PHÚT "QUAN" ĐI - CAO MỴ NHÂN

Thứ Bảy, 03 Tháng Ba 20186:00 SA(Xem: 6297)
PHÚT "QUAN" ĐI - CAO MỴ NHÂN
          636556238839591156zzz111

      PHÚT "QUAN" ĐI   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Một cái đám ma buồn...từ trong ra ngoài, từ trái qua phải, từ sau ra trước, và từ trên xống dưới luôn, đám tang nhạc sĩ đại tá VNCH NGUYỄN VĂN ĐÔNG, tác giả hàng loạt chiến ca, lính ca mà không một chiến sĩ VNCH nào không thuộc, thì cũng lõm bõm vài câu: Phiên gác đêm xuân, Chiều mưa biên giới , Sắc hoa mầu nhớ  vv...

Tất nhiên là tôi coi qua một cái " f " thôi, sớm nay ở đây, còn tang lễ đã cử hành hôm qua 2/3/2018 rồi, tại tư thất vị đại tá văn nghệ thượng thặng ấy ở Saigon. 

 

Chỉ cần đọc tiểu sử nhạc sĩ đại tá Nguyễn Văn Đông, là quý vị thấy ngay tính chất " văn võ kiêm toàn " rồi, không phải ngồi trong tháp ngà nắn nót cung thương, mà đã từng đi đóng chốt biên phòng, mới có "Chiều mưa biên giới " ấy được . 

Cũng không phải gác chân lên ghế luận văn chương thành phố, mà đã đôi phen chia phiên gác cho anh em dưới trướng vào những đêm xuân tiền tuyến, mới có được " Phiên gác đêm xuân " ...

 

Khổ quá, biết nói gì hơn khi đoạn nhạc " Phiên gác đêm xuân" mở đường cho quan đi, quan đây là quan tài,  chớ không phải vị quan 6 VNCH, rời căn nhà có mặt tiền, ngó ra đường Nguyễn Minh Chiếu xưa, nay đổi là Nguyễn Trọng Tuyển gì đó, để thẳng toạ độ Bình Hưng Hoà trực chỉ, trước khi quan về nước Phật. 

 Tư thất nhạc sĩ đại tá toạ lạc gần Viện Y Dược Học Dân Tộc, có cái Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh, mà gần 8 năm, tôi cứ đi ngang thường nhật, thấy ông bà đại tá ngồi ngắm cảnh trời trăng thiên hạ, bán hàng qua loa thực phẩm quà cáp ...

Trong lòng tôi lại nghĩ, tại sao chỉ có 2 ông bà mà không"quy Mã"cứ ôm lấy quê hương, rồi nay đại tá thất lộc trên thành phố, mà nếu ngày xưa tại miền nam, hay ngày nay ở xứ sở Tự Do, thì " áo bào vĩnh cửu " ấy, đã được phủ một lá cờ vàng 3 sọc đỏ chan chứa ân tình Dân tộc, vì nghĩa cả quê hương , với " Bảo quốc huân chương đệ tứ đẳng". 636556239402716243zzz222

 

 

Cỗ sự nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông không có cờ VNCH, chỉ có " Sắc hoa mầu nhớ " trắng tinh lạnh lùng, cùng khá đông thân quyến, bạn bè bình thường theo sau, cũng lặng lẽ như nhân diện vị phu nhân cô quả buồn phiền . 

Tôi chú ý tới số quý tang khách mặc thường phục cũng khá lớn tuổi đứng thành hàng ngắn ngủi , đợi linh sàng vừa tiến tới, là hô nhỏ một tiếng, tất cả giơ tay chào rất đúng nhà binh xưa của chúng ta . 

Ôi thôi đích thị là quân nhân các cấp chiến hữu đại tá Nguyễn Văn Đông rồi. 

Ấy nếu bình sinh trong quá khứ, vị "thượng cấp " bất kỳ cấp quan nào xuất hiện, lập tức huynh đệ nào thấy trước, cũng hô: " vào hàng, phắc " . Tất cả sẽ đứng dậy, để chính mình thấy được phong cách người lính biết tôn trọng kỷ luật QL/VNCH. 

Các anh có buồn không, dù thấy quý vị đứng chờ quan đi , 

đều đã cao niên rồi, nhưng tôi vẫn duy trì tư tưởng, ngôn ngữ huynh đệ chi binh, để hàng ngũ chúng ta trẻ mãi không già . 

 

Ban nhạc tang chế nhạc sĩ đại tá Nguyễn Văn Đông mặc sắc phục nghi lễ tử biệt mầu trắng, tất cả đều đơn giản đến không thể tìm thấy một chút gì quân cơ cờ xí như là hình ảnh một " võ quan " anh hùng tử sĩ trong ...mơ. 

Chẳng lẽ vị đại tá nhạc sĩ phải mãn phần trong hoàn cảnh nào ư ? Thời đại thực dụng rồi . Ở ngay đây, thủ đô tị nạn Bolsa quý võ quan xưa, cũng đã nhiều chinh nhân một thời chết trong quên lãng, thì dẫu tướng quân lực ta mệnh chung ở trong lòng " đất địch " cũng đành thôi . 

Có phải giang sơn nào của anh hùng ấy không? 

 

Thế rồi đám tang tự thể hiện thật nhanh, tất nhiên là chuyến xe chạy về trạm tiếp liên đi thiên cổ xứ đã cận kề . 

Quý chư tăng đông hơn chiến hữu, chiến hữu cỡ đại tá đã lưu vong ở hải ngoại hàng chục năm hơn rồi, và bạn đồng điệu của nhạc sĩ cũng phiêu bạt mịt mù cuối biển, chân trời ...

Khác với tang lễ thi nghệ sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân, mãn phần năm trước , đám tang đông nghẹt khách tri âm, là vì tráng sĩ tiêu lang tung mình ra chốn phù hoa, nên có tiếng khóc , tiếng...cười của người mộ điệu . 

Khi cỗ sự Thi sĩ Thiếu Tá VNCH Tô Kiều Ngân biệt giã gia đình, băng thơ giọng Huế vang lên của chính Tô lang tễn Tô lang đi khuất núi, cũng có ban tang nhạc nhưng quý nghệ sĩ lại xài giọng ngâm bất tuyệt cùng tiếng sáo chơi vơi tiễn linh về bát ngát . 

 

Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông khép cửa ẩn quan nơi thiếu thất, cuộc sống lãng đãng như nhạc điệu và lời ca của ông , không ồn ào, đấu tranh trong tư thế trữ tình lãng mạn . 

Nhạc lính của đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông không chịu sôi nổi như nhạc lính theo thứ tự từ náo nhiệt tới ôn hoà : Nhật Trường Trần Thiện Thanh , Phạm Duy, Phạm Đình Chương vv...tôi chỉ xin phép nhận định theo cảm quan người nghe thôi. 

Đội kèn đám ma vẫn chỉ tấu bài " Phiên Gác Đêm Xuân " của nhạc sĩ đại tá Nguyễn Văn Đông tiễn đưa vị đại tá VNCH, mà bình sinh cấp Đại tá Trung Đoàn Trưởng, Chỉ huy trưởng Tiểu Khu, đôi khi nhậm chức Tư lệnh Sư Đoàn, có lẽ uy linh âm điệu vũ bão hơn. 

Thế nên, các cụ ta xưa nói có vẻ đúng quá " văn là người " văn ở đây là những sáng tác của vị nào đó làm ra, nhạc sĩ đại tá Nguyễn Văn Đông đã an bình trên đường tử biệt, trở về cát bụi, như điều chấp nhận thiên nhiên tĩnh lặng, âm thầm từ 

Cuộc đời này qua cõi sống khác...vạn niên thư thái ...

Cầu nguyện hương linh nhạc sĩ đại tá siêu thoát trong đại ngã mênh mông...

        

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn