Cái giá đắt phải trả khi là một công dân Trung Quốc

Thứ Ba, 24 Tháng Mười Hai 20197:00 SA(Xem: 5599)
Cái giá đắt phải trả khi là một công dân Trung Quốc

Anh Cổ Lĩnh (Ku Linh), tác giả của cuốn sánh nổi tiếng ‘Quê hương của Người Đại Lục’ nhận định về cái giá phải trả: ‘biến mất không một dấu vết’, khi là một công dân Trung Quốc, theo Vision Times.

Có mẹ là người Đài Loan, nhưng cha lại là người đến từ Đại Lục, anh Cổ Lĩnh cảm thấy mình bị đối xử như một ‘người ngoài cuộc’, và bị ‘tẩy chay’ vì nguồn gốc của mình, giống như những người khác sinh ra ở Đài Loan, nhưng có ít nhất một cha mẹ từ Trung Quốc đại lục.

Đến thập niên 1980, người Đài Loan không còn thực sự quan tâm đến việc gia đình của họ ở Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu, nhưng những trải nghiệm ban đầu đã mang đến cho anh Cổ Lĩnh một quan điểm độc đáo, về ý nghĩa trở thành người Đài Loan và ý nghĩa trở thành người Trung Quốc.

Anh Cổ Lĩnh gần đây đã đăng một bài luận trên Facebook, có tiêu đề: “Những bất lợi của việc là người Trung Quốc”, trong đó có đoạn viết: “Từ năm 2016, ‘Hiệp hội Haiji’ đã nhận được báo cáo về 149 người Đài Loan đã bị mất tích sau khi đến Trung Quốc mà không có tin tức gì, trong tất cả 67 trường hợp. Không chỉ người Đài Loan đến thăm Trung Quốc và biến mất một cách khó hiểu, mà còn cả người Trung Quốc đại lục, trong đó ít nhất 100 luật sư nhân quyền cũng đã mất tích. Ở Trung Quốc, luật pháp luôn được sử dụng để xử phạt người dân của mình, chứ không phải để bảo vệ họ. Đó là tổng hợp cái giá mà bạn phải trả cho việc là một người Trung Quốc”.

“Một số người có thể hỏi liệu những người mất tích có thể đã phô bày quá nhiều nhận xét, phê phán Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Không hoàn toàn như vậy. Chủ tịch Liên đoàn các Hội Eo biển Phía nam Đài Loan biến mất vì gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước”, bài luận viết.

vuong-lap-cuong-549x366
Điệp viên Trung Quốc tự xưng Vương Lập Cường (Wang Liqiang).

Minh chứng cho sự khác biệt giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, anh Cổ Lĩnh đề cập đến trường hợp của điệp viên Trung Quốc tự xưng Vương Lập Cường (Wang Liqiang). Đào tẩu sang Úc hôm 23/11/2019, ông Vương đã tiết lộ rằng ông Hướng Tâm, Chủ tịch công ty “China Innovation Investment”, là một quan chức tình báo quân sự cấp cao của Trung Quốc. Ông Hướng Tâm đã thu nạp ông Vương làm gián điệp để tiến hành các hoạt động thao túng bầu cử ở Đài Loan. Ngày 24/11, cơ quan an ninh Đài Loan đã chặn ông Hướng Tâm và bà vợ Cung Thanh khi họ sắp xuất cảnh tại sân bay Đào Viên, Đài Bắc.

huong_tam3859697_26112019-551x366
Ông Hướng Tâm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty ‘China Innovation Investment’ người bị cho là quan chức tình báo quân sự Trung Quốc.

Anh Cổ Lĩnh cho rằng cặp vợ chồng này thật may mắn khi ở Đài Loan, vì họ sẽ không biến mất; họ có thể thuê một luật sư và có thể từ chối bị thẩm vấn suốt đêm. Sau đó, họ có thể trở về sống trong một khách sạn tiện nghi. Nếu họ ở Trung Quốc đại lục, họ chỉ có thể biến mất một ngày nào đó, cho đến khi họ đến và “thú nhận” tại tòa án.

Anh Cổ Lĩnh chỉ ra rằng ở Đài Loan hay bất kỳ nước dân chủ nào, khi ai đó bị nghi ngờ phạm tội, cảnh sát sẽ hỏi thêm thông tin, sẽ thông báo cho gia đình họ. Họ cũng có thể thuê luật sư, và có thể từ chối thẩm vấn vào ban đêm.

“Mọi người sẽ không mất tự do mà không có lý do. Ở Trung Quốc đại lục, trước tiên, một người nào đó sẽ biến mất. Gia đình và bạn bè sẽ không biết họ đang ở đâu, và chỉ có thể đi khắp nơi để dò hỏi. Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi họ phát hiện ra rằng người thân hoặc bạn bè của họ đã bị bắt vì một ‘tội lỗi’ không tên, và họ sẽ không được phép đến thăm”, anh Cổ Lĩnh lưu ý.

Theo anh Cổ Lĩnh, nếu bạn bị xét xử ở trong một phiên tòa của ĐCSTQ, không ai sẽ bào chữa cho bạn. Thậm chí, không ai dám tự bào chữa cho những tội mà họ gán cho mình. Mọi người đều nhận tội với tất cả các cáo buộc và chấp nhận bản án. Sau một thời gian bị giam giữ và bị giấu kín mà không được tiếp cận với luật sư hoặc gia đình và bạn bè, không ai dám nói họ vô tội. Rất có thể là trong những ngày bị cô lập, những người bị bắt đã bị tra tấn về thể xác và tinh thần đến mức họ không thể chờ đợi để thú nhận.

“Bạn không biết mình đã phạm tội gì, nhưng nếu họ nói bạn có tội gì đó, bạn sẽ nhanh chóng thừa nhận”, anh Cổ Lĩnh kết luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn