Chào ba ngón kiểu Hunger Games có ý nghĩa gì với giới trẻ Đông Nam Á?

Thứ Ba, 21 Tháng Mười Hai 20217:00 CH(Xem: 3472)
Chào ba ngón kiểu Hunger Games có ý nghĩa gì với giới trẻ Đông Nam Á?

Chào ba ngón kiểu Hunger Games có ý nghĩa gì với giới trẻ Đông Nam Á?

Người dân Thái Lan biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức ngày 1/8

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Thái Lan biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức ngày 1/8/2021

Đợt công chiếu phần tiếp theo của phim The Hunger Games (Đấu trường Sinh tử) ở Thái Lan xảy ra đúng vào dịp sáu tháng sau cuộc đảo chính quân sự 22/05/2014, là dịp để thanh niên Thái Lan phản đối nhóm quân nhân lên chiếm quyền.

Lần đầu tiên, một số thanh niên Thái Lan đã nhân phim The Hunger Games -Mockingjay tập một ra mắt và bị ngưng chiếu ở một số rạp tại Bangkok để bày tỏ phản đối.

Họ đưa tay chào ba ngón, như cách các thiếu niên trong bộ phim Mỹ chào để nhận ra đồng đội.

Trên thực tế, cách chào ba ngón tay đã có từ lâu, trong phong trào hướng đạo quốc tế, nhất là ở các nhóm Sói nam (Boy Scouts) ở Anh thời bá tước Robert Baden-Powell.

Từ đó, nó được đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức (Nazi) của Adolf Hitler du nhập với cách đưa thẳng cả cánh tay và bàn tay ra phía trước.

Còn chào bằng hai ngón tay là cách đã được quân đội CH Ba Lan dùng từ những năm sau Thế Chiến I.

Nhưng việc giới trẻ ngày nay chọn một cách chào từ phim Hollywood lại là chuyện rất hiện đại.

Nhưng sau vụ việc năm 2014, đó, tính đến cuộc biểu tình tại Myanmar 2016, ở Hong Kong năm 2019, đợt phản đối các lệnh kiểm soát Covid ở Thái Lan năm 2021, ba ngón tay chào từ bộ phim Mỹ đã thành biểu tượng nổi tiếng.

Xã hội giả tưởng đen tối

Khái niệm phim, tiểu thuyết về một xã hội hoặc chìm đắm trong quá khứ không xác định, hoặc ở một tương lai tăm tối trong tiếng Anh có tên là 'dark dystopia'.

Dystopia trái ngược với 'utopia' - giả tưởng lý tưởng, ví dụ như chủ nghĩa cộng sản, theo cách hình dung của các nhà tư tưởng Âu Mỹ mấy thế kỷ qua.

Thế giới 'dystoptia' là phản đề của 'thiên đường XHCB', hay Địa đàng tôn giáo.

Nó hoặc do băng nhóm độc tài, tường già nua, đầy mưu mô, kiểm soát, hoặc là xứ sở mà con người bị máy móc (robot) điều khiển. Chỉ còn một nhóm nhỏ, thường là người lập dị, thanh thiếu niên dũng cảm, dám chống lại quyền lực đen.

Cha đẻ của dòng văn học 'dystopian' được cho là nhà văn Anh George Orwell.

Tiểu thuyết '1984' của ông, viết khi làm việc cho đài BBC ở London, đã trở thành tác phẩm chính trị và văn học giả tưởng kinh điển về một xã hội bị kiểm soát toàn diện.

Được biết cuốn sách viết năm 1949 đã cảnh báo rằng chủ nghĩa Stalin ở Liên Xô (cũ) có tiềm năng đem mô hình kiểm soát tư tưởng và ngôn ngữ của toàn xã hội ra khắp thế giới.

Mặt khác, Orwell cũng coi mọi cơ quan quyền lực và truyền thông có nguy cơ gây áp bức qua tuyên truyền, và trong tiểu thuyết nổi tiếng, ông lấy một căn phòng dưới tầng hầm trong tòa nhà Broadcasting House, trụ sở đài BBC, làm hình mẫu cho căn phòng kiểm soát tư tưởng (room 101) của "Bộ Sự thật" trong sách.

Năm 2008, dù chủ nghĩa cộng sản đã tan rã ở Liên Xô cũ và Đông Âu, thế giới lại có nguy cơ rơi vào tình trạng mất tự do bởi công nghệ, và tác phẩm của Suzanne Collins ra đời.

Sau được chuyển thể thành phim "Đấu trường sinh tử" (gốc tiếng Anh: The Hunger Games), câu chuyện nói về một thiếu nữ, Katniss Everdeen, phải chiến đấu để tồn tại và chiến thắng trong một trò chơi truyền hình tàn bạo.

Tessa Wong, BBC News từ Singapore nhận định rằng kiểu chào ba ngón tay từ phim đã trở thành một biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Đông Nam Á.

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình ở Myanmar chào ba ngón tay

Năm 2014, trong vụ ở rạp chiếu bóng Bangkok một số sinh viên cũng chỉ mới có động tác chào ba ngón tay như trong bộ phim chống chế độ độc tài quân sự tương lai, và cảnh sát Thái Lan cũng chỉ bắt họ rồi thả.

Theo The Guardian ở Anh thì với thanh thiếu niên Đông Nam Á, kiểu chào ba ngón tay có ý "chúng tôi không đầu hàng", bất chấp áp bức.

Đến nay, vì lo sợ sự lan tỏa của các nội dung chính trị từ phim ảnh, văn học chính quyền quân sự Thái Lan đã cấm cả chuyện đọc tiểu thuyết '1984' của George Orwell.

Cùng lúc, chính phủ Thái Lan cũng ra thêm lệnh cấm tụ tập quá năm người.

Tuy vậy, việc hiểu các biểu tượng này cũng không thống nhất.

Có những người chỉ đơn giản coi đó là việc bày tỏ tình đoàn kết với người biểu tình mà không hàm ý phản kháng vũ trang hay bạo động.

Với một số người khác, chào ba ngón tay là cách họ thể hiện tình cảm yêu tự do, theo tờ Independent ở Anh khi lý giải câu chuyện này về Thái Lan hồi 2020.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn