Ông Donald Trump nhắc cho thế giới nhớ lại vì sao họ thích sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. ( Bài nên đọc )

Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một 20198:00 CH(Xem: 6150)
Ông Donald Trump nhắc cho thế giới nhớ lại vì sao họ thích sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. ( Bài nên đọc )
Ký ức của chúng ta thường không trung thực. Mỗi khi chúng ta nhớ lại một chuyện gì trong qua khứ, thường thường nó đuợc quét lên một lớp sơn mầu hồng cho đến khi sự thật được lãng mạn hóa đến không còn bao nhiêu giống với nguyên bản nữa. Thế là một quan hệ mà vào lúc xảy ra đầy những trúc trắc dần dà trở thành một quan hệ gắn bó không có gì chặt chẽ hơn.

Và đó là điều đã biến đổi ký ức của người ta về thế giới trước năm 2016. Trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, một điều ít người nghĩ đến vào lúc đó, nay được nhớ lại như là một cộng đồng các nước anh em đồng chí hướng mà nay không may bị tiêu hủy. Nó đã trở nên như là một loại “vườn Địa Đàng” truớc khi con người bị sa ngã.

Số lượng những lần tranh chấp vì các quốc gia đồng minh cảm thấy bị Mỹ trói buộc hầu như đã bị quên đi trong ký ức. Ký ức làm người ta quên đi rằng Pháp đã rút quân đội ra khỏi sự chỉ huy của NATO năm 1966; rằng Đức đã theo đuổi chính sách Hướng về Phương Đông (Ostpolitik) bất chấp những phản đối của Hoa Kỳ.

Người ta cũng quên các cuộc biểu tình khổng lồ tại London, Paris và các thành phố khác chống lại các tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush. Tất cả những chuyện đó đều bị bỏ quên. Sự thật là thế giới bất mãn than phiền về sự lãnh đạo của Mỹ trước khi người ta bất mãn vì Mỹ bỏ không chịu lãnh trách nhiệm lãnh đạo.

Nhưng với tổng thống Donald Trump, người ta đã bị buộc phải nghĩ lại. Vị tổng thống Mỹ hiên nay càng cắt bỏ những cam kết bên ngòai, thế giới càng thấy rõ những thiệt hại tạo ra cho những quyền lợi chung của thế giới. Việc ông Trump quyết định bỏ rơi những người Kurd tại Syria cho Thổ Nhĩ Kỳ, có thể nói là sự kiện rõ nhất. Thế nhưng trước đó đã có những sự kiện khác báo hiệu, tỷ như về mậu dịch và thay đổi khí hậu.

Nay thì nhiều quốc gia trước kia vẫn e ngai về sự bá quyền của Mỹ bắt đầu thấy thấm bài học của môt thế giới không có sự bá quyền đó. Hậu quả mỉa mai là một vị tổng thống chủ truơng “America First” lại có thể để lại cho người thừa kế mình một thế gới thèm khát sự lãnh đạo của Hoa Kỳ hơn là truớc khi ông lên nắm quyền.

Những hành động có nhiều triển vọng đẩy các quốc gia tách ra khỏi Mỹ, nhắc lại cho người ta sự không thể thiếu được của Mỹ. Cái nhìn lãng mạn về thế giới trước ông Trump có nhiều triển vọng là sẽ đúng đối với thế giới sau khi ông đi vào lịch sử tuy rằng đó là một hậu quả không cố ý.

Người ta có thể giả dụ rằng những hành động lật lọng gần đây của chính quyền Trump có thể buộc các nước đồng minh rời khỏi quỹ đạo của Mỹ. Nếu có ai còn tin về mức khả tín của Mỹ đối với những cam kết thì cách đối xử của Mỹ đối với những người Kurds cũng như các đồng minh khác như Nam Hàn đủ làm cho người ta phải nghĩ đến tìm những lựa chọn khác.

Thế nhưng nói thì dễ. Người ta có thể có những lựa chọn nào khác thay cho Mỹ chăng? Liên Hiệp châu Âu tuy rằng là một siêu cường về kinh tế nhưng hầu không như có một trọng lượng nào đáng kể đứng về phương diện ngọai giao hay quân sự. Trung Quốc có tham vọng thay thế Mỹ nhưng liệu có một quốc gia nào có thể thoải mái nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc hay không?

Ngoài ra còn có một vấn đề nữa mà ít khi được chú ý tới trong giới ngọai giao, đó là dư luận thế giới. Tại mọi lục địa, châu Âu, châu Á và châu Phi, một đa số áp đảo muốn có một thế giới do Mỹ lãnh đạo hơn là một thế giới do Trung Quốc lãnh đạo. Theo một thăm dò của Pew Research Center thì người ta cũng không muốn có một thế giới mà “cả hai” hoặc là “không ai” lãnh đạo cả. Thành ra ít nhất là trong trung hạn, khó có một quốc gia nào có thể thay thế được Mỹ. Do đó nếu vị tổng thống tới của Hoa Kỳ muốn phục hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ thì các nuớc Đồng Minh sẽ đổ vào sẵn sàng chịu sự lãnh đạo của Mỹ. Không những vậy có thể họ sẽ còn dễ phục tòng hơn trước nữa.

Những người từ trước vẫn chống lại Pax Americana nay lần đầu tiên phải đối phó với khả năng không có nó. Và cái kinh nghiệm này cho thấy không thích thú chút nào. Vấn đề nay là dụ dỗ cho Mỹ quay trở lại, theo như lời của Ivo Daalder, một cựu viên chức của NATO, cái ngai vàng bị bỏ trống. Nhưng điều này không có nghĩa là các nước Đồng Minh sẽ nhắm mắt đi theo Mỹ. Trong quá khứ, mỗi khi họ chống lại những chính sách của Mỹ như về Iraq là vì có những lý do chính đáng. Họ mang lại cho liên minh môt thái độ hoài nghi mà nhiều khi không xảy ra một cách tự nhiên tại Washington.

Điều mà trong tương lai sẽ mất đi là một thái độ tự tôn mà dân châu Âu vẫn có đối với Mỹ, coi như là một chàng khổng lồ ngây thơ, tuy rằng mình vẫn trông cậy vào sự bảo vệ của Mỹ.

Lê Mạnh Hùng
Nov 2019
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn