Vụ 'thảm sát' chó ở Cà Mau: ‘Mỗi cá nhân cần lên tiếng'

Thứ Năm, 21 Tháng Mười 202110:17 SA(Xem: 2256)
Vụ 'thảm sát' chó ở Cà Mau: ‘Mỗi cá nhân cần lên tiếng'
bbc.com

Vụ 'thảm sát' chó ở Cà Mau: ‘Mỗi cá nhân cần lên tiếng'


Chụp màn hình

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Bức ảnh 'đàn chó về quê' thể hiện tình người VN với chó "đói khổ có nhau" nhưng số phận của đàn chó bị chính quyền giết lại gây ra các cảm xúc ngược lại

Sau gần 10 ngày xảy ra vụ thảm sát 15 con chó ở Cà Mau, một số tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đã yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc giết hại chó mèo "vô căn cứ khoa học".

Soi Dog, World Animal Protection hay Peta Asia đều cho rằng chính quyền Việt Nam cần tuân theo những hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong đó nêu rõ: Chó mèo không lây truyền virus SARS-CoV-2 sang người.

Chụp lại video,

Hành trình về quê cuối cùng của 15 chú chó

'Phải đối xử với động vật dựa trên khoa học'

Trong bình luận chính thức về vụ thảm sát 15 con chó ở Cà Mau gửi đến BBC News Tiếng Việt, Lena Aahlby, Giám đốc Chương trình Toàn cầu, World Animal Protection nói:

"Vụ giết chó là thảm kịch, và chúng tôi chia sẻ sự mất mát này với người chủ, ông Phạm Minh Hùng và bà Nguyễn Thị Chi Em, những người vốn đã rất đau đớn.

Thú cưng là người bạn quan trọng của chúng ta và không nên bị giết hại vì nỗi lo sợ lây truyền Covid vô căn cứ. Hiện không có bằng chứng được xác nhận là thú cưng có thể truyền bệnh Covid sang cho người, và nguy cơ này rất thấp.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền tại Việt Nam thể hiện tình thương và khẩn cấp xem xét lại cách tiếp cận đối với thú cưng dựa trên những hướng dẫn khoa học hiện có. Giết hại chó như vậy là tàn nhẫn, không cần thiết và sẽ không làm giảm tốc độ lây lan Covid-19."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trong phỏng vấn ngày 15/10 với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Alicja Izydorcz, Giám đốc Quốc tế về Phúc lợi Động vật của Soi Dog nhận định việc giết chó là không cần thiết, "Ở một số nước phương Tây, các bệnh nhân Covid ở nhà cách ly vẫn nuôi chó, mèo, họ không xa lánh chó mèo. Vì chó mèo còn là nguồn hạnh phúc, nâng đỡ về mặt cảm xúc cho họ. Có chó mèo bên cạnh giúp các bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn, về mặt tinh thần lẫn thể chất".

"Việc giữ khoảng cách là để bảo vệ thú cưng vì chó hay mèo có thể bị người lây Covid, nhưng khả năng chó mèo lây Covid sang người là cực kỳ thấp, và hiện chưa có bằng chứng về khả năng này", Tiến sĩ Alicja Izydorcz cho biết thêm.

'Kiến nghị cần bền bỉ'

Trái ngược với sự im lặng của báo chí chính thống tại Việt Nam trong gần 7 ngày qua, các bạn trẻ ở Việt Nam vẫn tiếp tục ký tên vào các bản kiến nghị trên mạng, hoặc gửi thư đến các tổ chức bảo vệ quốc tế, yêu cầu chấm dứt việc giết hại động vật chỉ vì nỗi lo sợ vô căn cứ khoa học liên quan đến Covid.

hashtag #standfor16Nguồn hình ảnh, CHỤP MÀN HÌNH

Với hashtag #standfor16 #LuatbaovedongvatVietNam #khongchim16, #Khongbocuoc16, #theodencung16, #baovegiadinhaehung, nhiều bạn trẻ đã tiến hành nộp đơn kiến nghị trên mạng. Nhiều bình luận thể hiện không nên để vụ này 'chìm xuồng', kêu gọi mọi người đừng bỏ cuộc.

Nguồn hình ảnh, CHỤP MÀN HÌNH

Theo số liệu cập nhật đến 9 giờ ngày 19/10 thì bản kiến nghị trên trang ThePetitionSite.com đã đạt hơn 182.000 chữ ký.

Tiến sĩ Alicja nói với BBC rằng kiến nghị này sẽ mang tính hỗ trợ, mặc dù không thể giải quyết hết vấn đề. 'Tôi muốn mọi người kiểm tra kỹ mình đã ký gì, và những trang này có đưa vấn đề đến những người có quyền lực thay đổi hay không".

Theo Tiến sĩ Alicja, những đơn kiến nghị này nếu không chuyển đến các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền thì sẽ khó tạo sự thay đổi. Ngoài ra số lượng chữ ký rất quan trọng.

"Quan trọng hơn, mỗi người ký đơn cần phải bền bỉ trong cuộc chiến, không phải giận dữ và rồi đánh mất cảm xúc thời gian sau đó", Tiến sĩ Alicja nhận định.

'Cần thay đổi giáo dục và luật pháp về bảo vệ động vật'

Chụp màn hìnhNguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh hai vợ chồng ông Hùng dắt díu nhau cùng đàn chó 15 con trên chiếc xe máy gây xúc động cư dân mạng

Tiến sĩ Alicja Izydorcz nói với BBC rằng để chấm dứt nạn bạo hành với chó mèo nói riêng và động vật nói chung, Việt Nam cần thay đổi về mặt luật pháp. Vấn đề ở Việt Nam là "con vật không được xem là thực thể có khả năng nhận thức (sentient being)".

"Vụ giết chó cho thấy rõ vấn đề lớn hơn đó là việc không tôn trọng động vật. Bây giờ là đã thế kỷ 21, cần xem động vật có quyền, có cảm xúc, có nhu cầu, hơn chỉ là được ăn và uống", Tiến sĩ Alicja Izydorcz nói.

"Vấn đề này ở Việt Nam không thể được giải quyết từ bên ngoài mà ngay từ trong nước. Sự thay đổi phải từ cấp thấp nhất lên cấp cao nhất ví dụ người dân Việt Nam cần phải tập hợp lại để gây áp lực như từ cấp làng xã, cá nhân, báo cáo lên truyền thông địa phương khi chứng kiến sự tàn bạo với động vật".

"Ở Việt Nam, việc buôn bán thịt chó cũng là vấn đề lớn", Tiến sĩ Alicja Izydorcz cho biết thêm. Soi Dog đã làm việc trong nhiều năm qua để vận động hành lang chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề buôn bán thịt chó.

"Giáo dục là điều quan trọng để thay đổi nhận thức về bảo vệ động vật tại Việt Nam. Nếu có tổ chức bảo vệ động vật nào từ Việt Nam, thì họ có thể tiếp cận trực tiếp chúng tôi", Tiến sĩ Alicja Izydorcz cho biết. Soi Dog khẳng định sẽ cùng đồng hành để tạo nên sự thay đổi đó, dựa trên các đề xuất từ các tổ chức ở Việt Nam gửi đến.

Lena Aahlby, Giám đốc Chương trình Toàn cầu, Tổ chức World Animal Protection nói:

"Nâng cao nhận thức, tạo dựng động lực và gia tăng tối đa áp lực có thể đạt hiệu quả. Mặc dù giải quyết nguyên nhân cội rễ là yếu tố then chốt. Do đó việc kiến nghị trực tiếp lên chính quyền Việt Nam về việc giết hại động vật là yếu tố nền tảng và nếu có thêm nhiều tiếng nói kêu gọi sự thay đổi thì càng tốt."

Peta Asia (Hiệp hội con người vì hành vi nhân đạo đối với động vật) trong một kiến nghị đã kêu gọi mọi người cùng ký tên, yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc giết hại động vật chỉ vì người chủ của chúng đã bị nhiễm Covid. Theo Peta Asia thì các cơ quan, bộ ngành có trách nhiệm tại Việt Nam phải dựa trên hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tránh việc giết hại động vật chỉ vì tin tức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết.

Riêng về UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) ngày 10/10 cho biết 'sẽ rà soát lại nếu có sai sót trong quá trình tiêu hủy đàn chó, mèo, thì huyện sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật'.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông tin cá nhân nào đã làm sai và hình thức xử lý như thế nào. Liệu ông Phạm Minh Hùng có 'đòi lại công bằng' cho đàn chó của mình hay không vẫn còn là câu hỏi lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn