Đối Thoại với việt cọng - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 07 Tháng Chín 20199:56 CH(Xem: 5141)
Đối Thoại với việt cọng - Nguyễn Nhơn

501x
Đối Thoại với việt cọng

 

Lời dẫn:

Mấy hôm nay, nhân vụ cù vũ loạn ngôn ở “ cuộc Hội Thảo về Việt Nam Hóa Chiến tranh “, một vài bạn trẻ nêu lên thắc mắc về vấn đề các nhân vật hải ngoại tham dự hội thảo với “ phái đoàn “ việt cọng trong nước và đặt vấn đề có nên “ hội thoại, tranh luận với việt cọng hay không? “

Tôi xin gởi lại đây bài viết cũ khi Hoàng Duy Hùng và vài nhân vật đảng phái “ đối thoại vơi việt cọng Thanh Sơn “ hồi năm 2013 để các bạn trẻ biết rằng: Quân – Dân – Cán – Chính VNCH cương quyết không chấp nhận cái gọi là đối thoại với việt cọng.

Bằng kinh nghiệm máu xương, thế hệ chúng tôi biết rằng: Hễ mỗi lần bị ngoại cường ép buộc “ đối thoại – thỏa hiệp với việt cọng “ là một lần Đất nước tang thương!

Chúng tôi cam kết với các bạn trẻ: Chừng nào chúng tôi đi hết vào lòng Đất Mẹ Việt Nam thì tiếng nói cảnh báo đối thoại – thỏa hiệp với việt cọng mớt tắt.

*******

Mấy bửa trước, nghị Houston Al Hoang tổ chức đón tiếp vc Nguyễn Xuân Sơn, mời các ông Đức đầu bạc, nhân danh Đại Việt, Nguyễn Đức Quang, nhân danh Hòa Hão vào gặp vc Sơn đối thoại bàn dài, mạnh ai nói nấy nghe, bởi vì thằng vc Sơn biết tõng rằng các quí ông đang nói láp váp trước mặt nó không đại diện cho ai, đảng Đại Việt cũng không thừa nhận, Hòa Hão cũng vậy và cộng đồng người Việt TNCS Houston đã không thừa nhận mà còn chửi. Cho nên vc Sơn chỉ tuyên truyền về phần nó, coi các quí ông đến chầu rìa như nơ pa.

Bửa nay, đảng Vì Dân, hổng ai nói gì tới mà vẫn long trọng ra Bản Lên Tiếng, bá cáo rằng, đảng tui cũng chủ trương đối thội với “ Nhà nước CHXHCNVN (NNVN)” (sic) như vầy:

“Đảng Vì Dân Việt Nam quan niệm rằng đối thoại với nhà nước CHXHCNVN (NNVN) chỉ là nỗ lực song song với các phương thức đấu tranh đang có; và không phải là một hình thức công nhận sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay cả trong thời gian diễn ra việc đối thoại, mọi sách lược đấu tranh đang có đều cần phải được tiếp tục thực hiện cho đến khi Việt Nam có tự do và dân chủ.”

Câu văn hoa nầy có thể diễn nôm như sau: Nói thì cứ nói, rình rình móc ngoéo, mần được thì cứ mần. Gã nhà quê tui nói nhỏ ông Tổng Vì Dân nghe: Mưu thuật “Đả, đả, Đàm đàm” là của sư tổ Tàu Mao đích truyền cho bọn cs An nam đó ông tổng khậu ơi! Dù muốn hay không, ông cũng là người Quốc gia, cái mưu mô gốc Tàu ấy, ông múa không hay bằng hậu duệ cs An nam của chệt Mao đâu!

Đùa ông Tổng chút chơi, bây giờ nói chuyện nghiêm chỉnh về kinh nghiệm đau thương, mỗi khi người Việt Quốc gia bị bắt buộc phải nói chuyện với cái mà ông Tổng Thơ Ký Đảng Vì Dân trịnh trọng xưng hô là Nhà nước CHXHCNVN ấy.

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954

Sau 9 năm chiến tranh Đông Dương, nước Pháp đi tới chỗ kiệt quệ, bắt buộc phải tìm cách rút lui trong danh dự.

Hội nghị Genève được triệu tập để thảo luận về cuộc đình chiến ở 3 nước Việt, Miên, Lào.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ. Ngày 8/5 Hội nghị Genève đi vào việc thảo luận ráo riết vê cuộc đình chiến.

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Tiếng là được hoàn toàn Độc Lập, nhưng người Pháp vẫn tự ý thảo luận riêng với Phạm Văn Đồng dưới sự chỉ đạo chặt chẻ của Chu Ân Lai.

Cho nên khi hội nghị quyết định phân chia Đất nước, Ngoại trưởng Trần văn Đổ của Quốc Gia Việt Nam rơi nước mắt đọc lời phản kháng:

... chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.

Và chánh phủ Quốc Gia Việt Nam không ký tên công nhận Hiệp Định Genève.
Ngoài tiền đình Hội trường, người nghệ sĩ Võ Thành Minh ngồi tuyệt thực, thổi lên tiếng sáo thê lương, than thở cho cuộc phân chia Đất nước!

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ban lệnh treo cờ tang từ Bến Hải đến mủi Cà Mau!

Đó là lần thứ nhất người Việt Quốc Gia “ đối thoại “ với Việt Cọng trên Hội Nghị Quốc tế.

HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

Trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 gây rúng động công luận Mỹ. Phản chiến Mỹ nhân cơ hội, tổng tấn công, gây áp lực đòi chánh phủ Mỹ rút quân.

Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Pari. Ngày 13-5-1968, Hội nghị Pari giữa 2 bên khai mạc.

Sau năm năm thảo luận khi đứt khi nối, ngày 12 tháng 10, 1972 KissingerLê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm.

Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng tại Sài Gòn, giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Kissinger, Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm coi đây là hiệp định hy sinh quyền lợi của Việt Nam Cộng hoà, đòi các lực lượng VNDCCH phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền Bắc. Ông còn coi giải pháp hội đồng hiệp thương là một hình thức chính phủ liên hiệp trá hình. Tổng thống Thiệu lên đài phát thanh tuyên bố bác bỏ nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất: "Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam, không bên nào được xâm lược bên nào".

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định vì những nhượng bộ của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ gây áp lực nếu không chấp nhận thì sẽ đơn phương ký với Hà Nội và từ bỏ trách nhiệm, nên Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký.

Bất chấp sự phản đối của VNCH, Hiệp định Paris vẫn được ký kết ngày 27 tháng giêng 1973.

Trong số các câu nói để đời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có câu nói nổi tiếng nầy: Không chấp nhận ngưng bắn da beo, da chó vá gì hết!

Trong buổi lễ hoàn thành chương trình “ Luật Người Cày Có Ruộng “ tại Biên Hòa, nếu ai tinh ý đã thấy một cử chỉ lạ thường: Tổng Thống VNCH trên xe bước xuống, trên tay cầm một khẩu rouleau nòng dài loại tác chiến. Ông xâm xâm đi lại khán đài và chỉ trao súng cho cận vệ khi bước tới trước khán đài.

Đó là hậu quả của câu nói lẫm liệt kể trên, bởi vì, vì câu nói ấy mà “người ta” hầu như công khai dọa triệt hạ ông!

LỜI KẾT

Khi người Việt Quốc Gia bị Pháp ép buộc nói chuyện với việt cọng năm 1954,

Kết quả: MẤT NỬA NƯỚC VỀ TAY CỌNG SẢN!

Khi người Việt Quốc Gia bị Mỹ ép buộc nói chuyện với việt cọng năm 1973,

Kết quả: CẢ NƯỚC VIỆT NAM LỌT VÀO TAY CỌNG SẢN!

Điều nầy xác nhận câu nói cửa miệng của người Miền Nam: Hễ nói chuyện với dziệt cọng là từ bị thương cho tới chết!

Cũng có huyền thoại rằng: Chỉ có người cọng sản mới đương đầu được với người cọng sản.

Kinh nghiệm nóng hổi mới đây cho thấy: Nhóm trí thức cọng sản do tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cằm đầu, dựa vào 11 cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng hồi mùa hè năm ngoái để gây áp lực, toan tính đòi đảng đổi mới, mở rộng dân chủ.

Trước khi có cuộc biểu tình lần thứ 12 một ngày, Trùm thành Hà Phạm Quang Nghị triệu các ông TrọngVĩnh, Chu Hão, Quang A và Xuân Diện lên diện kiến. Trùm Nghị “tiểu ri” (âm tiếng Tây: théorie) thuyết giảng cho một hồi.

Kết quả là: Các quí ông bỏ rơi giới trẻ, bơ ngơ, báo ngáo trong lần biểu tình thứ 12!

Vậy đó, Quốc gia mà nói chuyện với cọng sản là bại liệt. Cọng sản vô quyền nói chuyện cọng sản đang cầm quyền may mắn hơn, chị bị mắng mỏ mà chưa bị đi tù.

Cho nên các quí ông làm chánh trị cò con hải ngoại, lăm le, bằng miệng lưởi, nhào vô “sáp lá cà” ( chữ của nghị Al Hoang) bắt cọp vc thì thật là hoang tưởng.

Nó cũng giống như chuyện Liêu Trai, ma kể chuyện cho người nghe chơi:

 

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.

 

                                                Nguyễn Nhơn

                                                     7/5/2019
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn