Vì sao hán ngụy vc sợ biểu tình chống chệt cọng? - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 16 Tháng Mười 201910:00 CH(Xem: 4821)
Vì sao hán ngụy vc sợ biểu tình chống chệt cọng? - Nguyễn Nhơn
BieuTinh-Chong-TQ
Vì sao hán ngụy vc sợ biểu tình chống chệt cọng?

“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

Đó là nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). Sau đây là bản lược dịch bài báo „Tranh chấp mới ở Biển Đông“ đăng trên trang web của đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) hôm nay 11/10/2019:

Từ nhiều tháng nay, Trung Quốc đã gia tăng sự đối đầu ở Biển Đông. Các quốc gia ven biển có ít lựa chọn để chống lại. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều tiếng nói đòi kiện Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (CPC), phát biểu hôm thứ Tư tuần rồi tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương rằng tình hình ở Biển Đông „cần được phân tích và đất nước phải lường trước những thách thức có thể xảy ra”. 

… Năm 2014, việc sử dụng một giàn khoan khác của Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của cả hai nước và dẫn đến những cuộc bạo loạn ở Việt Nam đập phá một số công ty nước ngoài và bốn công dân Trung Quốc bị giết chết.

… Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên, khi những chuyên gia Việt Nam khác nhau vào tháng 8 (chú thích của người dịch: chính xác là 6/10/2019) tại một cuộc tọa đàm ở Hà Nội đã lên tiếng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Hoàng Việt, một chuyên gia về Biển Đông, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA), “Phần đông cử tọa đều thống nhất rằng Việt Nam cần thay đổi chính sách đối ngoại, trong đó có đề nghị thẳng thắn là phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Phần lớn các chuyên gia thống nhất rằng luật pháp quốc tế đứng về phía Việt Nam.

Bill Hayton cũng coi khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc. “Lập luận rằng Trung Quốc không để cho Việt Nam có một lựa chọn nào khác là khá thuyết phục”.

Lo sợ các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản

Nhận xét về vụ kiện, Hayton bổ sung về khía cạnh giới hạn: “Quyết định này đối với Việt Nam có thể sẽ gây ra một hậu quả lớn. Nó sẽ phá vỡ mối quan hệ Trung-Việt”.

Đối với Việt Nam, nhiều cái sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, bởi vì Trung Quốc không chỉ là một đối tác thương mại quan trọng, mà còn là một đồng minh ý thức hệ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV).

Một vấn đề khác có thể là trong nước. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2014 tại nhiều tỉnh khác nhau đã nhanh chóng chuyển sang chống lại các điều kiện lao động và hệ thống chính trị của Việt Nam. “Đó sẽ là kịch bản ác mộng đối với Đảng, nếu họ cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và sau đó mở rộng thành các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản”. Trong chừng mực này, Hayton tin rằng thời điểm cho một vụ kiện chống Trung Quốc chưa đến.

Rodion Ebbighausen

Hiếu Bá Linh biên dịch

 

“ Một vấn đề khác có thể là trong nước. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2014 tại nhiều tỉnh khác nhau đã nhanh chóng chuyển sang chống lại các điều kiện lao động và hệ thống chính trị của Việt Nam. “Đó sẽ là kịch bản ác mộng đối với Đảng, nếu họ cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và sau đó mở rộng thành các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản”

 

Câu kết nầy của tác giả Rodion Ebbighausen thật đáng giá.

Không phải hiện tại hay từ 2014 mà từ ngày có cuộc biểu tình đông đảo ngày Lịch sử 5 tháng 6 năm 2011 cho tới nay: Luôn luôn “ đàng sau “ các cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng vẫn “ bàng bạc màu chống hán ngụy việt cọng! “

 

Cuộc biểu tình lần thứ 12 năm 2011

Ngày 5 tháng 6 năm 2011, khởi phát 11 cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng khi tàu chệt khựa cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của PetroVN.

Đàng sau các cuộc biểu tình công khai do nhóm “ Nhật ký Yêu nước “ kêu gọi trên Dân Làm Báo và Blog Nguyễn Xuân Diện là nhóm nhân sĩ do Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chủ trì.

Thực tế, các cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng ấy là “ biểu dương lực lượng “ nhằm hộ tống cái “ Kiến nghị “ với đảng của 20 nhân sĩ, lão thành cách mạng nhằm xin đảng “ hòa hợp – hòa giải “ đoàn kết chống tàu xâm lăng.

Cùng lúc ở hải ngoại, nhóm Vũ Quốc Thúc – Lê Xuân Khoa cũng tung ra “ Là Thơ Ngỏ “ có nội dung tương tự và cũng gởi về cho bộ cá tra đảng Ba Đình.

Một ngày trước ngày Chủ nhật của cuộc biểu tình thứ 12, phạm quang nghị chủ xị thành Hà triệu tập tướng vĩnh, nguyễn xuân diện, chu hảo và nguyễn quang a lên thành ủy Hà Nội phát lạc.

Nó nắm tẩy vụ nguyễn quang a qua Mỹ liên lạc về vụ lá thơ ngỏ hải ngoại và dọa dẩm các vị thế nào mà ngày biểu tình thứ 12, các vị chuồn êm để đám trẻ ngơ ngác lãnh đòn thù của côn an hán ngụy nặng nề.

Và ngay sau cuộc biểu tình 12, ngụy quyền thành Hà tung ra cái tài liệu học tập nội bộ mệnh danh cuộc biểu tình thứ 12 là mưu toam “ Cách Mạng Đường Phố “ và chỉ đạo các quận, huyện lập “ Ủy ban chống biểu tình trên đường phố.”

Vậy đó, dù các vị nhân sĩ chỉ đạo có muốn “ kiến nghị xin – cho với đảng “, nhưng  đối với giới trẻ, các cuộc biểu tình vẫn bàng bạc màu “ đấu tranh vì tự do – dân chủ, chống toàn trị vc “ mà ngụy quyền rất e sợ và chỉ đích danh là Cách Mạng Đường Phố.

 

Cuộc Náo Loạn chống tàu 2014

Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 đã diễn ra trong tháng 5 năm 2014 tại 22 tỉnh thành của Việt Nam trong đó có: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hoá.Tại đa số các thành phố những cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, thu hút hàng ngàn người tham gia. Tuy nhiên, một số cuộc biểu tình tại Bình Dương và Hà Tĩnh đã chuyển sang thành bạo động, cướp bóc, phá hoại tài sản không những nhằm vào các công ty Trung Quốc mà còn cả vào các công ty Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam; 5 người đã phải bỏ mạng. Ngày 15 tháng 5 năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Công điện số 697/CĐ-TT để đảm bảo an ninh, trật tự.

Vào khoảng 16h chiều ngày 13 tháng 5, hàng trăm công nhân tại tỉnh Đồng Nai đã xuống đường cầm cờ, mang biểu ngữ phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đoàn người xuất phát từ cổng công ty sản xuất giày da có vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp Trung Quốc ở trung tâm TP.Biên Hòa, vòng qua các tuyến đường lớn đến sân vận động tỉnh Đồng Nai. Nhiều nhân chứng nói có thấy một số người chạy xe gắn máy không phải là công nhân địa phương xuất hiện tại hãng sản xuất giày của Đài Loan ở làng An Phú nằm phía đông bắc thành phố Hồ Chí Minh, hô hào những khẩu hiệu yêu nước.

Trong khi đó ở Bình Dương tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thần 1 cuộc biểu tình đã xảy ra từ hôm 12/5, sang đến sáng 13/5, con số công nhân tham gia khoảng gần 10.000 người. Đến trưa thì xảy ra bạo động.

Các nhóm

Mặc dù những người xuống đường biểu tình cùng có một mục đích chung là phản đối Trung Quốc xâm chiếm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng họ có những quan điểm chính trị khác biệt nên trong nước được chia ra thành các nhóm "biểu tình quốc doanh", và "biểu tình độc lập" hay "biểu tình nhân dân".

WIKIPEDIA

Vậy đó, sở dỉ hán ngụy vc e sợ biểu tình chống tàu, ra sức trấn áp là vì có sự hiện diện của các nhóm "biểu tình độc lập" hay "biểu tình nhân dân" mà bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành biểu tình chống chế độ toàn trị việt cọng.

 

Cuộc Nổi Dậy nhỏ năm 2018

Hàng vạn người biểu tình khắp Việt Nam chống ‘Luật Đặc Khu’ và ‘An Ninh Mạng’

Hàng vạn người đồng loạt xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Tiền Giang… để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, hôm 10 Tháng Sáu, 2018, xảy ra đụng độ với cảnh sát và nhiều người bị bắt.

Rõ ràng, người dân nghi ngờ nhà cầm quyền có dấu hiệu đưa ra dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” với thời hạn cho thuê đất 99 năm, làm đầu cầu cho người Trung Quốc ùn ùm kéo nhau sang Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) biến một phần những nơi quan yếu ở cả ba miền đất nước Việt Nam thành những kiểu “tô giới” cha truyền con nối. Có những người còn nói tới nguy cơ mất nước, họa Bắc thuộc tái diễn.

… Đáng lưu ý, hầu hết người xuống đường là những gương mặt mới, chứ không phải là những nhân sĩ, trí thức quen thuộc tại các cuộc biểu tình những năm trước. Điều này có thể hiểu là các nhân vật được nhiều người biết đều đã bị chặn cửa nhà từ đêm hôm trước.

www.nguoi-viet.com/viet-nam/hang-van-nguoi-bieu...

Nhiều người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận

Sau khi đốt xe, dòng người quá khích đã tràn vào UBND tỉnh Bình Thuận bất chấp lực lượng chức năng xịt vòi rồng.

Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn

Tối 10/6, lấy cớ phản đối dự thảo Luật Đặc khu, hàng trăm người đã tập trung trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận ở đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Phan Thiết. Lực lượng chức năng thuyết phục, yêu cầu đám đông giải tán, không gây mất trật tự trước cơ quan Nhà nước, song bất thành.

Đến 20h, nhiều người đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác bảo vệ, đốt xe trước trụ sở UBND tỉnh. Nhiều kẻ quá khích dùng gạch đá ném vào bên trong, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Cảnh sát đã dùng đạn khói, vòi rồng để ngăn chặn nhưng không hiệu quả. Một số xe công vụ và cửa kính, hàng rào... của trụ sở ủy ban tỉnh bị đập phá, hư hỏng. 

…. Trong ngày, tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), hàng trăm người cũng đã kéo ra Quốc lộ 1 chặn xe. Cảnh sát được huy động nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Tại một số điểm, lực lượng chức năng đã gặp phải phản ứng mạnh từ dòng người. Nhiều thanh niên ném gạch đá tấn công, đập phá ôtô công vụ.

 

Ngày trọng đại 10 tháng 6 năm 2018 đánh dấu:

–                   Biểu tình lớn ở Sài Gòn, Hà Nội và các Thành phố lớn khắp nước

–                   Bạo động chiếm trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh  Bình Thuận

–                   Phan Rí chận xe gây tắc nghẻn giao thông trên Quốc lộ 1

Đó là hình ảnh một cuộc nổi dậy nhỏ khiến cho ngụy quyền lo sợ phải ngưng lại việc thảo luận thành lập “ các biệt khu chệt “ mệnh danh là Đặc khu Kinh tế – Hanh chánh.

 

Tổng kết các sự kiện kể trên cho thấy tiến trình gọi là chống tàu xâm lăng, từ quy mô nhỏ và ôn hòa, càng ngày càng mở rộng quy mô và cường độ, tiến tới mức độ “ Nỏi Dậy. “

 

Lịch sử cho thấy, một chế độ chuyên chế dù “ hoành tráng “ như Đế chế Napoleon Pháp mà để cho thất cơ thua trận thì … lập tức sụp đổ.

 

Nay, chế độ toàn trị việt cọng vốn suy kém, nếu tàu cọng nhân cơ hội tiến đánh “ tiểu đoàn bộ đội cụ hồ “ trấn giữ Trường Sa, lập lại sự kiện ô nhục Gạc ma 1988 thì … toàn trị hán ngụy Ba Đình liền sụp đổ.

 

Tại sao?

Câu trả lời đơn giản: Nhân dân Việt Nam lập tức vùng lên biểu tình phản đối tàu cọng xâm lăng và nhân đà “ đánh đổ cả chế độ “ hèn với giặc – ác với dân “ tham nhũng – thúi nát – bất công,”  hậu duệ phản nước, hại dân hồ bác cụ.

 

Và như vậy, vô hình chung, QUỐC NỘI thực hiện câu chủ trương của QUỐC NGOẠI:

 

                         MUỐN CHỐNG TÀU CỌNG XÂM LĂNG

                       TRƯỚC TIÊN DIỆT NỘI GIAN VIỆT CỌNG

 

           Diễn tiến của tình hình hiện nay cho thấy triển vọng ấy gần kề.

                Sự kiện Tướng Lê Mã Lương “ bùng nổ “ là một chỉ dấu.

 

                                                Nguyễn Nhơn

                                               Thu 15/10/2019
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn