Hơn 1.500 học sinh Thành Hồ mồ côi trong đại dịch COVID-19

Thứ Ba, 14 Tháng Chín 20212:00 CH(Xem: 2565)
Hơn 1.500 học sinh Thành Hồ mồ côi trong đại dịch COVID-19
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP. HCM, có khoảng 1.500 học sinh các cấp có cha, mẹ mất kể từ khi đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát. Trong đó, hơn 490 em ở bậc tiểu học, 580 em bậc THCS, còn lại ở bậc THPT và giáo dục thường xuyên.
ntdvn_lay-mau-xet-nghiem-covid-19
Ngày 14/9, Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND TP. HCM có buổi làm việc trực tuyến với Sở GD-ĐT về tình hình học sinh học tập đầu năm học 2021 - 2022. Tại buổi làm việc, Sở GD-ĐT TP. HCM cho biết, hiện thành phố có 10.073 học sinh phổ thông mắc COVID-19, nhiều nhất ở bậc tiểu học và THCS. Gần 3.400 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục là F0.

Đặc biệt, 1.517 học sinh rơi vào hoàn cảnh mồ côi trong đại dịch COVID-19. Trong đó có hơn 490 học sinh tiểu học, 580 em THCS, còn lại là THPT, giáo dục thường xuyên.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động toàn ngành GD-ĐT của thành phố bị mất việc làm là 12.341 người. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là bậc mầm non với 10.129 người (chiếm 82,08%) bị huỷ hoặc hoãn hợp đồng lao động.

Liên quan đến việc hỗ trợ trẻ mồ côi vì dịch COVID-19, hôm 11/9, Sở LĐ-TB-XH TP. HCM đã thông tin về chính sách, chế độ chăm sóc, hỗ trợ trẻ em là F0 hoặc có cha mẹ mất trong đại dịch.

Cụ thể:

Với trường hợp trẻ em là F0

Thành phố hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian điều trị, cách ly y tế tập trung từ ngày 27/4 đến ngày 31/12/2021. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày đối với F0 và 21 ngày đối với F1.

Theo Công văn 2512/2021 của UBND TP. HCM, trẻ em (dưới 16 tuổi) đang điều trị COVID-19 hoặc đang cách ly y tế còn được hỗ trợ thêm một lần mức 1 triệu đồng/trẻ.

Đồng thời, ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

Khi hoàn thành điều trị hoặc cách ly về nhà, chính quyền địa phương sẽ xác minh hoàn cảnh trẻ, hỗ trợ nhu yếu phẩm như: gạo, mì gói, sữa...

Đối với trẻ em có cha mẹ mất trong đại dịch

Sở LĐ-TB-XH TP. HCM cho biết, căn cứ theo Nghị định 20/2021 của Chính phủ, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ thì được xét trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.

Với chính sách này, mức trợ cấp có hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi; hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên. Trẻ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn giảm học phí và các khoản khác trong nhà trường.

Thời gian trợ cấp đến dưới 16 tuổi; nếu đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

Ngoài ra, căn cứ Luật trẻ em 2016, Nghị định 56/2017 của Chính phủ và Nghị định 20/2021 của Chính phủ, trẻ mồ côi cả cha và mẹ thì được đưa vào diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế bởi ông, bà, cô, chú cậu, dì, người thân; cá nhân cộng đồng trong xóm, tổ dân phổ; nhận nuôi con nuôi; đưa vào các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập...

Sở LĐ-TB-XH cho hay, hiện nay, các quận, huyện và TP. Thủ Đức cũng đã và đang vận động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ có cả cha mẹ mất trong đại dịch COVID-19; hỗ trợ trẻ có cha hoặc mẹ mất trong đại dịch, người còn lại nhiễm COVID-19, đang điều trị trong khu cách ly tập trung có hoàn cảnh khó khăn từ 3 – 5 triệu đồng/trẻ và nhu yếu phẩm như: gạo, sữa, mì, dầu ăn...
-----------------------

(PLO)- Hơn 1.500 học sinh ở TP.HCM thuộc diện mồ côi do dịch bệnh COVID-19, hơn 12.000 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục bị mất việc làm.

Ngày 14-9, Sở GD&ĐT đã có báo cáo với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP.HCM về tình hình đầu năm học mới 2021-2022.

Theo đó, tính đến 11-9, toàn TP có hơn 1,7 triệu học sinh, tăng hơn 11.000 em so với năm học trước.

Do ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, từ đầu tháng 9 đến nay, học sinh từ tiểu học đến THPT, GDTX đã bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến và dự kiến sẽ thực hiện đến hết học kỳ 1.

Sau hai tuần tập trung học trực tuyến, TP có khoảng 1,3 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT đang làm quen, học chương trình mới. Trong đó, tiểu học đạt 94% học sinh tham gia, bậc THCS có gần 94% em và THPT gần 98%, Giáo dục thường xuyên hơn 89%. Một số em mắc kẹt ở quê đã đăng ký học tạm trường gần nơi ở. Riêng khối mầm non chưa đến trường.

hoc-sinh-thcs-hoc-truc-tuyen-tphcm-covid-19_uhja
Học sinh khối THCS trong một giờ học trực tuyến ở TP.HCM

Đáng nói, theo khảo sát của Sở GD&ĐT, dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng lớn đến đội ngũ trong ngành giáo dục. Hiện TP có 10.073 em nhiễm COVID-19, nhiều nhất ở bậc tiểu học và THCS. Đặc biệt có 1.517 học sinh phổ thông rơi vào cảnh mồ côi do dịch COVID-19.

Ngoài ra, gần 3.400 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thuộc diện F0. Hơn 14.300 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đang tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Hiện TP.HCM có 1.253 cơ sở trường học đang được trưng dụng cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cũng theo ghi nhận của Sở GD&ĐT TP.HCM, tính đến thời điểm 11-9, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động trong ngành giáo dục bị mất việc làm là 12.341 người, tập trung nhiều nhất ở bậc học mầm non với hơn 10.129 người (chiếm trên 82%).

Riêng khối các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, số lao động mất việc làm hoặc tạm chấm dứt hợp đồng lao động đã 1.046 người.

Về tình hình sách giáo khoa, Sở cũng thông tin, đến nay gần 72% học sinh đã có sách giáo khoa, còn hơn 200.000 học sinh chưa có sách, chiếm hơn 17%.

Số lượng học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến đã giảm đáng kể so với khảo sát cuối tháng 8. Từ 75.000 em không có điều kiện học trực tuyến nay còn chưa đến 40.000 em.

Toàn TP đến nay có khoảng hơn 90% giáo viên được tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó gần 56% giáo viên tiêm đủ 2 mũi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn