Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay ba không hóa có? - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 03 Tháng Tám 20199:53 CH(Xem: 6081)
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay ba không hóa có? - Nguyễn Nhơn

TrongDanhXuoi
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay ba không hóa có?

 

Phó Thủ tướng Việt Nam tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, và cáo buộc nước này tiến hành thăm dò dầu khí bất hợp pháp trong vùng biển tranh chấp, cổng thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam cho biết hôm 1/8.

Theo nguồn tin này, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) ở Bangkok vào chiều 31/7, đã đả kích Bắc Kinh vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc, ông Phạm Bình Minh, trong bài phát biểu của mình với Bộ trưởng Ngoại giáo Trung Quốc Vương Nghị, đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về hoạt động khảo sát của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống kể từ đầu tháng 7 tới nay ở khu vực Bãi Tư Chính, tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc trên Biển Đông.

“Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC”, cổng thông tin chính phủ dẫn lời Phó Thủ tướng Việt Nam nói.

( VN lên án TQ ‘vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền’ tại hội nghị AMM-52 )

 

Vì sao mà có cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như vậy?

Nói một cách đơn giản, khỏi cần biện luận thì như vầy:

 

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev:

"Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."

 

Cái nòi cọng sản thì bản chất là dối trá, “ nói vậy mà không phải vậy “ hay “ nói một đường làm một nẻo. “

Tuy nhiên ở đây, trong trường hợp lâm vào thế kẹt giữa hai làn đạn, vẹm cũng phải tìm đường xoay trở:

Sáng chế ra cái học thuyết Quốc phòng “ Ba Không. “

Chủ trương « Ba Không » là gì ? Có từ bao giờ ?

Một mặt, Hà Nội đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về những biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông. Mặt khác, Việt Nam mạnh mẽ chống lại Bắc Kinh qua việc thúc đẩy các mối quan hệ quốc phòng với những cường quốc lớn can dự vào việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên pháp luật.

Tuy nhiên, về điểm thứ hai này, điều mà người ta thường nghe thấy là chẳng có ai lấy làm thích thú về việc Việt Nam duy trì cân bằng do các thách thức gắn liền với chủ trương « Ba Không » trong chính sách quốc phòng của nước này – đó là không tham gia các liên minh quân sự, không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác và không có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Chính sách « Ba Không » lần đầu tiên xuất hiện trong sách trắng về quốc phòng của Việt Nam năm 1998 và sau đó, tái xuất hiện trong sách trắng năm 2004 và gần đây nhất là năm 2009. Chính sách này cũng được nêu ra trong Luật Quốc Phòng mới của Việt Nam, được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019. Chính sách « Ba Không » rất có thể lại xuất hiện trong sách trắng về quốc phòng sắp tới, một khi tài liệu này được công bố. (*)

 

Như vậy, chính sách QPBK chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019. Vậy, tại sao tên Phó Tổng tham mưu trưởng lại rêu rao   “ “Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước Việt Nam - Trung Quốc không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt-Trung mà còn góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định cùng phát triển”.

Đó cũng là do cái cách hán ngụy “ vận dụng sáng tạo “ chính sách ba không.

 

Việt Nam áp dụng chủ trương « Ba Không » như thế nào ?

Quả thực là điều này luôn luôn gây ra những khó khăn, nhưng nhìn chung, Washington có thể yên tâm là với vỏ bọc bên ngoài như vậy, chính sách « Ba Không » trên thực tế giúp mở rộng khả năng hành động – tức là « Có » - trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.

Về nguyên tắc thứ nhất, « không tham gia các liên minh quân sự », Việt Nam chủ yếu tạo ra một kẽ hở ngay bên trong nguyên tắc này. Mục đích cuối cùng của Hà Nội là tránh công khai nói đến các quan hệ quân sự như là một sự thỏa thuận theo đó Việt Nam có thể hỗ trợ một quốc gia khác nếu họ bị tấn công và ngược lại.

Chừng nào việc nói đến các trao đổi hợp tác quân sự vẫn chỉ là chung chung thì Việt Nam dường như càng sẵn sàng mở rộng hơn sự hợp tác. Ở một mức độ hợp tác nào đó về quân sự và quốc phòng, Hà Nội dùng các thuật ngữ khuôn mẫu sẵn có mà không giải thích hoặc định nghĩa.

Đó là các cụm từ quan hệ đối tác « chiến lược toàn diện », « chiến lược » và « toàn diện ». Mức cao nhất là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam ký ba hiệp định loại này với các đối tác là Nga (2001), Ấn Độ (2007) và Trung Quốc (2008). Đáng chú ý là Trung Quốc có thêm quy chế « đối tác đặc biệt », và điều này là đương nhiên, trong « hợp tác chiến lược toàn diện» giữa hai nước.

Việt Nam cố gắng duy trì thế cân bằng để chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông. Do vậy, hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc được điều chỉnh để tập trung phát triển các khía cạnh khác trong quan hệ song phương – chủ yếu là kinh tế vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

 

Nguyên tắc « Không » thứ hai, tức là không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác, rất khó để luồn lách và là yếu tố chính giải thích sự ngập ngừng, miễn cưỡng của Việt Nam hợp tác quốc phòng toàn diện với Washington.

Tuy vậy, cũng giống như chủ trương « không tham gia các liên minh quân sự », bản thân Hà Nội đã « bẻ cong » đáng kể nguyên tắc này. Ví dụ, hồi tháng 05/2018, Việt Nam đã đón tiếp Ấn Độ tham gia một cuộc tập trận chung hải quân chưa từng có tiền lệ, ở Biển Đông. Thật là khó mà nói rằng cuộc tập trận này nhằm răn đe một nước nào đó, ngoài Trung Quốc.

Lập luận này cũng có thể đúng, liên quan đến chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ. Trong cả hai trường hợp, khả năng tái diễn tương đối hiếm. Tuy vậy, các sự kiện này có thể xẩy ra nhiều hơn nếu như Trung Quốc gia tăng thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Việc chấp nhận nguyên tắc « không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác » trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hợp tác khu vực giúp cho Việt Nam có vị thế phù hợp với cơ chế Đối Thoại An Ninh Bốn Bên – thường được gọi là Bộ Tứ. Đó là đối thoại về chính sách ngoại giao và quốc phòng giữa các nước cùng hệ tư tưởng dân chủ – Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ – tìm cách giữ cho vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương được tự do và mở cửa, chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc.

Việt Nam có thể là đối tác đối thoại lý tưởng của Bộ Tứ, do quy mô tranh chấp của Việt Nam với Trung Quốc cũng như việc nước này thể hiện mong muốn có một sự cân bằng để chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính sách «không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác » dường như gạt bỏ khả năng Việt Nam tham gia Bộ Tứ, vả lại Việt Nam cũng không muốn.

Một nghiên cứu gần đây về nhận thức của Bộ Tứ về Đông Nam Á kết luận rằng nhìn chung, Việt Nam (cùng với Philippines) đánh giá tốt về cơ chế tham vấn này. Tuy nhiên, Việt Nam không thể chính thức tham gia cơ chế do chính sách « Ba Không », nhưng có rất nhiều khả năng Việt Nam tham gia với tư cách là đối tác đối thoại Kênh 1.5 (đối thoại ở cấp quan chức chính phủ và cả những chính khách không trong chính phủ) hoặc là quan sát viên.

 

Cuối cùng, nguyên tắc « Không » thứ ba, « không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam » hoàn toàn không đúng với việc Liên Xô (trước đây) và Nga sử dụng căn cứ hải quân chiến lược ở Biển Đông, đặt tại Vịnh Cam Ranh trong giai đoạn 1978 đến 2002. Từ năm 1978, Hà Nội đã cho Matxcơva thuê căn cứ này và Nga chỉ rút khỏi nơi đây năm 2002. Tuy nhiên, từ năm 2015, Nga vẫn còn cho tiếp liệu các máy bay quân sự của họ tại cảng Cam Ranh cho đến khi Mỹ tiếp cận được Matxcơva và các hoạt động này lặng lẽ chấm dứt.

Vào cùng thời điểm đó, Việt Nam dường như cũng đã cho phép các nhân viên kỹ thuật Nga tới Vịnh Cam Ranh để hỗ trợ huấn luyện các thủy thủ Việt Nam sử dụng và bảo trì các tàu ngầm lớp Kilo do Nga đóng. Cho dù người ta không biết phải chăng đó là các chuyên gia dân sự có kinh nghiệm quân sự hay là các chuyên gia quân sự mặc quân phục hay là có cả hai loại chuyên gia, nhưng các trường hợp này cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam tỏ ra linh hoạt đối với nguyên tắc « Không » thứ ba nếu như việc hợp tác đáp ứng các nhu cầu của họ trong lĩnh vực quốc phòng.

Rất may là tương lai của Mỹ tại Việt Nam không cần phải xem xét nghiên cứu. Tuy vậy, Washington rõ ràng quan tâm đến việc ghé vào các quân cảng ở Việt Nam và trong lĩnh vực này, Hà Nội đưa ra tín hiệu rõ ràng là hoạt động này không vi phạm nguyên tắc « Không » thứ ba. Thực vậy, Hà Nội đã đón tiếp nhiều chuyến viếng thăm của hải quân nước ngoài bao gồm các tàu chiến của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Anh, Canada, New Zealand, Nga, Trung Quốc và các nước khác.

Lợi ích của « Ba Không » trong quan hệ Mỹ - Việt ?

Tóm lại, chính sách « Ba Không » không cứng nhắc chút nào và có nhiều điểm mập mờ - « vùng xám » - và diễn giải liên quan. Nếu Hà Nội thấy một hợp tác quốc phòng cụ thể nào có lợi thì họ sẽ tìm ra cách diễn giải cho phù hợp với chính sách « Ba Không » hoặc tiến hành một cách tương đối lặng lẽ. Chính sách cân bằng để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông dường như giúp cho Mỹ và các quốc gia khác cùng chung quan điểm, có khả năng hành động tương đối rộng lớn.

Không cần phải tìm kiếm đâu xa hơn mà nhìn vào quyết định của Hà Nội hồi đầu tháng Giêng năm 2019, bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch bảo đảm tự do lưu thông hàng hải (FONOP) mới nhất của Washington trong vùng quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp. Quả thực là trong quá khứ, các lãnh đạo Việt Nam đã ủng hộ quyền của Washington tiến hành FONOP, thế nhưng việc tuyên bố ủng hộ ngay sau khi tàu chiến Mỹ USS McCampbell thực hiện chiến dịch tuần tra đã tạo cảm giác là cặp đôi Mỹ và Việt Nam phối hợp chính sách với nhau. Người ta có thể biện luận rằng điều này đi ngược lại nguyên tắc « không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác », ấy vậy mà Hà Nội vẫn làm.

Trong tương lai, người ta sẽ thấy Việt Nam vận dụng nguyên tắc « Ba Không » thông thoáng hơn, đặc biệt là nếu Trung Quốc gia tăng tuần tra, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa nhiều hơn các thực thể có tranh chấp, thông báo lập vùng nhận diện phòng không hoặc hung hăng tranh giành các nguồn tài nguyên và thủy sản. Bất luận thế nào, Việt Nam ngày càng có xu hướng chấp nhận các cam kết hợp tác quốc phòng và chắc chắn các hợp tác này được giải thích công khai là mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam là chủ đề chủ chốt trong hầu hết các tài liệu sách báo về quốc phòng và của đảng Cộng Sản.

Do vậy, để không bị cản trở bởi nguyên tắc « Ba Không », Hoa Kỳ có thể sẽ thấy các hình thức hợp tác quốc phòng « mềm dẻo » hơn ví dụ hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực nhận thức, hiểu biết về biển hoặc giúp bổ sung khả năng tuần duyên sau khi Hoa Kỳ bán cho Việt Nam tàu tuần duyên cũ lớp Hamilton. Các hình thức hợp tác khác, như tập trận chung, khó có thể tiến hành trong tương lai gần, nhưng cũng không phải là bất khả nếu như các hành vi tồi tệ của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn.

( Chính sách quốc phòng « Ba Không » của Việt Nam tạo dễ dàng cho việc nói « Có »   rfi 25/01/2019 )

Trên đây là phân tích của rfi về chính sách Quốc phòng Ba Không và cách vận dụng của hán ngụy việt cọng nhằm đi dây giữa Mỹ – tàu.

Nói cho thật, trong tình cảnh bị trói chặt vì 16 chữ vàng “ cùng chung vận mạng “, hán ngụy dù có mưu thuật, tráo trở lẽ nào cũng khó đi một đường bôi mặt chống tàu bành trướng. Chỉ có thể tỏ vẻ “ ngã theo Mỹ “ để đở đòn mỗi khi bị “ anh cả chệt “ húng hiếp quá đáng.

 

Vì vậy cho nên, chừng nào còn đảng việt cọng cai trị, Dân Việt – Nước Việt chỉ sống lây lất qua ngày chớ không còn Hy vọng gì!

 

                                                      Nguyễn Nhơn

                                                    Mùa Hè Im vắng

                                                          2/8/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn