BỘ NGŨ KIM CƯƠNG? - NGUYỄN NHƠN

Thứ Tư, 10 Tháng Hai 20216:00 SA(Xem: 3507)
BỘ NGŨ KIM CƯƠNG? - NGUYỄN NHƠN
48c

Tàu ngầm hạt nhân Pháp tuần tra Biển Đông, chọc giận Trung Quốc

Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Pháp là một trong số hai tàu hải quân gần đây tiến hành tuần tra qua Biển Đông trong một động thái mà theo AFP có thể khiến Bắc Kinh tức giận, hãng thông tấn Pháp dẫn thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết hôm 8/2.

Trên trang Twitter, Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly cho biết thêm rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude đã được tháp tùng bởi tàu hỗ trợ BSAM Seine.

Cuộc tuần tra bất thường này vừa mới hoàn thành một hành trình trên Biển Đông. Một bằng chứng nổi bật về năng lực triển khai ở những khu vực xa xôi và trong thời gian dài của hải quân Pháp cùng với các đối tác chiến lược của chúng tôi như Australia, Mỹ và Nhật Bản”, bà Parly viết kèm theo hình ảnh hai con tàu trên biển.

Tàu chiến Mỹ thỉnh thoảng cũng thực hiện sứ mệnh “tự do hàng hải” di chuyển qua hoặc gần những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, nhằm nhấn mạnh việc Washington bác bỏ những yêu sách đó.

Tuần trước, tàu USS John S. McCain đã di chuyển gần các đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và đi qua eo biển Đài Loan, khiến cho Trung Quốc đưa ra cảnh báo.

Là thành viên NATO, Pháp có các vùng đặc quyền kinh tế ở Thái Bình Dương xung quanh các lãnh thổ hải ngoại của mình và nước này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Tại sao lại thực hiện một sứ mệnh như vậy? Là để làm giàu thêm kiến thức của chúng tôi về khu vực này và để khẳng định rằng luật pháp quốc tế là quy tắc duy nhất có hiệu lực, bất kể ở vùng biển nào chúng tôi đi qua”, bà Parly viết.

Cuộc tuần tra của Pháp diễn ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các đồng minh châu Á của Washington sau 4 năm hỗn loạn của chính quyền Donald Trump.

Vào tháng 4 năm 2019, đã xảy ra một sự cố hải quân ở eo biển Đài Loan khi tàu Trung Quốc yêu cầu tàu khu trục Pháp Vendemiaire rời khỏi tuyến đường thủy ngăn cách đại lục Trung Quốc và Đài Loan, một khu vực nhạy cảm khác mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Biển Đông: Pháp,Mỹ có hành động “phối hợp” cụ thể để bảo vệ quyền tự do hàng hải

Trong một động thái hiếm hoi, Hải Quân Pháp vừa phái một tàu ngầm tấn công hạt nhân cùng một tàu hỗ trợ hậu cần đến tuần tra tại vùng Biển Đông. Thông tin được tiết lộ vào lúc Hải Quân Mỹ cũng tăng cường việc cử chiến hạm – cụ thể là hai nhóm tác chiến tàu sân bay - vào hoạt động trong khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là có chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là phải chăng Paris và Washington đã quyết định phối hợp hành động để hạn chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là ở Biển Đông.

Việc Pháp cử chiến hạm qua tuần tra tại Biển Đông đã được tiến hành “gần đây”, những mãi đến hôm qua, 08/02/2021 mới được bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly tiết lộ.

Trong một tin nhắn Twitter, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Pháp cho biết là tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude của Pháp cùng chiến hạm hỗ trợ BSAM Seine đã di chuyển qua Biển Đông trong thời gian gần đây. Kèm theo môt bức ảnh chụp hai chiến hạm Pháp, bà Parly xác nhận đây là một chiến dịch tuần tra “bất thường”, nhưng lại là một “bằng chứng nổi bật về khả năng triển khai lực lượng xa bờ và trong một thời gian dài của Hải quân Pháp cùng với các đối tác chiến lược Úc, Mỹ và Nhật Bản”.

Mục tiêu của chiến dịch này là gì? Theo bộ trưởng Quân Lực Pháp, một trong những mong muốn của Paris là “để khẳng định rằng luật pháp quốc tế là quy tắc duy nhất có hiệu lực, bất kể vùng biển nào mà chúng ta đến"

Theo giới quan sát, tuyên bố của bà Parly rất giống với thông điệp mà Hoa Kỳ thường nêu lên để khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải, đặc biệt là tại Biển Đông. Đó là đi đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Thời điểm diễn ra chiến dịch của Pháp tại Biển Đông rất đáng chú ý, vì được tiến hành ngay sau lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã không che giấu ý định phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để hạn chế các hành vi coi thường luật lệ quốc tế, đặc biệt là của Trung Quốc.

Phải chăng chiến dịch của Pháp được tiến hành trong sự phối hợp với Mỹ, vì vào cùng một thời điểm, Hải Quân Mỹ cũng gia tăng các hoạt động ở Biển Đông, đặc biệt là chiến dịch bảo vệ quyền "tự do hàng hải" đầu tiên dưới thời tổng thống Biden vào tuần trước của chiếc khu khu hạm USS John McCain áp sát quần đảo Hoàng Sa, hay thông tin vừa được Hải Quân Mỹ loan báo hôm nay, 09/02, theo đó hai hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng với nhóm tác chiến tháp tùng đã có mặt ở Biển Đông để cùng tập trận.

Chuẩn đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy của nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt, cũng xác nhận là Hải Quân Mỹ sẵn sàng “đáp ứng thách thức duy trì hòa bình và tiếp tục cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thấy rằng Mỹ quyết tâm thúc đẩy một  vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng”.

Cho đến lúc này, chưa có thông tin chính thức nào về giả thuyết Pháp và Mỹ cùng phối hợp hành động trên Biển Đông, nhưng theo trang mạng báo Nhật Bản Japan Times vào hôm nay, thì vào cuối năm ngoái, truyền thông Nhật đã tiết lộ thông tin theo đó Pháp, Mỹ và Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trên bộ và trên biển lần đầu tiên vào tháng 5, với thông điệp nhằm chống lại Trung Quốc và tăng cường hợp tác đa phương.

Theo VOA và rfi.fr

Với việc chánh quyền Biden trở về “ Chiến lược Đa phương “. dường như BỘ TỨ KIM CƯƠNG vừa được hâm nóng lại, vừa thúc đẩy mở rộng.

Từ sách lược “ Tân Đại Đông Á “ tới BỘ TỨ KIM CƯƠNG – QUAD

HỌC THUYẾT “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE:

Học thuyết “Tân Đại Đồng Á” hoàn toàn khác hẳn với những học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ của Nhật Bản. Ý tưởng về một liên minh 4 quốc gia đã được Thù tướng Shinzo Abe nêu lên lần đầu tiên vào ngày 22/8/2007 trước Quốc hội Ấn Độ với tựa đề “Confluence of the two seas” (Hợp lưu 2 biển). Tuy nhiên vào thời điểm đó, do áp lực của Bắc Kinh, chính phủ Australia và Ấn Độ đã quyết định không tham gia.

Trong bối cảnh mới với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Tàu Cộng. Học thuyết “Tân Đại Đông Á” giờ đây của Nhật Bản đã được Thủ tướng Abe hồi sinh sau hơn một thập niên bị đp chiếu là mở rộng liên minh với các nước trong khu vực để chống lại hành động bành trướng của Bắc Kinh. Điều này được khẳng định trong bài viết của Thủ tướng Shinzo Abe được đăng tải vào ngày 27/12/2013 trên trang phân tích chính trị & kinh tế Project Syndicate.

Trong đó, Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi đã phát biểu tại Ấn Độ về sự cần thiết đối với Ấn Độ và Nhật Bản cùng nhau gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để bảo đảm an ninh hàng hải xuyên suốt từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Thủ tướng Abe không chỉ muốn liên kết với Ấn Độ mà còn với Australia. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ, ông khẳng định: “Đối với Nhât Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ.” Dựa vào liên minh như thế, ông Shinzo Abe vạch ra một chiến lược liên minh như sau: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản cùng tiểu bang Hawaii của Mỹ sẽ tạo thành một “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” để bảo vệ cho cộng đồng tự do hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình dương. Tôi chuẩn bị đầu tư với mức tối đa cho khả năng của Nhật Bản chiến lược “liên mimh kim cương” này. Hiện nay, không - hải quân Mỹ có 9 căn cứ quan trọng từ Alaska, Hawaii đến Guam, Okinawa, Nam Hàn và Australia.

Ngoài ra. Ông Abe còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng với các nước ĐNA. Ông viết: “Tôi sẽ cùng Anh, Pháp trở lại tham gia tăng cường hoạt động an ninh cho châu Á. Anh quốc vẫn còn tìm thấy giá trị trong thỏa thuận quốc phòng với 4 nước: Malayasia, Singapore, Australia và New Zealand. Tôi muốn Nhật Bản tham gia nhóm này, tập trận chung. Trong khi đó, hạm đội Thái Bình Dương của Pháp đóng tại Tahiti,” ông khẳng định. “Sẽ tăng cường an ninh hàng hải với khu vực ĐNA dựa theo qui tắc của “luật pháp quốc tế”.

Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu khi thăm Indonesia vào ngày 18/1/2014, cam kết Tokyo trong quan hệ đối tác với ASEAN, sẽ nổ lực bảo đảm quản lý các đại dương bằng luật lệ chứ không bằng vũ lực.”

Nlực liên minh của Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh các liên minh trên biển từ trước khi đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) của ông Shinzo Abe trở lại nắm chính quyền. Về vấn đề này, tờ New York Times cuối tháng 11/2012, có đăng bài nhận định với chủ đề: “Nhật Bản đang khẳng định sức mạnh quân sự để đối phó với sự trỗi dậy của Tàu Cộng” (Japan is flexing its military muscle to counter a rising China).

Cũng trong tháng 11/12, tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, Phó Đô Đốc về hưu Hideaki Kaneda - Giám đốc viện Okazaki của Nhật Bản - đã trình bày tham luận đề cập việc Tokyo tăng cường “Liên minh An ninh Hàng hải”. Theo đó, Nhật Bản đang thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là: Nhật - Mỹ - Australia và Nhật - Mỹ - Ấn Độ. lần lượt đóng vai trò như trục “Bắc – Nam” và trục “Đông – Tây” để bảo đảm tự do an ninh hàng hải. Theo giới chuyên gia nhận định, Nhật Bản sẽ không dừng lại ở những nlực trên, chính phủ của ông Abe trong thời gian tới, chắc chắn sẽ thực hiện nhiều hành động mới đáp ứng học thuyết “Tân Đại Đông Á”.

THỦ TƯỚNG ABE ĐÃ THÀNH HÌNH “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Trong cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên tại Manila giữa Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản - Australia về một “Liên minh Kim Cương” sau một thập niên bị đp chiếu. Thủ tướng Abe làm sống lại “Liên minh Kim Cương” vì một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” tự do hàng hải và rộng mở là lợi ích chung của các bên.

[1] LIÊN MINH NHẬT BẢN – AUSTRALIA: Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu TQ thuộc ĐH Sydney, nhận định rằng, Nhật Bản muốn thiết lập một “Liên minh chiến lược” với Australia và các nước trong khu vực để chống lại sự bành trướng, bá quyền của Tàu Cộng.

Chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Thủ tướng Australia trước đây là Tony Abbott mô tả mối quan hệ Nhật - Australia là “mối quan hệ rất đặc biệt” trong bối cảnh Châu Á đang đánh giá sự lớn mạnh của TC trong khu vực. Theo AFP, nguyênt thủ 2 quốc gia sẽ hoàn tất thỏa thuận chuyển giao một tàu ngầm và cho phép quân đội Australia tiếp cận kỹ thuật công nghệ quốc gia bí mật của Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cũng có lịch trình dự cuộc họp của Ủy ban An ninh quốc Australia.

[2] LIÊN MINH VỚI ẤN ĐỘ: G2 mới trên mặt trận chống chủ nghĩa bành trướng Tàu Cộng. Do việc Bắc Kinh hành động ngang ngược, hiếu chiến trên Biển Đông & Hoa Đông khiến Nhật - Ấn tạo thành thế gọng kềm đối đầu với TC. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, việc New Dehli và Tokyo có những hành động tăng cường bang giao, tập trận hải quân chung ở Đông Hải, nơi đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku / Điếu Ngư với TC.

Trong một tuyên bố chung vào cuối tháng 1/2014 giữa cựu Thủ tướng Manmohan Singh và Thủ tướng Shinzo Abe đồng ý thông qua. Trong tương lai sẽ tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc tập trận hải quân để giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Kế đó, việc tranh chấp Trung Cộng và Ấn Độ tại khu vực thung lũng Ladakh, cũng khiến quan hệ song phương rơi vào thế đối đầu quyết liệt.

Giữa tháng 6/2013, Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ lần đầu tiên sang thăm Australia. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Australia đã đồng thuận thống nhất tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Hai bên lên kế hoạch sẽ tổ chức tập trận chung vào 2015 nhằm thúc đẩy giao lưu quân sự giữa hai nước, từ đó nâng sự hợp tác phòng ngự giữa hai nước lên tầm cao: “quan hệ đối tác chiến lược”. Tập trận chung là cơ hội để hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh của mình. Như vậy, với sự gia nhập của Ấn Độ vào quan hệ chiến lược 4 bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ đã giúp Thủ tướng Shinzo Abe hoàn thành một “Liên Minh Kim Cương”.

[3] MỸ - ẤN - NHẬT RẦM RỘ TẬP TRẬN CHUNG: Mỹ đang điều chỉnh chiến lược toàn cầu và đặt trọng tâm ở khu vực châu Á-TBD, chiến lược tái cân bằng cán cân quân sự châu Á, nhằm thẳng vào quốc gia trỗi dậy cực kỳ “hiếu chiến” là TC. Các tàu chiến từ 3 nước tham dự cuộc tập trận chung vào ngày 25/7/2014 sau lễ khai mạc chính thức tại căn cứ Hải quân Sasebo ở miền nam Nhật Bản. Được biết đến với tên gọi cuộc tập trận MALABAR là biểu tượng về sự hợp tác an ninh 3 bên đang ngày một phát triển giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cuộc tập trận Malabar 2017 lớn nhất lịch sử tại vịnh BENGAL, với sự tham gia của 3 hàng không mẫu hạm. Đây là cuộc tập trận quy tụ lực lượng hùng hậu chưa từng có với sự tham gia của thàng không mẫu hạm USS Nimitz của Mỹ, tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và hàng không mẫu hạm trực thăng JS Izumo của Nhật Bản, cùng 18 tàu chiến mặt nước, 2 tàu ngầm và 95 chiến đấu cơ các loại.

( Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Ông Abe hồi-sinh Học Thuyết “Tân Đại Đông Á & Liên Minh Kim Cương”)

!4 năm đã trôi qua kể từ ngày phát họa, sự thể chuyển biến đến nay, Biển Đông, kể cả eo biển Đài Loan thường xuyên dậy sóng do sự kiện tàu cọng liên tục tập trận từ Vịnh Bắc Việt tới vùng Hoàng Sa và các nhóm Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tuần tra Biển Đông “ áp sát vào các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa – cương quyết phủ nhận “ chủ quyền Lãnh hải “ của tàu cọng theo cái gọi là “ Đường Lưỡi bò 9 khúc. “

Trong tình hình sôi bổng như vậy, Pháp lại hành động tiếp tay với Mỹ và hầu như minh thị hợp tác với Mỹ:

Cho đến lúc này, chưa có thông tin chính thức nào về giả thuyết Pháp và Mỹ cùng phối hợp hành động trên Biển Đông, nhưng theo trang mạng báo Nhật Bản Japan Times vào hôm nay, thì vào cuối năm ngoái, truyền thông Nhật đã tiết lộ thông tin theo đó Pháp, Mỹ và Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trên bộ và trên biển lần đầu tiên vào tháng 5, với thông điệp nhằm chống lại Trung Quốc và tăng cường hợp tác đa phương.

Không phải đến bây giờ, tình thế biến chuyển mới đi tới hợp tác “ ngũ cường “ trên thực tế để đương đầu với hành động khiêu khích của tàu cọng mà ngay từ ngày đầu khởi phát liên minh đã tính tới yếu tố Pháp:

Ngoài ra. Ông Abe còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng với các nước ĐNA. Ông viết: “Tôi sẽ cùng Anh, Pháp trở lại tham gia tăng cường hoạt động an ninh cho châu Á. “

Hơn thế nữa, Hải Quân Pháp xưa nay vẫn hùng mạnh mà một căn cứ lớn và quan trọng vẫn còn trú đóng ở Haiiti.

Cho nên nếu có một NGŨ CƯỜNG KIM CƯƠNG chánh thức thì cũng không có chi lạ.

Trước sau, Hiệp ước BỘ TỨ KIM CƯƠNG vẫn tuyên bố luôn luôn mở ngỏ để cho các nước có liên quan, nhất là các nước Đông Nam Á và đặc biệt Việt Nam tham dự.

Chỉ cầu mong khi pháo chệt cọng nỗ trên Biển Đông, việt cọng xã nghĩa thoát ra khỏi hai làn đạn cường quốc tranh phong.

Muốn được như vậy, phải mau lẹ xóa bỏ 16 chữ vàng “ vận mạng Tương quan “ với chệt cọng, quay về với “ Bến bờ Dân tộc “ quang vinh.

Nguyễn Nhơn

Xuân về trên Đất Mỹ

9/2/2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn