Lạc Việt, Con Rồng, Cháu Tiên - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 201910:00 CH(Xem: 4552)
Lạc Việt, Con Rồng, Cháu Tiên - Nguyễn Nhơn

546x
Lạc Việt, Con Rồng, Cháu Tiên

"Sốc nặng" phát hiện nguồn gốc người Việt

VTC Now | Kết quả "Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec (VRISG) thực hiện, cho thấy người Việt có thể có nguồn gốc từ châu Phi và khác xa bộ gen người Hán.

....

Vì sao mà sốc?

Phải chăng vướng phải nền giáo dục vong bản việt cọng mới có 45 năm nay mà quên mất nguồn gốc?

Dân tộc Lạc Việt, Con Rồng Cháu Tiên, Văn minh Lúa nước, trên bốn ngàn năm Văn hiến, sao lại dính dấp gì với hán chệt du mục hung nô?

Hãy lắng nghe học giả Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang giảng giải:

Qua từ Kẻ có gốc nọc, đực, hùng, mặt trời và ngôn ngữ Quechua cho thấy Hùng Vương trăm phần trăm là Vua Mặt Trời và người Việt trăm phần trăm là người Mặt Trời.

Ta thấy rõ Kì Dương Vương có cốt là con Hươu Cọc, Hươu Đực Lộc Tục có một khuôn mặt là con người đầu tiên và là con hươu Keh của Đông Á cổ, núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới Kì, Thần Đất Trụ Chống Trời Keb của Ai Cập cổ, Thần Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới Shiva của Ấn giáo sinh ra từ Núi Trụ Thế Gian Kailash ở Himalaya, là một vị vua mặt trời đứng đầu của họ mặt trời thế gian Hồng Bàng của dòng Hùng Vương thuộc ngành thần mặt trời Viêm Đế, vua tổ của Người Mặt Trời Xích Quỉ. “

Nguyễn Nhơn

13/9/2019

KẺ SĨ

TẦM NGUYÊN NGHĨA NGỮ TỪ SĨ.

Nguyễn Xuân Quang

Ngày nay chúng ta thường thấy từ Hán Việt đi chung với nhiều loại người chỉ những người này có một chúc vụ quan trọng trong xã hội như bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, binh sĩ, nghệ sĩ, liệt sĩ, dũng sĩ … kể cả văn và võ, kể cả hai phái nam và nữ. Trong xã hội ngày xưa, sĩ được xếp vào giai cấp đứng đầu trong xã hội: sĩ nông công thương và thường thường chỉ phái nam. Nguyễn Công Trứ đã tả rõ địa vị của Sĩ trong bài Kẻ Sĩ:

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

(Tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào)

Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.

(Dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên).

Bây giờ ta hãy đi tìm nguồn gốc nghĩa ngữ của Hán Việt sĩ. Nguyễn Công Trứ đã dùng từ đôi KẺ SĨ, như thế ta thấy ngay theo qui luật từ đôi trong Việt ngữ của Nguyễn Xuân Quang (Tiếng Việt Huyền Diệu) thì Sĩ chính là từ Kẻ của Việt ngữ. Sĩ = Kẻ. Vậy ta tìm nguồn gốc nghĩa ngữ của từ Kẻ thì ta sẽ truy ngay ra được nguồn gốc nghĩa ngữ của từ sĩ.

Trong Tiếng Việt Huyền Diệu qua bài Gốc Chữ (Roots) Trong Tiếng Việt, ta đã biết:

.Kẻ có nghĩa là cái kèo ngắn’ (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị). Kèo là cây nọc đi đôi với cột: cột kèo. Cây que dùng để gạch gọi là thước kẻ. Như thế kẻ có một nghĩa là cây kèo ngắn, cây cọc, cây que.

Kẻ có gốc (root) từ chữ cổ Việt Ke, bộ phận sinh dục nam (Alexandre de Rhode, Từ Điển Việt-Bồ-La). Theo k=c=qu như kẽo kẹt = quẽo quẹt, ta có ke = que. Que, nọc (heo nọc), cọc (Quân tử có thương thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay”, hay Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”, Hồ Xuân Hương), nói chung là vật nhọn biểu tượng cho bộ phận sinh dục phái nam. Ta cũng thấy điểm này trong Anh ngữ, từ “penis” (dương vật) có pen-, bút, viết. Bút biến âm với bót, vót. Viết biến âm với vót, là que vót nhọn để vạch, để viết và với vọt là cây roi, cây que.

Ngoài ra còn có những từ cùng gốc ke, kẻ như :

-Kè: cây que, cây cọc đóng ở bờ nước. Sau này đổ đá gọi là kè đá. Theo e=u như me = mụ, ta có kè = cừ. Đóng cừ là đóng kè. Đọc thêm hơi vào ta có cừ = chừ, chử. Hán Việt chử là bờ nước, bến sông, Chử Đồng Tử là cậu bé sống ở ven sông, Chử Xá là làng ở ven sông. Cây cọc, cây kè đóng ở bờ nước để cột thuyền, sau chỗ có cắm cọc cột thuyền trở thành bến nước, bến thuyền, Pháp ngữ “quai”, bờ nước, bờ sông có cùng gốc kè của Việt ngữ. Anh ngữ “key”, vùng biển Caribean gọi là “cay” “caya” (vẫn phát âm là “ki”), cù lao, hòn đảo nhỏ, bến nước như Key West, Coco Cay ở Florida chẳng hạn cũng vậy.

-Kè:

Kè thấy trong từ đôi cò kè như cò kè bớt một thêm hai”, ngày xưa đếm bằng cây que có khắc vạch. Cây que có khắc vạch coi như là các con số. Trả giá bằng các cây que có khắc nên mới có câu cò kè bớt một thêm hai. “Cò kè” là từ ghép điệp nghĩa: “cò” cũng có nghĩa là “kè”. Con cò là con kè, con que, con nọc, con cọc, biểu tượng cho cái giống phái nam.

-Kè (palm)

Kè là loại cây có thân như cây que, cây cột thẳng đứng không có cành nhánh.

-Kẻ:

thước kẻ, đã nói ở trên.

-Khẻ:

gõ bằng que gọi là khẻ như khẻ tay. Ngày xưa thầy cô thường dùng thước kẻ khẻ tay học trò.

-Kẻ:

có nghĩa là ‘đất’, ‘làng’, ‘chỗ ở’ ví dụ như Kẻ Đổng, Kẻ Noi, Kẻ Sặt…

Đồn rằng Kẻ Trọng lắm cau,

Kẻ Cát lắm lúa, Kẻ Mau lắm tiền.

(ca dao).

Kẻ đẻ ra từ quê (theo qui luật biến âm k=qu như ke = que). Với nghĩa là chỗ ở, Việt ngữ kẻ liên hệ với ngôn ngữ vùng Lưỡng Hà:  Semitic kar chỉ ‘town’, thành phố như Assyrian kar; Do Thái ngữ kir, kirjah(Brugsch, Egypt Under The Pharaohs, p.200); Syrian: Qir-Kamosh ‘the town of Kamosh’ (trong Holy Scripture gọi là Karchemish) (Brugsch, p.291). Hán Việt  là ‘đất người ở’: “kỳ: cõi, cuộc đất ngàn dặm… Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ… Kỳ là thần đất…” (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). Với nghĩa kẻ là chỗ ở và kẻ là nọc thì kì, kẻ nguyên thủy chỉ chỗ ở vùng cao tức miền núi. Quê nguyên thủy là miền kẻ, miền núi, ngành đất dương, nọc… Thật sự quê ruột thịt với kẻ, ke nguyên thủy chỉ dùng cho phía nọc, cha tức Quê Cha mà thôi, ngày nay dùng chung cho cả phía nữ, mẹ nên dùng là Quê Mẹ. Đúng ra nên dùng Quê Cha Đất Mẹ mới chỉnh.

-Kẻ:

là người như kẻ đó = người đó.

Kẻ với nghĩa là người liên hệ với Quảng Đông ngữ cá, cô, với Pháp ngữ ‘qui’ (kẻ, người)… Kẻ nguyên thủy chỉ người phía ngành nọc, cọc, dương, mặt trời, ngành hươu cọc (xem dưới).

-Ké:

cổ ngữ ké là gà như trói thúc ké” là trói ghịt cánh gà.

Ké biến âm với qué (k=qu, ke = que) cũng có nghĩa là gà như thấy qua từ đôi điệp nghĩa “gà qué”: gà = qué.

Ké biến âm với ke, bộ phận sinh dục nam, với kè là cái nọc, con gà là con ké, con kè, con kẻ, con qué, con ke, con que, con cọc, con c… Điều này cũng thấy rõ qua Anh ngữ con cock là con gà trống mà cũng có nghĩa là bộ giống phái nam. Con ké, con qué là con gà trống, gà nọc.

-Kê:

Hán Việt kê biến âm với ké là gà liên hệ với Việt ngữ ké, qué gà.

Từ gà hiện kim là biến âm của cổ ngữ Việt cà (g=c, gài = cài):

Ai về nhắn nhủ mi ra,

Để mi lại kể con cà con kê.

(ca dao).

Cà là kê.

-Ghè

đánh bằng que, gậy ví dụ ghè cho một trận. Theo gh=k như ghế = kê (vật để ngồi như như cây đòn kê), ta có ghè = kè, kẻ, que.

-Ghẹ:

ghẹ liên hệ với  kẻ, ke que, nọc: gà mái ghẹ là gà mái đến thời chịu nọc, chịu đực. Con ghẹ là con cua xanh có hai gai nhọn như hai cây que nhọn ở hai bên mai.

-Qué:

Như trên đã biết qué là gà que, gà cọc, gà cock. Theo k=c=qu, ta có ké = qué. Qua từ ghép điệp nghĩa gà qué ta có gà = qué.

-Què:

người phải chống que, chống gậy, chống nạng mà đi.

-Quẻ:

cây que thăm.

-Vẽ:

theo qu = v như quấn = vấn, ta có que, quẻ = vẽ, khởi thủy dùng cây que vạch thành ký hiệu thành hình sau gọi là vẽ. Vẽ có gốc que.

-Cò

Cò biến âm với kè như thấy qua từ đôi cò kè. Con cò là con kè, con kẻ, con ke, con cọc, c… Cò biến âm với cồ, cu… Con cò là con kẻ, con ke, con cồ. Con cò có mỏ dài, nhọn biểu tượng cho dương tính nên gọi tên theo chiếc mỏ và theo nghĩa biểu tượng.

heron, cò.

Kẻ biến âm với heron, cò. Trung cổ Anh ngữ hern, được các nhà tầm nguyên nghĩa ngữ Tây Phương cho là có lẽ phát gốc từ tiếng gại mỏ kêu “kẹckẹc” của loài cò, dựa theo biến âm h=k, her- = ker- = kẹc, kẹc nên cò được gọi là heron. Giải thích này nghe không được thuyết phục lắm. Bây giờ ta lại phải nhờ tới Việt ngữ để giải thích cho thỏa đáng. Như đã nói con cò biểu tượng cho đực, dương tính, hùng tính tức biến âm với kẻ, ke. Theo h=c, her- = ke, có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nam, her- = ke, kè, que, cò, cồ, cu, cọc, c…c; her- = kẹc, c…c. Cò biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam. Her- = hạc, con cò như Bạch Hạc là Cò Trắng, Hạc Trì là Ao Cò (cò đi với ao đầm) và chỉ một loài chim cùng họ nhà cò nhưng sống trên cạn là con hạc crane.

.theo h=k, her- = ker-, (h=k) = kẻ, kè, kì (cọc), ta có từ đôi cò kìcò kè cho thấy rõ cò = kì = kè= ker- = her-, heron.

Như thế ta thấy rõ các nhà tầm nguyên ngữ học Tây phương giải thích heron cũng phát gốc từ ker- nhưng cho là được gọi tên theo tiếng gại mỏ kêu “kẹc” “kẹc” là cách giải thích theo duy tục.

cigogne (Pháp ngữ), cò

Có ci- = kì, là cây, cọc, là ke.

Hero, người hùng, anh hùng.

Hùng có một nghĩa làđực nhưthư hùng cái đực. Đực là dương là mặt trời. Hùng Vương là Vua Mặt Trời, các Lang là các chàng (con trai và cũng có một nghĩa là đục chisel) là đục, là đọc là nọc, là cọc, là đực là dương, là mặt trời. Hero có cùng gốc her- với heron có nghĩa là kẻ, ke, cọc, cò, cồ (đực). rõ như ban ngày Anh ngữ hero = Hán Việt hùng.

Như thế hero, người hùng có nghĩa là kẻ, là sĩ có gốc là nọc, cọc, c…c .

-Kì:

Kì biến âm với Kẻ, có nghĩa là núi cọc, núi nhọn đỉnh mang dương tính (núi lửa), núi có hình trụ, núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời, chúng ta có núi Kình Thiên Trụ ở Sơn Tây. Cổ ngữ Việt gọi núi này là nổng(gò nổng) biến âm với nống, que chống đỡ. Trong văn thư cổ có nói tới núi Kì liên hệ với Đại Tộc Việt. Núi Kì này mang hình bóng núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời, Kình Thiên Trụ.

Ai Cập cổ có vị thần đất Keb có dương vật cương cứng chống bầu trời nữ thần Nut mang hình ảnh núi Trụ Chống Trời Kẻ (xem dưới).

là con thú đực, con Hươu đực.

Kì biến âm với kèo. Kì là con thú có kèo, có cọc tức có sừng nghĩa là con hươu. Theo qui luật biến âm k=h (kết = hết), kèo = hèo (roi, cọc nhỏ), hiêu, hươu, hưu, Mường ngữ hèo là húc (bằng sừng). Ta đã thấy rõ hươu hiêu, hiu, heo ruột thịt với hèo là cái nọc cái roi. Con hươu là con hèo, con kèo. Kì, Kẻ với nghĩa là nọc, hươu liên hệ với gốc Hy-lạp kera- là sừng (keratin, chất sừng, keratitis, sưng màng sừng tức giác mạc mắt); với Pháp ngữ cerf, Latin cervus… hươu, với Nam Ấn ngữ (Dravidian): Kui kruhu, krusu ‘barking deer’; Kuwi kluhu, kruhu, kurhu ‘antelope’; Malayalam kùran ‘hog-deer’ (Burrow-Emeneau 1984:161, no 1785)… Vậy Việt ngữ Kẻ có nghĩa con Nọc, con sừng, con hươu. Kì chuyển hóa với ki, cây (í = ấy, cái í = cái ấy): cây, cọc là biểu tượng cho đực. Kỳ cũng còn có nghĩa là đâm nhánh, chia nhánh như tam kỳ lộ, đường chia ba nhánh (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). Con vật kì có ‘cọc nhọn’ và ‘chia nhánh’ hiển nhiên là con hươu.

Kì Lân có Kì là que, nọc tức con đực. Kì có cốt (host) là con Cọc tức con hươu sủa sừng hai mấu nhọn munjac (mang gạc) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc); Lân biến âm từ “nang”, cái bọc, cái túi chỉ con cái (Nguyễn Xuân Quang, KQKTCSHV, 1999). Kì Dương Vương vua tổ của chúng ta có Kì là con hươu đực, vì vậy mới có nhũ danh là Lộc Tục, Hươu Đực (KQKTCSHV, 1999). Kì chính là linh vật có cốt (host) là con hươu sủa (barking deer) hay mang gạc (muntjac) có sừng hai mấu nhọn. Việt ngữ gọi con kì gọi là con nghê. Theo biến âm ngh=k như nghẹt = kẹt, ta có nghê = kê, kẻ.  con nái, con nai (KQKTCSHV). Linh vật kì và lân có cốt là hươu và nai.

Ngoài ra ta cũng thấy:

Si.

Sĩ biến âm với Si, tên một loài cây ruột thịt với cây đa dùng làm biểu tượng cho Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Theo  truyền thuyết và cổ sử Mường Việt, Mẹ Tổ Dạ Dần sinh ra từ cây Si.

Từ Si có nghĩa gốc là Ki, Cây. Vì là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) cũng là thủy tổ của các loài thực vật nên mới có tên có nghĩa tổng thể là Cây.

Sỉ, xỉ

Sỉ, xỉ biến âm với Sĩ. Sỉ, xỉ là răng, răng nanh như lòi xỉ. Răng là vật nhọn. Theo đ=n, răng nanh = răng đanh (đinh), vật nhọn.

Shiva

Sĩ biến âm với Shi, Shiva.

Thần Shiva có biểu tượng là Linga (xem dưới).

……..

Tóm lại

Như thế rõ như hai năm là mườiKẻcó gốc chữ (roots) với Ke, bộ phận sinh dục nam, có nguồn cội nguyên thủy sâu xa nhất là chữ Nọc que (I) trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que với nghĩa nọc que, dương (cây, si, nọc, cọc, ke, kẻ, kì, bộ phận sinh dục nam, dương, mặt trời…). Như đã biết chữ nọc que và chữ nòng vòng tròn O khởi thủy lấy từ hình dáng bộ phận sinh dục nam nữ vì thế mà Kẻ = Ke = Kì (cọc nhọn), Si (cây) = Sĩ = bộ phận sinh dục nam.

Như vậy Sĩ = Kẻ nên Sĩ có tất cả nghĩa của Kẻ có nguồn gốc nguyên thủy là ke, bộ phận sinh dục nam.

. . . . . .

Bây giờ ta hãy kiểm chứng lại trong văn hóa thế giới.

1.Chữ cổ Đông Á châu

Chứng tích còn thấy rõ là theo James Churchward trong ngôn ngữ Đông Á cổ mà ông gọi là Maya-Naga ngữ, một thứ ngôn ngữ tiền Phạn (Proto-Sanskrit) có từ keh có nghĩa là con hươu và cũng là con người đầu tiên của nhân gian (Children of Mu).

untitled-1-copy

Hươu Keh, con Người Đầu Tiên trên quả đất (James Churchward).

Hươu Keh ruột thịt với Việt ngữ Hươu Kì, với Kẻ (người) chính là Kì (Dương Vương), vua tổ Xích Quỉ và cũng là người đầu tiên của nhân loại có cốt là con Cọc (nọc, que, ke, kẻ), tức hươu sừng nên có nhũ danh là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực, hươu nọc, hươu sừng). Xin nhắc lại Quỉ trong Xích Quỉ biến âm với kì, ki, kẻ chính là Pháp ngữ Qui, kẻ, người. Xích Quỉ là Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời.

2. Ai Cập cổ

Ai Cập cổ có vị Thần Đất là Keb (Geb) có Ke- ruột thịt với Việt ngữ Ke, bộ phận sinh dục nam, với Kẻ, với Kì. Vị thần Keb này có bộ phận sinh dục hình Trụ Chống Trời (kì, kẻ) nâng, chống nữ thần Bầu Trời Nut. Rõ như ban ngày núi  Trụ Chống Trời, Trụ Thế Gian, Kình Thiên Trụ là núi Kì, núi Kẻ, núi Ke có hình bộ phận sinh dục nam.

keb

Thần Đất Keb và thần nữ Bầu Trời Nut.

Theo truyền thuyết ở Hà Tĩnh có núi Nam Giới có nghĩa là núi có hình bộ giống nam giới, là núi Ke, núi Kẻ, Nùi Kì, núi Trụ Chống Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

3. Trong Ấn giáo

Shiva là một vị thần chính trong Ấn giáo. Theo sh= s=k, shiva = si (cây) = sĩ = ki, kì có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam. Vì thế biểu tượng chính của Shiva là linga, bộ phận sinh dục nam. Ngoài ra Shiva còn có một nghĩa là «Pillar of Fire», Trụ Lửa tức cọc mang dương tính, có một khuôn mặt Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới ngành dương. Shiva có biểu tượng thế gian là con bò nandi (con thú bốn chân có sừng tương đương với hươu cọc, hươu sừng). Shiva có một khuôn mặt của thần Đất Keb, của Kì Dương Vương.

4. Trong chữ giáp cốt văn.

Chữ viết trên mai rùa, xương, cho thấy nguồn gốc của từ sĩ cũng giống như từ kẻ có nghĩa là cọc, cược, bộ phận sinh dục nam.

shi

Chữ sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ(Wang Hongyuan,The Origins of Chinese Characters, Sinolingua, Beijing, 2004).

Theo hình trên, sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ. Bộ phận sinh dục nam được biểu tượng bằng cọc, nọc vật nhọn, giống như khí giới cổ đơn giản cũng chỉ là một vật nhọn.

Sĩ chỉ bộ phận sinh dục đực cũng thấy rõ qua từ , Hán Việt mẫuchỉ con thú đực có chữ sĩ như mẫu ngưu là con bò đực. Mẫu cũng còn có nghĩa là cây chốt cửa, nọc then cài cửa, như thế con vật đực có nghĩa là con thú có nọc, cọc. Mẫu biến âm với mâu, vật nhọn, khí giới nhọn như xà mâu, mâu thuẫn, với Việt ngữ mấu (ngạnh sắc), bấu (bằng móng nhọn sắc).

Ở hình trên cũng xin lưu ý ở phần tham khảo (for reference) của chữ mũ (đực, nọc, cọc) có vẽ hình con hươu sừng ở dưới bụng có phụ đề hình cây cọc cắm trên mặt đất có ý cho biết là con hươu cọc, hươu nọc, đực. Điểm này cho thấy hươu sừng biểu tượng cho thú đực, nọc, cọc. Hán Việt lộc = Việt ngữ nọc. Con lộc là con nọc, con cọc, con log (khúc cây). Vì thế con hươu là con cọc như thấy trên hình, tên cổ Việt con hươu sừng là con Cọc do đó trò chơi Bầu Cua có con hươu sừng, con Cọc nên phải gọi là Bầu Cua Cá Cọc thay vì gọi sai là Bầu Cua Cá Cọp (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Cũng xin lưu ý chữ tương tự như chữ thổ đất, tại sao? là vì thổ, đất thế gian liên hệ với Trụ Chống Trời được biểu tượng bằng Núi Trụ Thế Gian (núi Kì), trong ngũ hành của Trung Hoa khi diễn tả theo hình vuông thì hành Thổ ở giữa tâm hình vuông, tức là hành trục, cột trụ. Trong giáp cốt văn Thổ  được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời, hình ảnh ông Bàn Cổ (Bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình). Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian.

tho

Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá.

Thổ liên hệ với cột trụ, cọc như chữ sĩ nên giống chữ sĩ chỉ khác nét ngang ở đáy. Thổ là đất là cõi bằng vì thế nét ngang ở dưới biểu tượng cho mặt đất bằng nên phải cường điệu dài hơn nét ngang ở đáy chữ sĩ (nét này ở chữ sĩ chỉ thành bụng chỗ cái cọc đâm ra).

5. Trong văn hóa La Hy.

Ở trên ta đã thấy qua từ hero, người hùng có her- = kẻ = sĩ. Điểm này thấy rất rõ qua những lăng mộ, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của văn hóa La-Hy cổ thường xây theo hình cậy cọc, cây nõ, trụ thạch bia obelik hay hình dương vật ví dụ như ở khu nghĩa trang tại Thành Phố Thiêng Liêng Phrygia (Hierapolis of Phrygia), ở Thổ Nhĩ Kỳ mộ tưởng niệm anh hùng liệt sĩ có hình dương vật.

herohero-2

Mộ tưởng niệm các anh hùng có hình trụ tròn dương vật trên có «phụ đề» tảng đá hình qui đầu, ở Thành Phố Thiêng Liêng Phrygia (Hierapolis of Phrygia), khu nghĩa trang, tại Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh của tác giả).

6. Qua văn hóa cổ vùng Andes.

-Ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ của thổ dân Mỹ châu ở vùng núi Andes (trong đó có ngôn ngữ Quechua) những từ chỉ tổ tiên “ancestor”, giống nòi “lineage ” và dương vật “penis” liên hệ với nhau về ngôn ngữ và về ẩn ý (Salomon 1991:20; Zuidema 1977:256). Ta thấy họ giống hệt chúng ta. Trong Việt ngữ từ giống (nòi) chỉ dòng tộc, tổ tiên có nghĩa liên hệ với bộ phận sinh dục nam. Theo gi = d = ch, ta có giống = chống (que chống) = chông (vật nhọn) ruột thịt với bộ phận sinh dục nam. Ta có tổ tiên là (Tổ) Hùng có một nghĩa là Đực, bộ phận sinh dục nam, thuộc giống nòi Việt (có một nghĩa là Rìu, một vật nhọn, ruột thịt với bộ phận sinh dục nam), Tổ tiên thế gian đầu tiên của chúng ta là Kì Dương Vương có Kì có gốc là bộ phận sinh dục nam, con cháu Thần Mặt Trời Viêm Đế. Họ là con cháu thần mặt trời Inti. Như thế Hùng Việt phải có nghĩa là Đực, có gốc từ chữ nọc que trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que liên hệ với bộ phận sinh dục nam . Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc.

Xin Lưu Ý

Đây là một điểm rất quan trọng cho thấy các tộc cổ Peru và Inca liên hệ với cổ Việt nên ngôn ngữ vùng Andes nói chung, ngôn ngữ Quechua nói riêng liên hệ ruột thịt với ngôn ngữ Việt. Sự liên hệ này là một chứng sử bằng vàng để ta biết, ta hiểu một cách xác thực, xác quyết giống (nòi), tổ tiên Hùng, Việt của chúng ta cũng liên hệ với bộ phận sinh dục nam giống như họ.

-Đồ gốm

Đồ gốm Tiền-Columbus Peru là một thứ hình-tượng gốm dùng như một thứ chữ viết (ký tự) ký ghi lại mọi khía cạnh của đời sống người Peru cổ, là một thứ sử gốm. Có một chiếc bình hình một chiến sĩ (warrior) cho thấy «từ gốm» chiến sĩ của Peru cổ giống như Hán Việt liên hệ với dương vật.

chien-si

Bình gốm thời Virú diễn tả một chiến sĩ tay cầm khiên, Bảo Tàng Viện Larco.

Bình gốm chiến sĩ, binh sĩ (tay cầm khiên) thuộc ngành dương mặt trời có mặt trời sinh tạo quay tròn trong Vũ Trụ giáo ở bên đùi.

Bình người chiến sĩ có «đuôi» là dương vật (Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng tôi ngồi bếp lòi đuôi ra ngoài, ca dao). Đuôi cũng là vòi ấm mà vòi cũng có nghĩa là bộ giống phái nam («cậu ấm sứt vòi»). Vòi cương cứng như cần câu rô (như thấy qua câu đố chiếc ấm và bốn cái tách uống trà: Bốn cô trong động bước ra, Đồ phô trắng hếu như hoa bông cần, Ông Đồ tẩn ngẩn tần ngần, Bòi (vòi) ông cẩng tếu như cần câu rô). Chiếc vòi bộ giống cường điệu nói cho biết đây là một Kẻ, một Sĩ (có cây khiên cầm ở tay xác thực là chiến Sĩ). Quả đúng trăm phần trăm (chiến) Sĩ ruột thịt với Ki, Kì, Ke (bộ phận sinh dục nam) giống hệt như Việt ngữ lính ruột thịt với Ấn ngữ linga, bộ phận sinh dục nam. Có lẽ warrior chiến Sĩ này là một người hùng  được thờ phượng thuộc ngành đực, dương, mặt trời (xác thực bằng hình mặt trời sinh tạo ở bên đùi), về sau trong Inca là dòng thần mặt trời Inti.

Như thế Sĩ thuộc phía bên võ gậy gộc, binh đao, can qua cũng có gốc từ chữ nọc bộ phận sinh dục. Chiến sĩ, khanh tướng là một khuôn mặt của Kẻ Sĩ thấy rõ trong bài thơ Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ:

Trong lăng miếu, ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
Trước là sĩ sau là khanh tướng.

-Tượng đá

Trong văn hóa Recuay tiền Inca, như trên đã biết ngôn ngữ vùng này các từ chỉ tổ tiên, chiến sĩ, người hùng liên hệ với từ chỉ dương vật nên các tượng đá tạc tổ tiên, chiến sĩ (warriors), người hùng có hình dương vật.

peru-ecuador-209

Tác giả chụp với tượng đá tạc tổ tiên hay chiến sĩ thường thấy ở các đền đài của nền văn hóa Recuay của Peru cổ, tại khu vườn của Viện Bảo Tàng Larco, Lima, Peru.

Hiển nhiên độc giả hiểu tại sao tác giả cười… toe toét!

Kết Luận

Hán Việt Sĩ ngày nay có nghĩa chỉ những người giữ vai trò cột trụ của xã hội như Nguyễn Công Trứ đã viết trong bài Kẻ Sĩ về cả hai phía văn cũng như võ, nam cũng như nữ. Sĩ chính là Việt ngữ Kẻ, ta có từ đôi Kẻ Sĩ, theo qui luật từ đôi của Nguyễn Xuân Quang ta có Kẻ = Sĩ (một lần nữa ở đây cho thấy qui luật này đúng trăm phần trăm). Kẻ là Ke (bộ phận sinh dục nam). Sĩ là Si (cây) là Kì (trụ, cột, cọc), là Kèo (cọc), là cọc, là c…c. Kẻ, Sĩ có nguồn cội, gốc gác xa thăm thẳm từ bộ giống của phái nam, từ chữ nọc que trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, một thứ viết cổ nhất của nhân loại. Ở đây ta đã thấy qua những bằng chứng hiện vật sờ và thấy được cho biết Kẻ, Sĩ có gốc là dương vật.

Vì thế ta có thể dùng Việt ngữ Kẻ, Ke có gốc từ bộ giống phái nam truy tìm nguồn gốc nghĩa ngữ của ngôn ngữ loài người như ngôn ngữ cổ Đông Á (Tiền Phạn, theo James Churchward) Keh, con hươu Kẻ và cũng là người đầu tiên, ngôn ngữ Á-Phi Keb, Thần Đất Ai Cập cổ, Phạn ngữ Shiva của Ấn giáo, Hán cổ Shì trong giáp cốt văn, Ấn Âu ngữ Hero trong trong văn hóa La-Hy, ngôn ngữ Thổ Dân Mỹ châu Quechua vùng Andes, Nam Mỹ qua bình gốm hình-tượng ký Peru cổ chiến sĩ, tượng đá Recuay cổ Peru…

Qua từ Kẻ có gốc nọc, đực, hùng, mặt trời và ngôn ngữ Quechua cho thấy Hùng Vương trăm phần trăm là Vua Mặt Trời và người Việt trăm phần trăm là người Mặt Trời.

Ta thấy rõ Kì Dương Vương có cốt là con Hươu Cọc, Hươu Đực Lộc Tục có một khuôn mặt là con người đầu tiên và là con hươu Keh của Đông Á cổ, núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới Kì, Thần Đất Trụ Chống Trời Keb của Ai Cập cổ, Thần Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới Shiva của Ấn giáo sinh ra từ Núi Trụ Thế Gian Kailash ở Himalaya, là một vị vua mặt trời đứng đầu của họ mặt trời thế gian Hồng Bàng của dòng Hùng Vương thuộc ngành thần mặt trời Viêm Đế, vua tổ của Người Mặt Trời Xích Quỉ.


KẺ SĨ | Bac Si Nguyen Xuan Quang's Blogbacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2010/08/06...

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 15 Tháng Chín 20199:49 CH
Khách
Toi hoc hanh dang do,chi du biet doc va biet viet quoc ngu chu nuoc ta.Nhung neu bao rang xuat xu cua dong giong lac viet tu...phi chau sau khi nguon kiu gene va neu ra nhung tap tuc tho duong vat giong nhu nguoi cham hien con di tich Thap Cham,thi hoc gia noi rang nguon goc cua Lac Viet phat xuat tu dau do o phi chau.Toi tu hoi rang,nguoi phi chau bi bat sang lam no le da qua bao doi,it nhat la cung thoi lap quoc cua My 1776 toi bay gio da hon 300 nam,cai gene da lang bat ky ho pha tron tu tung nhung chi bot den hon lo chao mot ti teo,het 03 doi lai co lai rai hoan cot.Toi tu hoi rang,loai nguoi tu khi ma ra theo luan thuyet cua duy vat va tha ho cho cac bac thong thai tien soi nhat la tien soi XHCN thi...cho em xin.Ngon tu pha tron ngon tu tieng viet truoc nam 1945,so voi ngon tu sau nam 1975 cua VNCH thi khac han,thoi ky truoc nam 1945,tieng viet dang con trong thoi ky khai pha chu quoc ngu va trai qua 30 nam,tieng viet da trau truot ngon ngu tien rat xa p Mien nam Viet nam.Toi thanh that,toi rat di ung voi nhieu vi co hoc vi TIEN SI-Pho tien si cua xhch V.N dat nuoc dung dau the gioi ve van bang hoc vi,nhung nhung can ban phuong trinh-toan hoc...lai ngu nhu cac tro lop ba ngay xua cua VNCH,Toi khong vo dua ca nam,nhung cua dang toi........thi phai nghe thoi !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn