Tiểu luận Harvard

Thứ Tư, 30 Tháng Mười Hai 20202:00 CH(Xem: 3313)
Tiểu luận Harvard

Khi tôi nghĩ đến tương lai cho mình trong ngành Kỹ thuật Tin học (IT), đầu tiên tôi nghĩ về quá khứ, thời bố mẹ phải chịu nhiều đày đọa, thời tôi lớn lên trong tự do hão huyền. Đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những khổ cực mà cha mẹ mình trải qua trong cơn bão cộng sản. Thập niên 1970, bố tôi buộc phải đi lính. Gia sản bên ngoại, một gia đình quý tộc lâu đời, bị chiếm đoạt gần hết khiến cả nhà thành bần hàn. Trong môi trường hiểm nguy và vô vọng ấy, bố mẹ tôi đã trở nên tàn nhẫn và cay độc để sống còn, gạt sang một bên mọi giá trị và lý tưởng cao đẹp.

zNGm671G-Jo1wxMMpFVG7yKFFec_sk5nYMPssd_7o_X1UaMnJV2OvuhcVG2WWcvgw1jEdO7VHK23XwD5lb1sRSXGxqu0Ddsbzt3jwQ1ipxIFH-1EeFBi6586l5eWhgpZguqc-x8=w452-h243
Truong Nguyen Nam Huy - Tiểu luận Harvard

Dù vô cùng thù ghét cộng sản, năm 1981 bố tôi phải gia nhập Đảng Cộng sản để được ra khỏi quân đội và kiếm được việc làm trong guồng máy Nhà nước. Đến năm 1993, bố tôi được học bổng du học Nga, nhờ vậy gia đình tôi sang định cư ở Moscow. Nơi đây chúng tôi được hưởng ít nhiều không khí tự do. Không còn bị gò bó bởi chính quyền Việt Nam, bố tôi và một người khác mở một xưởng may nhỏ, mướn căn hộ một phòng, và gửi chị em tôi học tại những trường danh giá ở Moscow. Với nhiều người, đây là một câu chuyện có cái kết tốt đẹp, và dĩ nhiên tôi luôn cảm tạ trời đất đã ban phước cho gia đình mình. Nhưng tôi vẫn cảm thấy bất ổn khi nghĩ đến việc bố mẹ đã phải chối bỏ lòng vị kỷ và bao dung để tìm tự do.

Giờ đây bố mẹ tôi không còn tàn ác, nhưng trong cái nhìn bao quát về nước Nga và Việt Nam, tôi nhận ra tự do vật chất nhiều khi không cho phép ta có tự do thật sự. Thời nay, nhờ các chính sách kinh tế cởi mở mà giới thượng lưu có thể sống một cách xa hoa phung phí, tuy nhiên nhiều người vẫn không gột rửa được cái tính ích kỷ có từ thời cộng sản, họ bảo vệ tới cùng những gì của họ, của gia đình, của sự giàu sang phú quý mà họ có, và làm ngơ trước những tệ nạn như gian lận bầu cử, đàn áp người bất đồng chính kiến, tình trạng chậm phát triển khắp mọi nơi. Để đuổi theo tự do vật chất, họ chấp nhận sống trong nhà tù tư tưởng. Hồi tôi bắt đầu thật sự theo ngành IT, tôi thường thắc mắc không biết mình có khác gì những người đó. Có phải tôi muốn xuất sắc trong nghề vì tư lợi bản thân? Có phải IT chỉ là con đường khác dẫn đến nhà tù tư tưởng? Nhưng càng tiến triển trong ngành, tôi càng nghiệm ra câu trả lời: Không!

Nếu không có IT, tôi sẽ không bao giờ có được tự do thật sự: tự do truy tìm và đối chất với những quan điểm không bị ai kiểm duyệt, từ đó tạo cho mình cái nhìn riêng. IT là môn cho phép ta có nhiều giải đáp cho cùng một bài toán. Nó đòi hỏi ta phải biết bàn luận thẳng thắn với bạn bè, thầy cô và giáo sư - tất cả thứ đó đã giúp tôi vượt thoát nhà tù tư tưởng. Nhờ phải hợp tác với nhiều người khác để đặt và giải quyết vấn đề, suy nghĩ của tôi trở nên thông thoáng và uyển chuyển hơn; tôi tin tưởng, đồng cảm và quan tâm đến họ hơn.

Thoát khỏi nhà tù tư tưởng là bước đầu để trở thành một công dân thực thụ. Tôi để ý thấy bạn học và giáo sư trong ngành vi tính của mình thường là những người có đầu óc phóng khoáng nhất trong số dân Moscow có học thức. Chẳng hạn như khi Điện Kremlin ra nghị quyết cắt môn Toán ở trường học và thay thế bằng môn Kiến thức Quân sự, chúng tôi đã thảo luận về các biện pháp phản hồi trước khi đồng nhất lên án và bất tuân lệnh này. Ở Nga không có nhiều nơi bạn có thể trao đổi ý kiến thoải mái như vậy; ở Việt Nam càng ít hơn. Khi tôi trở lại Việt Nam trong niên học giữa khóa trước khi lên cao học, tôi hết sức thất vọng khi thấy có quá nhiều người Việt giỏi giang, siêng năng, trẻ cũng như già, vẫn còn bị nhốt trong nhà tù tư tưởng.

Nhưng ngược lại tôi cũng nhận ra vài dấu hiệu lạc quan. Tôi thấy IT đang làm thay đổi một số người như nó đã biến đổi tôi. Ngay trong căn phòng trọ ở Moscow của mình, tôi cũng thấy được tác động mạnh mẽ của IT. Hè năm ngoái, tôi mở một lớp thảo trình căn bản cho 15 học sinh đến từ Việt Nam. Lúc đầu các em không nói chuyện với nhau và rất e dè khi trả lời câu hỏi của tôi. Nhưng chỉ trong thời gian một tháng ngắn ngủi của lớp học, tôi thấy các em cởi mở hẳn ra. Sự rụt rè ban đầu tan biến, các em hào hứng làm việc chung để tìm giải đáp cho bài tập. Giờ đây cách các em đương đầu với những vấn đề thường nhật cũng giống như cách chúng trả lời những bài toán tôi đưa ra: chia sẻ ý kiến, thỏa hiệp đáp án, trợ giúp để cùng nhau tiến bộ.

IT là chìa khoá mở cửa nhà tù tư tưởng, mở đường đến sự tham gia của cộng đồng, và mục tiêu của tôi là đưa nó đến với mọi người Việt.

Truong Nguyen Nam Huy

Hometown: Moscow, Russia

High School: Public school, 176 students in graduating class

Nationality: Vietnamese

Gender: Male GPA: 4.6 out of 5.0

SAT: Reading 800, Math 800, Writing 780

Subject Tests Taken: Mathematics Level 2, Physics

Extracurriculars: Creator and instructor of summer programming courses for Vietnamese students in Russia, Participants’ spokesperson of the summer camp for “Trai He 2014” for overseas Vietnamese students, president of EducationUSA Competitive College Club for Russian students who want to apply to colleges in the U.S., programmer of a translation software company VieGrid, winner and participant of Actions for Earth Global Youth Summit 2014

Z7t8pm4D2QSa_UGbDPiB6obFeWkMulYdtJ0fHYP8oNMTlrIybYLFfpeBXTUSoRfCgOSarEr3NSoc6nUJ9PWczK2Y32-prpqFz2EHe6BO4tgNCojhUyzQglHf_CkpNkj4lWBe7V8=w460-h651
Awards: First place (twice) in Open Olympiad in Programming for students from former USSR countries, first place (twice) in Russian National Olympiad in team programming, second place (three times) in Russian National Olympiad in Informatics, first place (twice) in International Mathematical Tournament of Towns, first place in Moscow Math Olympiad

https://thenewviet.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn