Khi còn có thể, hãy trở về bên cha mẹ

Chủ Nhật, 28 Tháng Hai 20213:00 CH(Xem: 5311)
Khi còn có thể, hãy trở về bên cha mẹ

Nữ diễn viên Trung Quốc, Giả Linh từng nói, con không có mẹ như cây không có gốc. Khi buồn, bạn không thể nằm trong vòng tay mẹ. Khi thành công, bạn không có ai chia sẻ niềm vui.

Giả Linh được nhiều người biết tới là cây hài số một Trung Quốc. Mẹ cô ra đi đột ngột năm 2011 sau một tai nạn xe hơi. Thời điểm đó, bà muốn có một chiếc áo khoác màu xanh da trời. Giả Linh đã mua, đợi ngày về quê tặng mẹ. Nhưng bà không đợi được đến ngày mặc chiếc áo mới.

Chiếc áo khoác màu xanh đã trở thành nỗi tiếc nuối mà Giả Linh chưa thể nguôi ngoai. Nhiều năm sau khi trở thành diễn viên nổi tiếng với những tiểu phẩm hài, trước mặt mọi người cô luôn tỏ ra vui nhộn những đằng sau lại ẩn chứa nỗi đau không cất được thành lời.

Một lần tham gia chương trình truyền hình thực tế, người dẫn chương trình hỏi: "Bạn có vui không?", Giả Linh trả lời: "Cả cuộc đời tôi chẳng thể vui vẻ được nữa. Nếu tôi thành công thì sao? Lấy được người tốt thì sao? Mẹ tôi không nhìn thấy những điều này thì không còn ý nghĩa".

Giả Linh từng khóc trên sâu khấu: "Thật tuyệt nếu thời gian có thể quay ngược trở lại...".Ads by

Nữ diễn viên hài Giả Linh của Trung Quốc. Ảnh: kknews.

Nữ diễn viên hài Giả Linh của Trung Quốc. Ảnh: kknews.

Hoàng Bột - ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Trung Quốc có người cha mắc bệnh Alzheimer. Ban đầu anh nghĩ cha mình lớn tuổi và trí nhớ có chút vấn đề. Nhưng một hôm về nhà thấy người cha đối đáp rất lễ phép, trong lòng thấy lạ nhưng không hỏi han, cho đến khi người đàn ông ngoài 80 tuổi gọi con trai hai tiếng "đồng chí". Thì ra cha tưởng con trai là đồng đội ở chiến trường năm xưa, ông cũng khẳng định "Tôi chưa bao giờ có con trai".

Câu nói này làm trái tim Hoàng Bột tan nát. Khi nói về trải nghiệm này trong một chương trình truyền hình, anh đã không ngừng khóc.

Có người hỏi: "Nếu bây giờ cha còn nhớ, anh muốn nói gì với ông?". Hoàng Bột chia sẻ: "Tôi không muốn nói bất cứ điều gì, chỉ muốn ở bên cạnh ông". Nam diễn viên cho biết, anh đã trải qua nhiều chông gai và khó khăn nhưng đều vượt qua được. Chỉ có một thứ khiến anh khó chấp nhận là người cha quên mất bản thân mình.

Từ nhỏ đến lớn, cha nam diễn viên luôn xuất hiện với hình ảnh cao lớn và mạnh mẽ, có thể đội con lên đầu, che chở cho con khỏi mưa gió. Đột nhiên bóng dáng này trở nên mong manh cần người che chở, đến lúc đó con trai mới nhận ra mình đã bỏ lỡ quá nhiều thứ. "Hồi nhỏ mỗi khi làm sai, tôi thường bị bố đánh. Nhưng giờ chỉ mong ông đánh tôi thì hạnh phúc biết bao", Hoàng chia sẻ.

Táp Bối Ninh - MC nổi tiếng nhất của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc từng kể rằng sau khi hai con song sinh của anh chào đời, việc đầu tiên làm là nhắn tin cho mẹ đẻ: "Bà đã có hai cháu, đã lên chức bà nội rồi". Anh rất mong nhận được tin nhắn phản hồi từ mẹ nhưng đã muộn, bởi bà đã qua đời trước đó không lâu.

"Đứa cháu mà mẹ tôi mong chờ suốt cuộc đời, bà chẳng bao giờ gặp được. Tôi luôn nghĩ mẹ sẽ luôn ở cạnh mình, nếu đến lúc phải ra đi thì cũng có một dấu hiệu hay lời tạm biệt nào đó. Nhưng không, mọi thứ quá đột ngột", nam MC nói.

Người dẫn chương trình Tây Bối Ninh

Người dẫn chương trình Tây Bối Ninh

Cha mẹ và con cái chỉ trong mấy chục năm khó thoát khỏi cảnh chia ly. Như nữ diễn viên Giả Linh từng nói: "Bạn 30 hay 60 tuổi mà bố mẹ còn khỏe mạnh thì chưa ai nghĩ tới cái chết. Nhưng một khi không còn cha mẹ, bức tường ngăn cản bạn với thần chết cũng bị dẹp bỏ".

Trên thế gian này sẽ không còn ai yêu thương bạn một cách vô điều kiện. Bạn có khóc khi nhớ về từng phút giây được ở bên cha mẹ? Bạn có khóc như đứt từng khúc ruột trước mộ phần cha mẹ? Vậy nên khi rảnh rỗi hãy trở về nhà thăm họ. Cha mẹ chỉ cần bạn về nhà, đừng lãng phí thời gian vào những cuộc ăn chơi vô bổ, những người bạn trong những cuộc vui ấy không đáng để kết giao thân tình.

"Khi cha mẹ vẫn còn hãy đối xử tốt với họ hơn, đừng khiến cha mẹ phải luôn bận tâm về bạn. Cha mẹ không cần bạn phải kiếm được thật nhiều tiền, họ chỉ cần con cái có thể ở bên bởi bạn luôn là mối bận tâm sâu nặng nhất", Tây Bối Ninh nói.

Một người trên 25 tuổi sẽ thấy người thân lần lượt ra đi. Một đời chia lìa và cái chết, phần còn lại cuộc đời sẽ lưu lại sẹo trong tim những đứa con. Những người không có ám ảnh về sự sống và cái chết thường hạnh phúc vì họ chưa trải qua một cuộc chia tay thực sự tuyệt vọng. Còn ai đã từng trải qua sinh tử chắc chắn sẽ hiểu: Những người bị "bỏ lại" thật sự rất đau khổ. Một chiếc áo khoác da, một cuộc gọi, một tin nhắn, dù hiện tại dễ dàng bao nhiêu nếu không kịp làm cũng trở thành nỗi tiếc nuối cả đời.

Nhiều cha mẹ già ngày đêm trông ngóng con cái trở về nhà. Ảnh minh họa.
Thêm chú thích

Nhiều cha mẹ già ngày đêm trông ngóng con cái trở về nhà. Ảnh minh họa.

Vì vậy, đừng chờ đợi hay trì hoãn, hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên bố mẹ. Gặp nhau ở kiếp này chưa chắc đã có kiếp khác. Hãy ở bên cha mẹ khi chưa quá muộn và cho họ thêm thời gian. Những ngày còn có thể đồng hành, hãy bao dung, nhẹ nhàng và tử tế hơn với bố mẹ mình.

Mỗi lần trân trọng hiện tại là để sau này bớt tiếc nuối. Phải hiểu rằng cha mẹ là duy nhất trên đời. Mất đi một người bạn có thể tìm bạn khác, mất đi một công việc có thể tìm lại một công việc khác, thậm chí trái tim vụn vỡ rồi cũng có thể thay thế bằng trái tim khác... nhưng cha mẹ không còn nữa, biết tìm nơi đâu?

Bài viết của nhà văn Giang Giang (Trung Quốc)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn