Đặng Anh Sơn - Putin và Baofeng

Thứ Năm, 03 Tháng Ba 20224:00 SA(Xem: 3227)
Đặng Anh Sơn - Putin và Baofeng

AVvXsEjfcV1FzoBzn19Cvsza8hl6zpYFgpDSJhnDH96x_MRnPyzxFVZ2u5fADLipJh9MYtiWkQeDZHAMkmpzmGckbt_snpJ3Q5NjoKfO_q4v_RVx5fgUeh8xacWWexYplxhCq8oOZ44QHziTw_yJVU_UTOFhrT85DPzTgJIiVOyyW9atNmLyhZMVq68Ss0SxhA=w400-h250 

Mấy hôm nay, nhìn đội quân xâm lăng của Putin đánh đấm thì mình đã ngờ ngợ. Tiến quân như thời WWII, có vẻ lạc hậu thế nhỉ?

Dễ đoán nhất là gì: một nền kinh tế như Nga, chủ yếu nhờ bán nhiên liệu, nhưng số thu được chỉ bằng một phần của Đức, thì làm sao có thể nuôi một đội quân hùng hậu cho nổi? Thứ nữa, nhân tài nước Nga chán ngán Putin nên tìm mọi cách chạy sang Tây để có cuộc sống yên bình, thì lấy đâu ra nhân lực để phát triển công nghệ-khoa học quân sự?

Nhưng điểm yếu cốt tử của quân đội Nga, theo như ông anh mình giải thích dưới đây, thì rất dễ hiểu: đám tướng tá tham nhũng sạch trơn nguồn lực, khiến quân đội Nga suy yếu. Putin duy trì một chế độ độc tài oligarch (tài phiệt) thì sẽ đến lúc hứng thành quả.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov là người duy nhất dám chống lại tham nhũng và đám nhà thầu quân sự thân hữu (crony) trong quân đội Nga. Ông rất nỗ lực cải tổ quân đội Nga. Kết quả là các nhóm lợi ích cho ông về vườn năm 2012.

Người kế nhiệm ông là Shoygu, ông này làm tới tận... bây giờ. Chưa hết, Shoygu là quan chức chính phủ duy nhất làm việc liền một mạch từ năm 1991 (khi thành lập Liên Bang Nga) cho tới bây giờ, thoát mọi sự thanh trừng. Biệt thự (nhà riêng) của ông ấy cũng khổng lồ. Ngoài việc ông này được Putin tin cậy giao cho quân đội mà không sợ làm phản (vì là người thiểu số), ông này đương nhiên chia bánh rất đều và hậu hĩnh cho các nhà thầu quân sự thân hữu và các nhóm lợi ích.

Tham nhũng kiểu này dẫn đến việc quốc phòng chi tiền cho các chiến lược phát triển quân sự có lợi cho các nhà thầu, thay vì có lợi cho quân đội Nga. Tức là thay vì quân đội Nga trở nên hiện đại, thiện chiến, hiệu quả, thì hóa ra là nhà thầu quân sự và các nhóm lợi ích trở nên giàu có.

Cụ thể là, các cường quốc châu Âu suốt vài trăm năm qua hoặc là chọn phát triển lục quân, hoặc là hải quân. Trừ Liên Xô, họ có hải quân rất mạnh. Liên Bang nga (hậu Liên Xô) lúc đầu có lục quân rất mạnh, đủ đế chiến thắng các cuộc chiến trên bộ. Sau này đổ tiền vào hải quân (quá sức với kinh tế Nga) khiến cho cả lục cả hải quân Nga đều yếu kém. Lý do như trên, nhà thầu hải quân dễ kiếm chác hơn nhà thầu lục quân. Nhất là Nga phải đầu tư cực kỳ nhiều tiền vào các binh xưởng đóng tàu mới toe (vì các nhà máy đóng tàu quân sự toàn nằm ở... Ukraina).

Nga tấn công Ukraina, báo chí dùng từ #Blitzkrieg. Đây là tiếng Đức. Nó là cách đánh thần tốc của Hitler, dùng xe tăng và máy bay để ào ạt thọc sâu. Ngày nay thì dùng tên lửa đất đối đất (cruise), không quân (ném bom và tên lửa không đối đất), sau đó là drone vào bắn phá tiếp, cuối cùng mới là xe tăng và bộ binh.

Trước khi cuộc chiến nổ ra, người ta tính toán và chờ đợi Nga sẽ bắn mỗi ngày cả ngàn quả tên lửa lên khắp các căn cứ quân sự và sân bay quân sự của #Ukraina, rồi sẽ có hàng trăm lần không quân Nga xuất kích. Đè bẹp Ukraina từ trên không xong xuôi rồi thì xe tăng Nga mới đĩnh đạc tiến vào, rất là Blitzkrieg.

Cuối cùng thì hóa ra sai cả: tên lửa bắn vài phát, máy bay thì ú ớ, drone chẳng thấy đâu, xe tăng thì tiến vào ngáo ngơ không đi cùng quân bộ, đã thế còn hết xăng. Tất cả là do tham nhũng đã bào mòn nguồn lực (lẽ ra phải) cực kỳ khổng lồ của quân đội Nga.

Hiệp đồng tác chiến lại là chuyện khác. Nga vẫn đánh theo kiểu Barbarossa-style Blitzkrieg; tức là các echelon tiến quân ào ạt vào đồng bằng Ukraina, liên tục các echelon nối đuôi nhau thọc sâu. Nhưng để làm như vậy thì khâu hậu cần và chuẩn bị phải cực kỳ chuyên nghiệp, công phu và dồi dào. Mà tham nhũng thì hậu cần và huấn luyện là hai khâu dễ ăn nhất.

Kết quả là quân Nga vào và bị chia cắt, hết cả xăng. Đã thế lại còn không có công nghệ cao dẫn đường, đâm ra ngày đi đêm nghỉ. Đêm nằm yên phơi mình ra cho drone của Ukraina (mua của Thổ Nhĩ Kỳ) bắn.

Cuối cùng thì chính là Putin. Putin chỉ có năng lực tiến hành các chiến dịch gọn gàng, kiểu chiếm Crimea; chứ không đủ năng lực để phát động một cuộc chiến tranh. Nhất là phát động một cuộc chiến tranh bằng một đội quân đầy rẫy tham nhũng.

Bọn Tây cũng bắt đầu nói đến đảo chính sau khi Putin đe dọa dùng hạt nhân (nuke or coup). Trước khi Nga đánh Ukraina, thì ngai vàng của Putin vững hơn bàn thạch, xác suất đảo chính là bằng zero. Nhưng giờ thì khả năng đảo chính, dù rất thấp, nhưng đã khác zero. Tất cả oligarch và quần thần mà Putin có được, thì lòng trung thành của họ xây dựng trên những gì mà Putin ban phát: các hợp đồng và bổng lộc. Nay những thứ đó đang ào ạt bay hơi. Vấn đề lúc này là nước Nga đã bị cô lập cả về ngoại giao lẫn kinh tế. Nga thắng hay thua ở Ukraina thì cũng vẫn bị cô lập, chừng nào Putin còn tại vị. Đây chính là lý do bọn Tây cho rằng có khả năng đảo chính, dù là rất bé.

Nhưng dù có đảo chính hay không, thì rõ ràng Nga không còn là cường quốc quân sự (dù có hạt nhân), và vũ khí Nga không còn là ưu việt (nếu như không nói là quá lạc hậu so với chiến tranh hiện đại).

Quân Nga đến lúc này gây ra khá nhiều sự ngạc nhiên. Ngạc nhiên lớn nhất là không quân Nga, ngạc nhiên ngã ngửa nhất là bộ đàm.

Lính Spetsnaz (đặc nhiệm) Nga ở Ukraina sử dụng bộ đàm Baofeng () tức Bạo Phong của Trung Quốc. Đây là bộ đàm không có mã hóa, giá rẻ, không ổn định. Ở Việt Nam có thể mua bộ đàm Bạo Phong rất dễ dàng trên mạng.

Máy bay thì Nga bố trí sẵn 300 chiếc rất hiện đại, nhưng đến lúc đánh nhau thì xuất kích rất lẻ tẻ. Có nhiều lý do:

a) Trong chiến tranh hiện đại, máy bay cường kích luôn sử dụng bom thông minh (có dẫn đường) và tên lửa có dẫn đường. Bắn phát nào trúng cứ điểm của địch phát đấy. Đáng buồn là do tham nhũng nên kho bom và tên lửa dẫn đường quá ít, lại bị đem dùng hết ở Syria rồi. Sắp tới chắc Nga sẽ dùng bom đạn loại thường.

b) Do tham nhũng nên công tác huấn luyện của phi công Nga cũng rất có vấn đề. Họ bay chưa tới 100 giờ bay tập/năm. Trong khi phương Tây bay tầm 200 giờ. Nên kỹ năng bay chiến đấu là là kém hẳn.

c) Tấn công mặt đất, hoặc không chiến, cần rất nhiều công nghệ định vị, dẫn đường (để xác định mục tiêu từ xa), hỗ trợ cận chiến. Nga rất kém cái này.

d) Để phối hợp với bộ binh, cần huấn luyện rất nhiều (nhưng do tham nhũng, bị cắt bớt), và khi thực hành lại cần... bộ đàm. Làm sao mà phi công, bộ binh, và các đơn vị phòng không đi cùng bộ binh phối hợp với nhau trong chiến đấu bằng bộ đàm Bạo Phong ? "

ĐẶNG ANH SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn