XUỐNG NƯỚC - CAO MỴ NHÂN

Chủ Nhật, 11 Tháng Ba 20186:00 SA(Xem: 6854)
XUỐNG NƯỚC - CAO MỴ NHÂN
       636562999017052862zzz111

      XUỐNG NƯỚC   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Tưởng là "Tết đến, Xuân về " qua rồi, thì mình tạm nguôi nhung nhớ anh, chứ có ai như mình ngày đã ngó theo cánh nhạn bay về phương nam, để thương mình xót xa là chim "hồng bắc khứ " mãi . 

Mình bỗng giận anh chi lạ, chứ không còn hờn dỗi như lâu nay, cứ phải xuống đến tận cùng đáy biển, tức "xuống nước " mà anh có hết " phạt " mình đâu. 

Ngày thương, đêm nhớ, chỉ vì mình muốn bình thường hoá ngoại giao thôi, dẫu ngoại giao liên tục hàm thụ. 

Đã có cả chục người bất đồng ý kiến, mỗi lần họ nhận ra rằng mình vẫn chỉ thích anh " back to sorrento ", cho mình làm thơ tình hơn nữa. 

Sự kiện đã khiến người kia gởi cho mình cái " tup"  chiến hạm Hoa Kỳ tới Đà Nẵng, nói: " đã tỉnh ngủ chưa, mơ mộng hoài à..."

 

Tại sao ngày xưa trước 30-4-1975, có hồi Cao Mỵ Nhân cùng toán xã hội lên Sanctuary Hospital Ship của Hoa Kỳ neo ở vùng biển Đà Nẵng, bây giờ lại ơ hờ thế. 

Các cô đi trực thăng ra đáp ở sân bay tầu trên, rồi vô tặng quà " sơn mài " cho thương bệnh binh Mỹ, ca hát vv...

Nay thấy chiến hạm Hoa Kỳ vừa uy nghi vừa tráng lệ huy hoàng, mà không chút xúc động à ? 

Ông nói mới hay, sao lại chỉ xúc động chứ, tôi bị cuốn hút bởi một cô lính hải quân Mỹ hát bài " Nối Vòng Tay Lớn " cùng ban nhạc hải quân đó, thú thiệt tâm hồn tôi như được cất cánh ông ơi. 

Quả tình tôi muốn trẻ lại mấy chục tuổi, để lại đi lính, vì chỉ có hình ảnh lính là chiếm ngụ tâm hồn tôi, tới bây giờ chưa hết nhạt phai. 

Vậy chớ người nào cô vẫn hằng ngày ca tụng trong văn thơ cô, người ấy có là lính không hả? 

Ôi, không là lính làm sao có thể " quần thảo tâm tư tình cảm " mình được chớ. 

 

Thôi không nói về " chàng nơi gió cát " nữa, tôi hỏi ông, mình cứ tưởng phe ta quên kiếp lưu vong. Chớ nhất cử nhất động phe ta chỉ nghĩ tới 4 chữ  HNPĐ, ý quên 4 chữ VNCH thôi à. 

Ông có biết ai dạy cho cô lính Mỹ ấy hát thật hay bài " Nối Vòng Tay Lớn " để hát cho dân VN nghe không? 

Quả là một " progamer " lý tưởng đấy, ý đồ của anh dạy hát là muốn cộng đồng vncs nhìn lại thân phận họ, xem cái điều kém cỏi, thiếu văn minh, thiếu vệ sinh...đến thế nào, để họ bắt gặp những mãu mã người văn minh nhất, tiên tiến nhất ...

Do đó, họ, csvn mới từ bỏ bộ áo vô sản cũ mèm, lỗi thời, để cứ theo sa bàn USA tiến bước trên trái đất này . 

Lúc cô lính Mỹ hát xong, có một thanh niên mà tôi không kịp nhìn, chạy lên micro ôm cô ta, chẳng kịp dòm xem anh nào đó có dám hôn cô ta kiểu Fidel Castro xưa không, tức là ôm chặt kiểu xã hội chủ nghĩa, hôn chát chúa vào đôi má nữ ca sĩ lính vui tươi lạc quan. 

 

Tôi cứ coi đi coi lại cái " túp " chiến hạm Mỹ với những quan, lính lịch lãm, hào hoa, và không biết rồi đây những hình ảnh Hợp Chủng Quốc này, có trở lại hỗ trợ cho VN thực sự tự do, dân chủ và hoà bình không nữa . 

Bèn nói với ông tặng " túp ": đi chơi qua một số nước ở Âu Châu, tôi thấy thanh niên  chỗ nào cũng thích ở Mỹ . 

VN trong nước bây giờ mới sáng mắt ra là chỉ sống theo kiểu Mỹ, mới giải phóng được VN khỏi nghèo nàn lạc hậu thôi. 

Ông bạn cười: Thế có biết những người lính hải quân của bất cứ quốc gia nào, họ thường quan niệm đại dương là tổ quốc họ, con tầu là gia đình họ. 

Nên đất nước nào độc quyền xâm chiếm đại dương, các lực lượng hải quân bạn đuổi bọn độc quyền đó ngay, để biển khơi vẫn mênh mông, bát ngát. 

Nước Mỹ với chều ngang mà bên bờ đông là Đại Tây Dương, bờ tây là Thái Bình Dương, thì làm sao thuỷ thủ Hoa Kỳ không ca hát mừng vui " lên bờ " duyên hải Đà Nẵng, quanh chu vi 

" Tổ quốc trùng khơi " Thái Bình Dương nhỉ ? 

 

Song le, hải quân Mỹ hoan ca trên đất liền, ấy là những bến đậu trên hành trình đi biển của họ. Vì

Có thể là hôm nay Đà Nẵng, mai Hán Thành, mốt Siberie vv...theo kim đồng hồ, trở về phần đất nhô ra đầu tiên của Hoa Kỳ là Alaska .

Rồi vòng xuống bờ tây, tới tận ...nam cực . 

Chu choa tổ quốc đại dương miên man với những người con của biển bát ngát.

Nối vòng tay lớn thêm ra trong cao trào hoà bình thế giới, người Mỹ dư đất để ở, dư lương thực để ăn, từ ngày lập quốc Hoa Kỳ . 

Không phải vì miếng cơm manh áo đói rách như bọn bành trướng Bắc Kinh, chỉ muốn chiếm đất khắp nơi, cho bọn Tàu phù muôn đời có chỗ sống. 

Hình thức lấp biển đông, tạo thành đảo cạn, để làm bàn đạp bước lên các phần hoang hoá khác nữa .

 

Một thiếu nữ được sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng điện thoại cho tôi, vì biết tôi vốn ở thành phố đó trước 1975. 

" Cô ơi, sao con thích được sống như những thanh niên Mỹ đang vui vẻ trên boong tầu của họ, họ sống lành mạnh và có kỷ luật quá hả? 

Chiến hạm Mỹ mới tới Tourrane Vi En có mấy hôm nay, mà sao con biết người trên tầu " kỷ luật và lành mạnh " vậy ? 

Vì sao cô biết không, trên sông Hàn Đà Nẵng xưa của cô, ngày nay có tới chục cái cầu bắc ngang từ thành phố qua bên kia sông, không phải hồi cô ở, chỉ có cây cầu De Lattre 

đâu. 

Tụi con hỏi họ, lính Mỹ có muốn qua sông không ? Họ cười và nói : " Dòng sông này nhiều cầu quá, không đẹp, không cần thiết, chỉ cần 1/3 số cầu, để cho sông thở, sông phải trong sáng mới đẹp được" . 

Buồn quá, quê mình cái gì cũng thái quá bất cập, vô tổ chức, đến một khách bàng quang cũng nhìn ra khuyết điểm . 

Ông bạn cho " túp" à, chỉ có mỗi hình ảnh cô lính hải quân Mỹ là tròn vẹn với tâm tình tôi lúc này thôi, còn thì là ...chuyện của quý vị ưu thời mẫn thế.

Có lẽ bạn trẻ trong nước nên đón nhận những gì đến với mình trong tầm tay là đúng với xử thế cuộc đời này. 

Còn anh, cũng sẽ xuống nước, để vớt cho mình đám bọt biển đang kết thành hoa giữa trùng khơi, hầu nhớ thêm, như lời bài hát hải hành nào đó : " Càng đi xa anh càng nhớ em " mà vị nhạc sĩ thuỷ thủ VNCH đã hơn một lần vừa hát vừa nhẩy thật vui nhộn ...

 

        CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn