Lửa thiêng Olympic vẫn thắp sáng Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2021

Chủ Nhật, 28 Tháng Ba 202111:53 SA(Xem: 4052)
Lửa thiêng Olympic vẫn thắp sáng Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2021
rfi.fr

Lửa thiêng Olympic vẫn thắp sáng Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2021 - Tạp chí thể thao

Anh Vũ

Trong tuần hai sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn vẫn diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành. Tại Nhật Bản, cuộc rước đuốc thắp sáng đài lửa Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2021 bắt đầu, và vòng loại chọn các đại diện bóng đá châu Âu dự thế giới Qatar 2022 khởi tranh, sau khi phải lùi lại 1 năm cũng vì dịch bệnh.

Tokyo 2021 : Ánh đuốc trong đêm tối dịch bênh

Với quyết tâm duy trì bằng mọi giá ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh đã được chuẩn bị với rất nhiều công sức và tiền của, các nhà tổ chức Thế Vận Hội mùa hè Tokyo 2021, sau khi quyết định cấm du khách nước ngoài đến Nhật tham dự, hôm 25/03 vừa qua đã bắt đầu tiến hành cuộc rước đuốc theo truyền thống về thắp sáng đài lửa trên sân vận động lớn ở thủ đô Tokyo trong ngày khai mạc Thế Vận Hội, đã được ấn định ngày 23/07/2021.

Ngọn lửa thiêng Olympic đã được châm lên từ hôm 12/03/2020, từ ánh sáng mặt trời ở gần khu đền thiêng Héra trên đỉnh Olympia của Hy Lạp. Ngọn lửa đã vượt qua 9.600 km để được đưa về Tokyo hồi mùa xuân năm ngoái. Sau khi Thế Vận Hội phải lùi lại một năm, ngọn lửa thiêng vẫn được thắp giữ trong một nơi bí mật, để rồi hôm 25/03 vừa qua được châm vào đuốc tại Fukushima, bắt đầu cuộc rước đuốc về Tokyo.

Lẽ ra hành trình rước đuốc sẽ phải diễn ra một cách hoành tráng, tưng bừng nhất, nhưng các nhà tổ chức đã phải rút gọn tối đa các khâu nghi thức, đồng thời tăng cường các biện pháp giám sát phòng dịch. Một lễ rước đuốc thiêng Olympic chưa từng có trong nơm nớp nỗi lo với những quy định phòng dịch khắt khe nhất.

Phóng sự của thông tín viên Bruno Duval tại Nhật Bản ghi nhận :

535 nghìn người Nhật dự tuyển để được tham gia rước đuốc Olympic. Cuối cùng chỉ còn 10 nghìn người may mắn được chọn, mỗi người được chạy tiếp đuốc khoảng 200 mét. Trong 121 ngày ngọn lửa Olympic sẽ đi qua 857 địa phương trải rộng khắp nước Nhật. Vì dịch virus corona, nên đây là cuộc rước đuốc bị gò bó nhất lịch sử phong trào Olympic.

Khán giả bắt buộc phải đeo khẩu trang. Họ không được reo hò cổ vũ những người tiếp đuốc mà chỉ lặng lẽ vỗ tay. Dọc chặng rước đuốc, các nhà tổ chức và cảnh sát chú ý theo dõi để mọi người không tụ lại với nhau. Nếu như chẳng may các nhóm, hay đám đông hình thành quá lớn, thì ngay lập tức ban tổ chức có thể sẽ cho dừng chặng rước đuốc đó.

Tổng giám đốc của Ban Tổ Chức Thế Vận Hội, Toshiro Muto, đã trịnh trọng đưa ra lời kêu gọi người dân Nhật trước khi lễ rước đuốc bắt đầu.

« Tôi đề nghị những ai tham dự vào cuộc rước đuốc tại chỗ phải thường xuyên chú ý tôn trọng nghiêm ngặt những quy định giãn cách xã hội. Cách tốt nhất để Thế Vận Hội Tokyo mở ra trong sự nồng nhiệt trước hết là phải làm sao để cuộc rước đuốc này diễn ra hoàn hảo, trong 121 ngày không để gây thêm ca Covid mới nào. »

Thứ Năm 25/03/2021, lễ xuất phát rước đuốc diễn ra kín đáo, không khán giả để tránh người hâm mộ tụ lại reo hò khi thấy các thần tượng của họ tham gia cuộc rước đuốc. Vì những người đầu tiên tiếp đuốc là các tuyển thủ đội tuyển quốc gia bóng đá nữ Nhật. Các nữ cầu thủ bóng đá nữ rất được hâm mộ ở Nhật từ khi họ đánh bại đội Mỹ, giành Cúp Thế Giới hồi tháng 7/2011, chỉ 4 tháng sau thảm họa Fukushima. Chính tại đây cuộc rước đuốc bắt đầu, để tưởng nhớ những 22 nghìn người chết và mất tích các đây 10 năm và cũng là để tôn vinh công cuộc tái thiết vùng này kể từ đó.

Ngày 11/03/2011, trận sóng thần đã cướp đi sinh mạng bố mẹ và hai đứa con của ông Takayuki Ueno. Tuần tới ông sẽ nhớ về họ khi đến lượt rước đuốc.

« Tôi đã khóc rất nhiều trong ngày 11/03/2011. Sau đó tôi lấy lại tinh thần, rất mạnh mẽ, một cách biểu tượng, với nụ cười lớn 10 năm sau, khi tôi cầm trên tay ngọn đuốc. Trong khi rước đuốc, trong đầu tôi lại sống lại cái ngày thảm họa đó và bị ngập chìm trong xúc động. Tóm lại, khi tôi đang chạy, trên trời cao bố mẹ và các con tôi sẽ nhìn thấy tôi. Họ sẽ hiểu tôi đang cố gắng lật qua cái trang kinh hoàng đó trong cuộc đời, khi mà không xé nó đi được. Tôi tin rằng họ cũng sẽ được dự sự kiện thế vận hội rất đẹp này. »

Cuộc rước đuốc kết thúc ngày 23/07, ngày lễ khai mạc Thế Vận Hội. Trước khi đến sân vận động lớn của Tokyo, đoàn rước đuốc sẽ đi qua một cửa hàng nhỏ của hai vợ chồng người về hưu và con gái họ. Cả ba người đều tỏ ra rất nóng lòng được chứng kiến thời khắc đó.

« Tôi sẽ phát điên lên vì sung sướng mất, tôi rất thích thú. »

« Sự kiện này sẽ làm tôi trẻ lại. Tôi đã từng chứng kiến rước đuốc Olympic Tokyo 1964 »

« Dịch đã làm ảnh hưởng mạnh đến những người buôn bán nhỏ như chúng tôi. Hơn nữa bây giờ người ta nói cấm khách du lịch nước ngoài đến dự Thế Vận Hội. Đó thực sự là tai họa cho doanh thu của chúng tôi. Ít ra thì trong ngày rước đuốc qua, khu phố cũng náo nhiệt, chắc chúng tôi cũng có thêm ít khách so với thường lệ. »

Không chắc gì đã có các đám đông người được tụ tập trong phố để cổ vũ đoàn rước đuốc. Các thăm dò dư luận đều cho thấy, đại đa số người Nhật phản đối việc duy trì tổ chức Thế Vận Hội Tokyo vào mùa hè này. Từ nay đến đó chắc nhiều người vẫn sẽ dửng dưng với cuộc rước đuốc này.

Châu Âu khởi tranh vòng loại World Cup Qatar 2020

Chuyển qua sân cỏ châu Âu. Từ hôm 24/03 trong tuần, các đội tuyển bóng đá quốc gia của khu vực châu Âu khai cuộc chiến dịch tranh vé đi dự Cúp Bóng Đá Thế Giới Qatar 2022 do phải lùi lại 1 năm cũng vẫn là vì dịch Covid-19.

Thể thức vòng loại có một chút thay đổi, nhưng điểm đáng chú ý nhất trong ngày ra quân là đương kim vô địch thế giới Pháp, với đội hình đầy đủ các nhà vô địch 2018, đã bị tuyển Ukraina cầm chân 1-1 trên sân nhà, Stade de France. 

Chưa phải là thảm họa cho Pháp nhưng là một thất vọng lớn đối với người hâm mộ bóng đá Pháp. Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui tham gia chương trình với chúng ta hôm nay phân tích :

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn