Hình tượng Mỹ sụp đổ trong lòng người dân thế giới

Chủ Nhật, 27 Tháng Chín 20202:00 CH(Xem: 4817)
Hình tượng Mỹ sụp đổ trong lòng người dân thế giới

Mike Bradley, thị trưởng thành phố Sarnia, Canada, nằm sát biên giới Mỹ, cảm giác "đang chứng kiến đế chế La Mã suy tàn" khi nhìn nước Mỹ hiện nay.

Không chỉ người dân Canada, một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, suy nghĩ như vậy, mà cảm giác này còn hiện hữu ở đất nước đang vật lộn vì vấn đề sắc tộc và ứng phó Covid-19 như Myanmar. "Tôi cảm thấy tiếc cho người Mỹ, nhưng không thể giúp được gì vì chúng tôi là một quốc gia rất nhỏ bé", U Myint Oo, một thành viên quốc hội Myanmar, cho hay.

Trong bối cảnh đại dịch vẫn hoành hành và cuộc bầu cử tổng thống ở nước Mỹ cận kề, phần lớn thế giới đều đang dõi theo dõi theo với nhiều sắc thái cảm xúc, pha trộn giữa ngỡ ngàng, thất vọng và bối rối, bình luận viên Hannah Beech của NY Times nhận xét.

Hình ảnh toàn cầu của Mỹ được cho là xấu đi trước cả khi Covid-19 bùng phát, với việc chính quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi quan điểm "nước Mỹ trên hết", rút Washington khỏi những thỏa thuận quốc tế quan trọng như hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hay thỏa thuận hạt nhân Iran mà các cường quốc mất tới 15 năm đàm phán. Sau 4 năm cầm quyền của Trump, danh tiếng của nước Mỹ giờ đây dường như đang "rơi tự do".

Theo kết quả thăm dò tại 13 quốc gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 14/9, quan điểm tích cực toàn cầu về hình ảnh của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ, với chỉ 34%, trong khi tỷ lệ tín nhiệm dành cho Trump là 16%. Khoảng 84% người tham gia khảo sát đánh giá Mỹ xử lý Covid-19 không tốt.

Tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ tại 6 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát. Ảnh:Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ tại 6 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát. Đồ họa: Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Ngay cả người dân từ những quốc gia đang phát triển ở châu Phi hay Mỹ Latinh mà Trump từng mỉa mai cũng bày tỏ quan ngại về nước Mỹ hiện nay. Họ nêu ra các dẫn chứng như đại dịch chưa được kiểm soát, làn sóng biểu tình rầm rộ về bất bình đẳng chủng tộc và xã hội chưa nguôi, trong khi Tổng thống Mỹ tỏ ra ngần ngại chuyển giao quyền lực trong hòa bình nếu thất bại trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, điều được cho là nền tảng của bầu cử dân chủ.

Mexico có lẽ từng là mục tiêu bị Trump công kích gay gắt nhất, khi ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố sẽ buộc người dân nước này phải trả tiền cho bức tường biên giới giữa hai quốc gia, biện pháp mà ông cho rằng giúp ngăn người nhập cư bất hợp pháp hiệu quả, đồng thời được đánh giá là "vũ khí" tranh cử đắc lực. Giờ đây, thay vì tức giận và hoang mang, người dân Mexico lại bày tỏ thương cảm cho nước Mỹ.

"Chúng tôi từng ngước nhìn Mỹ để tìm nguồn cảm hứng quản trị dân chủ. Đáng buồn thay, điều đó không còn nữa. Trở nên vĩ đại đơn giản là không đủ", Eduardo Bohorquez, giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Mexico, cho hay.

Tại Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới, nhiều người cảm giác Mỹ đang xa rời những nước còn lại. "Thế giới nhận thấy sự gắn kết xã hội đang dần tan rã trong nội bộ nước Mỹ, cùng sự hỗn loạn khi xử lý Covid-19. Có một khoảng trống lãnh đạo cần được lấp đầy, nhưng Mỹ đang không hoàn thành vai trò đó", Yenny Wahid, chính trị gia kiêm nhà hoạt động người Indonesia, nêu ý kiến.

Bà Wahid, con gái cố tổng thống Indonesia Abdurrahman Wahid, lo ngại rằng thái độ phớt lờ các nguyên tắc dân chủ của Trump có thể làm trầm trọng tình trạng lạm dụng quyền lực. "Trump đã truyền cảm hứng cho nhiều lãnh đạo bảo thủ. Họ bắt chước phong cách của ông ấy", bà nói. Các lãnh đạo Philippines, Brazil hay Mexico được ví như phiên bản của Trump với những phát ngôn gây chia rẽ, công kích truyền thông và người bất đồng ý kiến với mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 23/9. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 23/9. Ảnh: AFP.

Hộ chiếu Mỹ, thứ từng giúp người dân nước này dễ dàng đến hầu hết quốc gia khác trên thế giới, hiện không còn là công cụ thông hành có giá trị. Do Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 7,2 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 208.000 người chết, hành khách từ Mỹ bị cấm nhập cảnh tại phần lớn quốc gia châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và cả Mỹ Latinh.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã cố gắng thể hiện vai trò trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu, ngay cả khi nước này phải vật lộn để cung cấp đủ vật tư cho các nhân viên y tế của chính họ vào giai đoạn đầu đại dịch.

Hồi tháng 3, Mỹ chuyển 10.000 găng tay và 5.000 khẩu trang phẫu thuật, cùng các vật tư y tế khác cho Thái Lan, quốc gia hiện chỉ ghi nhận hơn 3.500 ca nhiễm nCoV và gần 60 người chết. Dù tình hình đại dịch không quá nghiêm trọng, hầu hết người Thái vẫn đeo khẩu trang nơi công cộng và nước này chưa bao giờ thiếu khẩu trang.

"Thông qua sự hào phóng của người dân Mỹ và hành động của chính phủ, Mỹ tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu khi đối mặt với đại dịch Covid-19", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn.

Tuy nhiên, Sok Eysan, phát ngôn viên đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen, dường như không nghĩ vậy.

"Ông ấy sở hữu rất nhiều vũ khí hạt nhân, nhưng lại bất cẩn trước một dịch bệnh vô hình", Sok Eysan đề cập đến Trump. Campuchia hiện chỉ ghi nhận 270 ca nhiễm nCoV và không có trường hợp tử vong nào.

Ánh Ngọc (Theo NY Times)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 28 Tháng Chín 20205:09 SA
Khách
"Hình tượng Mỹ sụp đổ trong lòng người dân thế giới" dựa theo tin trên báo NYTimes và BBC. Đăng trên Việt Nam Express và The World News dưới cùng một người viết mang tên Ánh Ngọc (hay Ngọc Ánh). Cả hai nguồn tin xuất phát từ nghiên cứu của PEW trong 20 năm về uy tin của Mỹ với các nước bao gồm đồng minh NATO và một số quốc gia có công nghệ cao như Nhật, Nam Hàn. Sau khi tìm hiểu khảo sát mới biết điều thích thú như sau: Sự yêu thích chính quyền Mỹ luôn đạt điểm cao dưới các triều đại do Đảng Dân Chủ và Tổng thống dân chủ điều hành. Ông Obama đạt 76 và ông Trump được điểm thấp =16, ngang điểm với ông Bush con vào thời điểm Bush chuyển giao quyền lực cho Obama. Ông Trump được người dân Âu châu cho điểm thấp nhất so với bậc thứ tự các lãnh đạo khác như : Tập (TQ) = 19, Putin (Nga) = 23, Johnson (Anh) =42, Marcon (Pháp) = 64 và Merkel (Đức) = 76. Tuy nhiên người Nhật và Nam Hàn đánh giá ông Trump cao nhất (=42) so với các sắc dân khác, và Canada cho điểm Obama cao nhất tính trung bình suốt nhiệm kỳ = 82. Bài báo cũng chắp vá nhiều sự kiện thêm thắt về các nước nhược tiểu nói về Ông Trump, nhưng không tìm được nguồn dẫn chứng. Điểm nực cười cuối cùng là : Các nước trong bản thăm dò đều chê Trump phản ứng chậm trễ việc ngăn ngừa Covid-19, trong khi ông là Tổng Thống đầu tiên và sớm nhất cấm người Tàu nhập cảnh Mỹ tránh lây lan (có lẽ ông bị chê, vì không báo cho các TT âu châu biết, nên họ trả thù, gởi vô số dân Âu Châu nghi nhiễm bệnh nhập cảnh New York, khiến thống đốc Cuomo la làng: "Cúm phát xuất từ Âu Châu ".), lạ một điều là họ công nhận ông cung cấp hỗ trợ y tế phòng chống Covid-19 cho hầu hết các quốc gia toàn cầu, thế mà họ vẫn ghét ông TT đồng minh này nhất, hơn cả 2 ông Tổng Thống quốc gia họ đối đầu là Nga sô và Trung Cộng? Sao lại thế nhỉ ?. Như vậy có phải họ yêu anh khờ dễ dụ Obama nên cho anh điểm cao, trong khi họ không ưa Bush, và nhất là Trump, vì Trump không để cho họ lợi dụng ?. Bố khỉ, thì ra có những ưu điểm của TT Mỹ lại bị phê điểm bất lợi cho nước Mỹ, vì ông không biết làm chính trị như những tay ma đầu chính trị để lấy lòng cả hai phe và hai đảng, mà ông chỉ thuần túy là người yêu nước muốn thực thi kinh bang tế thế, muốn nước Mỹ vĩ đại, khiến mọi người ghen tức, và đám tài phiệt thao túng lobby chính trị thế giới mất ăn, nên cấu kết những trang báo và truyền thông đại chúng loan tin bất lương đầu độc quần chúng, gây xáo trộn bất ổn xã hội, chả trách nước Mỹ bạo loạn ngay từ khi Trump đắc cử. Đám truyền thông bất lương đã từng tiếp tay làm đổ máu người dân của nhiều quốc gia từ nhiều năm trước, kể cả quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Bây giờ chúng cũng đang viết những tin tồi tệ ngang hàng báo lá cải, chỉ để gây xáo trộn đất nước này, dù cho BBC được ca tụng là dẫn đầu tin tức thế giới, và NY Times tờ báo phát hành thứ 3 của nước Mỹ chỉ được đánh giá "Fake News" hàng đầu.
Thứ Hai, 28 Tháng Chín 202012:55 SA
Khách
Uy tin My giam va khong con duoc ne vi nhu truoc.Phai chang bat nguon tu trieu dai Bill cliton,voi muc tieu cho ho la Tien+tien va tien ! Da co nhung tuong lanh,nhung can bo cs duoc tru ngu o nha trang va phai tra tien nhu mot khach san( ?) va tai tieng tinh duc va pham hanh cua vi T.T dai cuong quoc,Khong con liem si-si khi cua vi chinh khach dung dau the gioi.Va tu do tuot doc voi nua lac nua mo cua Bush con tren chien truong Trung dong va da bi khinh bi nem dep vao mat voi su miet thi ,tui ho ma khong mot phan ung nao cua can ve va gioi chinh khach salon.Tiep den trieu dai cua obama , con the tham hon,y qua la hen kem nhat va vo si nhat trong cac vi T.T tien nhiem.Chinh y da tao ra khung bo-tao ra thanh chien va gian tiep thuc day Iran san xuat vo khi hat nhan .Doi voi thu lanh Hoi giao,y khong quan ngai la vi T.T da cui minh truoc thu lanh hoi giao va la tong tu lenh cua khung bo va bao loan.Y da ngang nhien tau tan va cho Iran so tien khong lo rut ra tu quoc kho de bieu khong cho Iran truoc khi man nhiem.Y da cui gap nguoi truoc Nhat hoang,ma nhat hoang chi la bieu tuong qua khu da that tran truoc quan doi My va theo tin tuc bao chi,y di den dau cung xin loi moi nuoc,nhung khong biet la My bi loi gi ?Tui ho cho vi T.T dat nuoc dung dau the gioi.Chua het,y con moc ngoac voi tau cong,tham chi bi tau khong them tiep don va BAT Y phai DI CUA HAU may bay.That chua he co mot cai nhuc nao nhu cai nhuc nay !Va gioi TINH HOA chinh tri van ngam cam khong loi binh luan ! WHY ?!?!Do la tat ca cac ly do ma tai sao My mat dan uy tin va uy the doi voi the gioi.
Chủ Nhật, 27 Tháng Chín 20209:19 CH
Khách
New York Times ????? Ngủ đi ông ngoại .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn