Bàn loạn về thông tin hóng được sau ngày thứ 52 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (16/04/2022)

Chủ Nhật, 17 Tháng Tư 20222:51 CH(Xem: 2410)
Bàn loạn về thông tin hóng được sau ngày thứ 52 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (16/04/2022)

pl_40

1. Kịch bản kéo dài chiến tranh

Chiều qua tranh thủ sang họp với tham mưu trưởng Phan Quang, có nhắc đến kịch bản kéo dài chiến tranh như đại diện Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói. Cũng nhân tiện có bác nào hỏi về tuyên bố của Nga là nước này đang lâm vào tình trạng của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ ba.

Vậy tại sao lại có thứ tuyên bố kỳ lạ như vậy? Chiến tranh hay không thì còn phải căn cứ vào việc ai tham chiến với ai chứ, như Mỹ người ta có bảo là đang có chiến tranh với Nga đâu?

Ở đây tuyên bố là cho dân chúng trong nước, để còn lấp liếm biện minh cho việc phải huy động thêm sức người sức của cho chiến trường. Nga thì cũng quen có kiểu tuyên bố mập mờ một cách rất tuyên truyền dù không có gì là chính thức như vậy – nó có tác dụng kích động quần chúng, nhưng nếu cần thì cãi bay cãi biến vẫn được. Một tuyên bố như vậy cũng là để giải thích, che đậy cho hành động hiện nay họ đang làm không khác gì tổng động viên trong nước.

Một kịch bản kéo dài chiến tranh có thể diễn ra theo hai hướng:

Một, Nga tiến hành tấn công tổng lực như kế hoạch ban đầu, muốn tiêu diệt toàn bộ chính quyền Ukraine để thay đổi chế độ, thiết lập ở nước này một chính quyền và chế độ chư hầu. Một kế hoạch như vậy đồng nghĩa với đẩy toàn bộ đất nước vào chiến tranh, mà chắc chắn họ nắm được đến giờ phút này Ukraine đã huy động được một lực lượng vũ trang cỡ 400.000 quân, 250.000 quân đội ngay trước chiến tranh và cỡ 150.000 từ sau ngày 24/02.

Chiến trường sẽ không chỉ là đông Ukraine nữa, mà sẽ lan sang cả phía tây nước này và sẽ hết sức khốc liệt, Nga phải cố gắng chiếm rất nhiều thành phố trong đó có cả Kyiv… lại hình thành thế trận loang lổ da báo. Để chuẩn bị, họ phải khởi động toàn bộ nền kinh tế sản xuất thời chiến chúng ta có thể tạm hình dung như thế này:

+ Đưa một số lượng lớn nhà máy vào sản xuất hàng quốc phòng, giao cho Trung Quốc mảng đồ tiêu dùng.

+ Tăng cường khai thác tài nguyên dầu khí “bán máu” cho Trung Quốc đổi lấy hàng tiêu dùng thiết yếu. Không loại trừ những thứ hàng quân sự như vải may quân phục, thắt lưng, ủng lính… thiết bị y tế bông băng thuốc đỏ mua luôn của Trung Quốc.

+ Chuẩn bị một lượng khủng vũ khí khí tài: 3 triệu khẩu súng trường tấn công và một con số tương ứng là 3 tỉ viên đạn cho nó, bổ sung cho đủ cỡ 5.000 khẩu pháo các loại, một lượng lớn tên lửa, xe tăng cũng phải lôi trong kho ra chữa cho đủ 4.000 – 5.000 chiếc.

+ 5 triệu quả đạn pháo các loại.

+ 20 – 30.000 cái xe tải…

+ Cuối cùng là tuyển cho được 2,5 đến 3 triệu quân, và đào tạo được ít nhất 200 – 300.000 sĩ quan.

Đương nhiên một kế hoạch như thế này tiêu tốn hàng trăm tỉ đô-la Mỹ trong hoàn cảnh càng sa lầy thì càng bị trừng phạt và cấm vận. Ông bạn là “chuyên gia tài chính Havard” bảo: Không thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng hoạt động như thế được. Cố đẩy vào thì càng chết. Chúng ta cùng nhớ lại đã có lúc nào đó nói chuyện kỷ lục Hoa Kỳ đẩy toàn bộ nền kinh tế vào phục vụ chiến tranh trong những năm 1940s, đỉnh điểm là 40% GDP. Như kinh tế Nga hiện nay mà lao vào lò lửa chiến tranh thế giới lần thứ ba như vậy thì chỉ có chết. Do đó chỉ là nói mồm thôi.

Hai, kéo dài cà dầm cà dề hạn chế ở Donbass, duy trì hành lang trên bộ như hiện nay nối vùng này với Crimea. Kịch bản này có thể xảy ra được, nhưng không giải quyết triệt để được vấn đề với cả hai bên.

Với Nga, càng kéo dài lâu thì càng thiệt hại về kinh tế do trừng phạt. Bản thân trong nước người ta cũng sẽ thắc mắc rằng chiến dịch quân sự đặc biệt gì mà kéo dài lâu thế, rồi bản thân thiệt hại, số người chết tăng cao cũng sẽ lan dần ra trong xã hội chứ nó không yên thế mãi được…

Với Ukraine thì đương nhiên là đánh nhau trong nhà mình vỡ hết đồ đạc, sứt đầu mẻ trán, kéo dài mãi thì cũng kiệt quệ. Ngay cả hỗ trợ của phương Tây rồi cũng đến lúc cạn, mỏi mệt mà dừng chứ. Do đó kể cả Nga không dứt điểm, thì Ukraine cũng sẽ cố gắng mà làm.

pl_44

2. Hôm nay xem kỹ được bản đồ phân bố các đơn vị của hai bên ở khu vực chiến trường đông nam Ukraine cho thấy:

– Lực lượng Nga dồn về đây khoảng từ đông gấp đôi đến hai lần rưỡi Ukraine. Hiện nay chiến trường đang hình thành một chỗ lồi về phía đông, và chính trong chỗ lồi này lực lượng Ukraine tập trung đông nhất. Theo chiến thuật ưa thích của Nga thì họ sẽ chia cắt và tiêu diệt quân Ukraine trong chỗ lồi này bằng hai mũi tấn công theo đường ngắn nhất:

(1) Mũi phía bắc dùng cụm quân từ Izyum đánh xuống trục Slovyansk – Kramatorsk.

(2) Mũi phía nam dùng cụm quân đang đóng xung quanh Berdiansk đánh lên gặp mũi bắc ở Slovyansk – Kramatorsk hình thành thế trận hợp vây.

(3) Đối diện chỗ lồi đó ở suốt phòng tuyến đối diện cũng bố trí dày đặc các đơn vị Nga, họ cũng sẽ tổ chức tấn công đồng loạt để ép lực lượng Ukraine trong chỗ lồi tiến đến bao vây chặt rồi tiêu diệt.

– Theo ngay báo chí Việt Nam, không rõ họ lấy thông tin ở đâu, bảo là toàn mặt trận Donbas phía Ukraine chỉ có 44.000 quân. Nếu họ đúng thì hóa ra lão xe ôm này có lý. Theo đà chiến sự, Nga và quân ly khai ép dần lực lượng Ukraine về phía tây, phòng tuyến hẹp dần và cũng mỏng dần, làm giảm quân số của Ukraine trong khu vực.

– Hiện nay theo tình hình thời tiết và hạ tầng, thì nhóm quân Nga ở miền nam muốn tổ chức mũi tấn công phía nam sẽ dễ dàng hơn ở phía bắc (cụm Izyum). Vì thế nếu quân Ukraine tiếp tục giữ vững khu vực phòng thủ, tích cực đánh tiêu hao, phá hoại cầu đường… cụm Izyum này khó tổ chức tấn công đàng hoàng được. Còn nếu họ làm thế nào tấn công được một mũi theo hướng Pavlohrad – nam Kharkiv thì sau lưng cụm Izyum của Nga sẽ bị uy hiếp.

– Ở phía nam, tui vẫn kiên trì cho rằng họ sẽ ép mạnh lực lượng Nga ở đâu đó trên Kherson một chút, nếu uy hiếp được lối rút về Crimea thì các cụm quân Nga quanh Kherson và Melitopol đều có lý do để lo lắng.

Chúng ta cùng so sánh tương quan hai bên nhé: Nếu con số là đúng, nghĩa là Ukraine có trong “chỗ lồi” 44.000 quân thì ở ngoài phân bố khắp mặt trận đông nam cỡ 80.000 đến dưới 100.000 quân, như vậy mà mới chỉ khoảng 25% binh lực. Còn phía Nga cho đến nay đã tập trung vào chiến trường tây nam của họ suốt từ Donbas đến Kherson, người ta đánh giá đến 150.000 hoặc có thể là 200.000 quân.

Thực tế từ đầu chiến tranh đến nay đã cho thấy, dù không có những khó khăn về hậu cần thì ưu thế về quân số của Nga cũng không ý nghĩa gì cả: thua về học thuyết quân sự, về cách đánh, về tư duy chiến thuật lạc hậu, về tinh thần và kỹ năng của con người (người lính).

Do đó nếu trong giai đoạn đầu của The Battle of Donbas, bất kể ai là người đánh trước mà Ukraine giữ vững được để đưa vào giai đoạn sau những lực lượng dự bị, thì họ chắc chắn sẽ thắng. Còn phía Nga, tui thì tin rằng họ đã dồn hết tiền đặt vào cửa này rồi, nên nếu thất bại là thua, thua hết luôn và chỉ còn nước đi về.

pl_43

3. Vậy chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào?

Chưa thể hình dung rõ ràng được, nhưng có điều chắc chắn là Putin đã quá dở khi khởi động một cuộc chiến tranh mà không biết trước được mình sẽ thoát ra khỏi nó như thế nào.

Chỉ biết một cách duy nhất của Putin là “leo thang để xuống thang.” Điều đó có nghĩa là lão ta sẽ ép các tướng lĩnh quân đội buộc phải đánh lớn một trận cho xong. Nếu tổ chức được hai mũi tấn công như trên đây, vây được một lượng quân Ukraine lớn rồi tiêu diệt và gọi hàng, thì tốt cho Putin quá, rút khẩn trương mà tuyên bố chiến thắng. Hiện nay Nga chưa đánh chẳng qua là chưa chuẩn bị xong thôi .

Đến đây thì các cháu dư luận viên “bão lửa” nên tỉnh ngộ thêm một chút: người tài năng kinh bang tế thế tự ví mình với Quản Trọng và Nhạc Nghị là phải tránh được chiến tranh. Còn nếu đã phát động chiến tranh phải quản trị và khống chế được nó, đã bước vào nó phải biết chắc chắn được mình sẽ bước ra khỏi nó như thế nào.

Ở đây đưa ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác điều chỉnh mục tiêu, hoàn toàn bị động, bị chiến tranh lôi xềnh xệch đi hết mục tiêu này đến mục tiêu khác mà mỗi ngày một ngụy biện. Suy tôn cái loại người đó là thiên tài với đại đế, cũng cần phải xem lại độ tỉnh táo, sức khỏe tâm thần của các cháu dư luận viên bão lửa.

4. Hôm qua sau khi post video đoàn tàu hỏa chở Grad từ Tyumen ra mặt trận, tui cũng sơ ý và được mấy bác nhắc: đó là Grad-1 lắp trên xe tải ZiL-131.

Bình loạn: Như vậy là Nga thiếu pháo phách thực sự, mới phải lôi cái thứ pháo thần công đốt đít thời Quang Trung đại phá Tôn Sĩ Nghị ra mà dùng như thế.

Nhân nói chuyện bên tường nhà bác Nhã Hoàng về lend-lease của Mỹ cho Liên Xô ngày xưa có chuyện là Nga nhận thép của Mỹ về pha ra cho dôi rồi đúc xe tăng. Đó là lý do xe tăng Liên Xô về lý thuyết vỏ thép sẽ rất tốt, nhưng mỗi khi trúng đạn của Đức thì tổ lái ở trong vẫn bị thương vì vỏ thép nó vỡ, văng mảnh ra bắn vào người bên trong. Bạn Phùng Ngọc Khoa thì bảo luyện thép của Nga khá là kém.

pl_39

Tui gửi kèm status này ảnh hai cái xe tăng Nga vỡ toang cả nòng pháo – sao vậy? Lý thuyết thì xe tăng Nga có độ bền nòng pháo là 1.200 phát bắn, nhưng trên thực tế thì tui có thể chắc chắn là từ đầu chiến tranh đến giờ chưa cái xe tăng Nga nào bắn được một số đạn đến như thế mà đã vỡ toác cả nòng pháo ra.

Độ bền nòng pháo xe tăng Mỹ trên Abram M1A1 là 1.500 phát bắn (1.500 EFC viết tắt “Effective Full Charge”) nhưng trên thực tế người ta yêu cầu phải thay sớm hơn, cỡ 50 – 70% con số trên đây. Trong chiến tranh Việt Nam, xe tăng M48 được thay nòng pháo khi bắn được số phát đạn 700 không được hơn để đảm bảo hiệu quả khi chiến đấu.

Bình loạn: Một nước có thái độ chuẩn bị chiến tranh và bước vào chiến tranh như thế (Nga) không thua mới là lạ. Bây giờ vào thực chiến cái khỉ gì cũng hỏng.

pl_41

– Lại chuyện xe tải. Tui gửi kèm ảnh một nhóm quân lính Nga phải đi nhờ xe bồn chở xăng. Nhỡ có chú nào lại vui tính vẩy tàn thuốc nhở, thành Lê Văn Tám hết cả.

pl_42

– Lại chuyện xe tải khác nữa: Lính Nga nhìn thấy “xe bồn” Ukraine sướng quá tưởng là xăng cướp ngay về, ai dè nó là xe rút hầm cầu. Các bác để ý cái “cửa sổ” kính dài dài đằng sau, ai mà đã xem rút hầm cầu rồi sẽ thấy chỗ đó có những cái gì đó nhào lộn bên trong rất khiếp. Nếu nhìn thấy cảnh đó rồi chắc chắn sẽ biết cái xe này dùng vào việc gì. Thế mà hôm trước tui viết lính Nga học thức cũng rất khiêm tốn có bác nào chạnh lòng. Thật ra nếu lính Nga mà ở quê có khi còn chẳng biết bồn cầu là gì cho đến khi vào lính, đương nhiên không thể biết cái xe của Công ty vệ sinh này rồi.

5. Năm 2016 Ba Lan có phim “Wolyn” (“Hartred”) nói về thời người Ukraine thảm sát người Ukraine gốc Ba Lan (ở Volyn) mà có đến 100.000 người chết. Đây là hậu quả của tư tưởng cực hữu của chủ nghĩa dân tộc. Hồi đó tui có xem phim này và thấy khá kinh hoàng. Tui viết như vậy là để nói rằng: không phải tui không biết chuyện, nhưng lúc này người có lương tâm sẽ gác lại để lúc khác thì nói. Nhưng chuyện nó không như thế.

Người Ba Lan chắc chắn không bao giờ quên cả Katyn lẫn Wolyn, nhưng ở năm 2022 họ là những người giang tay ra đón người Ukraine nhiều nhất, tình cảm nhất. Làm như thế, họ vừa tự bảo vệ mình trước cuộc chiến tranh của Putin, nhưng về lâu dài lại tự bảo vệ mình bằng cách hàn gắn vết thương cũ thông qua xóa bỏ hận thù. Làm như vậy, người Ukraine sẽ thấy hàm ơn với họ, và chắc chắn là hai dân tộc sẽ bước ra khỏi câu chuyện với những tình cảm mới để tiến vào cuộc sống hòa bình. Vậy ai: Một bên là dân Nga của Putin đang hô hào ném bom san bằng Kyiv, và bên kia là những người Ba Lan không nói một câu mà làm mọi việc để giúp đỡ người Ukraine, ai là giống người văn minh hơn?

Ngay lúc cuộc chiến đang diễn ra, vẫn có những kẻ người Việt Nam lôi chuyện này ra để phá hoại tình cảm chân chính của những người chống chiến tranh, đó mới là thái độ mất dạy và vô liêm sỉ.

P/S. Dịch giã đỡ đỡ nên sáng mai tui có lịch đi chém gió, phải chiều về may ra mới lên bài được, các bác thông cảm. Ngày mai sẽ nhờ TMT Quang với chủ đề riêng về sự kiện bắn chìm tuần dương hạm Moskva.

PHÚC LAI 17.04.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn