên Tây Phi mà mong Nga tẩn nhau với NATO thì là siêu ngu: mới đánh nhau với một mình Ukraine với một ít vũ khí Tây mà đã chết cụ rồi, nói gì đến đánh với cả khối.

5. Thử hình dung

Nhân sự kiện tên lửa bắn máy cày Ba Lan hôm qua, có bác bảo tui: thế là cuộc chiến lại kéo dài. Thì kéo dài – vẫn kéo dài đấy chứ có thế nào nữa. Đây nhé, hắn đã động viên một phần, kế hoạch 300 nghìn người mà cũng gọi được đâu 190 nghìn, ghê ra phết. Hắn vẫn tống thêm quân vào hữu ngạn Kherson, mà tui vẫn nói với bác: thêm người, thậm chí thêm được cả xe tăng đại bác sang sông, ý nghĩa deck gì. Càng đông càng không nuôi được, rồi còn chạy sớm hơn – y như rằng họ chạy bác xem còn không kịp thở đó thôi.

Cũng như trước đây ai nghĩ là họ bơm thêm quân rồi nhì nhằng mãi ở Donbas, đùng cái chạy như vịt ở Izyum và Kupyansk trong The Battle of Kharkiv. Trong khi đó chúng ta đã bàn luận với nhau chán ra rồi: thêm quân thì phải thay đổi cách thi hành chiến tranh về CHẤT, nếu không thì càng đông càng nhanh thua, và chắc chắn thua hơn chứ có gì đâu?

Vì vậy hôm qua tui có sẵng giọng với cái bác này: bao lần bác nói “nó điên nó dùng vũ khí hạt nhân!” tôi đã bảo bác là KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ. Đến khi chạy ở hết chỗ này chỗ khác, bắn chìm cả Tuần dương hạm Moskva lẫn phá cầu Kerch, vũ khí hạt nhân đâu? Mình là người có tư duy, có hiểu biết, không được phát biểu cảm tính. Còn bây giờ nó muốn kéo dài cuộc chiến, thì nó cũng phải có căn cứ, có cơ sở, chứ cứ thêm người vào thì đánh nhau bằng tay à...

Thằng Putox của bác ấy, hắn bây giờ như một võ sĩ hết hơi, dùng tên lửa bắn lung tung như kiểu quơ nốt sức tàn để cào cấu vào mặt mũi chân tay đối thủ, trong khi vẫn ăn những cú đấm đều đều vào quai hàm.

Những cú bắn tên lửa của Putox, không làm thay đổi cục diện chiến trường, mà cái đó mới quyết định thắng thua. Ngay cả việc tàn phá hạ tầng năng lượng, chắc chắn gây khó khăn nhưng là ông nhằm vào những mục tiêu xác định sẵn (từ thời Xô-viết!) nên cũng chắc chắn người ta sẽ phải xoay sở, thay đổi để giảm thiệt hại. Tui cũng không nghi ngờ rằng lúc này rất nhiều thiết bị điện, gì chứ biến thế ABB đang chở ùn ùn sang và họ sẽ lắp đặt kiểu mới cho ông khỏi phá, đường dây cũng ngầm hóa hết. Còn những chỗ cũ chưa phá được, chưa thay đổi được thì cho ông phá nốt chứ có gì đâu.

Ngược lại, trên chiến trường vẫn câu chuyện đạn pháo và xe tải, chẳng bao giờ ông giải quyết được. Khẳng định luôn là “nghe đài báo gió mùa đông bắc” là lính của ông chết rét hết. Đừng nghĩ có quân phục ấm nằm ngoài tuyết mãi mà được nhé.

Quay lại với chiến trường Kherson – quân Nga được cho rằng đã rút về tận bờ biển Azov – nôm na là dựa trên các tuyến đường P-47 và E-105 là các tuyến giao thông chính nối bán đảo Crimea với đất liền. Vùng tả ngạn sông Dnipro của tỉnh Kherson là vùng cửa sông (delta) nên có độ cao thấp, chia cắt mạnh không phù hợp cho tấn công, dễ hơn cho phòng ngự. Tuy vậy nếu chống quân Ukraine đổ bộ sang bờ bên này của sông, thì người Nga phải tổ chức được một tuyến phòng ngự dài cỡ 200 ki-lô-mét đến hơn nữa theo tuyến đường P-57, từ Hola Prystan qua Oleshky, Nova Kakhovka mãi lên phía đông bắc tới Kamianka-Dniprovska và nhà máy điện hạt nhân Enerhodar.

Đó là việc không thể thực hiện được với người Nga – vì đến một phòng tuyến 60 ki-lô-mét rộng từ 20 đến 40 ki-lô-mét tùy chỗ. Bên hữu ngạn trước đây, họ đã tổ chức được mà còn không giữ được một phần vì cũng không đảm bảo mật độ phòng ngự (không đủ quân). Chúng ta cùng hình dung một phòng tuyến phòng ngự nhiều tầng có chiều sâu, mà chỉ cần dài 200 ki-lô-mét như vậy, Hồng quân Liên Xô phải sử dụng đến cỡ... Phương diện quân hoặc ít nhất vài tập đoàn quân, nghĩa là cỡ 1 triệu đến 2 triệu quân, cùng lượng khí tài cực lớn và một hệ thống hậu cần hùng hậu.

Trong khi đó nếu Nga có tập trung được ở đây đến 100.000 quân thì cũng chẳng bao giờ che chắn đủ cho một phòng tuyến dài như vậy, chưa nói đến phòng ngự nhiều tầng theo chiều sâu. Do đó quân Ukraine muốn vượt sông ở chỗ nào cũng được, miễn là không có quân Nga là sang.

Có điều là người ta sẽ không – ít nhất là CHƯA đánh, vì các điều kiện chưa thuận lợi. Bây giờ tất cả đã nằm trong tầm pháo rồi thì bào mòn tiếp, cứ như thế cái đã.

PHÚC LAI 17.11.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn