Nước Việt nào bên bờ Biển Đông hôm mai? - Nguyễn Nhơn

Thứ Năm, 11 Tháng Bảy 20199:57 CH(Xem: 3807)
Nước Việt nào bên bờ Biển Đông hôm mai? - Nguyễn Nhơn

BienDongDaysongNước Việt nào bên bờ Biển Đông hôm mai? - Nguyễn Nhơn
Việt Nam nào khi đại bác trên Biển Đông khai hoả

Trả lời một câu hỏi của thính giả ở Shangri-La, Singapore, bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phượng Hòa của Trung Quốc cũng phát biểu: “Vụ Thiên An Môn 1989 là sự hỗn loạn chính trị, và chính phủ trung ương lúc đó đã có biện pháp ngừng sự hỗn loạn, đó là chính sách đúng, 30 năm nay đã chứng tỏ Trung Quốc đi đúng qua các đổi thay to lớn. "Ông Ngụy Phượng Hòa khẳng định rằng nhờ hành động cứng rắn nên nay Trung Quốc “đã có ổn định và phát triển". (2)

Từ những phát biểu thượng dẫn, ta thấy được sự khác biệt về bản chất của nhà cầm quyền giữa khối cộng sản và phần còn lại của thế giới.

Phải chăng những người đang quan tâm đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đang đứng trước ba câu hỏi:

1- Liệu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày nay có thể hành xử như Trung Quốc vào tháng 06/1989?

2- Liệu họ dám giết dân bằng vũ khí chiến tranh, xe tăng, đại bác, súng máy để bảo vệ chế độ?

3- Liệu họ sẽ áp dụng phương án bắt nguội, giết nguội, không qua tòa án và luật pháp những người chống đối đảng?

Và phải chăng các nhân vật hiếu chiến, bằng mọi giá phải bảo vệ chế độ cộng sản trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng đang nghĩ về ba câu hỏi này?

Con đường nào cho Việt Nam

A. Được sát nhập, ổn định và phát triển kinh tế theo phương thức “trại súc vật” mà trong đó, giới cầm quyền là những con vật bình đẳng hơn các con vật khác.

B. Hỗn loạn chính trị nhưng theo hướng dân chủ và tam quyền phân lập trong tự do và bảo vệ những quyền cơ bản nhất của xã hội loài người văn minh đã đạt được.

Khi đại bác lên tiếng trên biển Đông, người dân Việt phải chăng sẽ hành động để tỏ rõ ý chí chọn lựa con đường cho chính mình hay họ sẽ ngồi yên và bằng lòng với con đường mà đảng câm quyền chọn lựa và dẫn dắt họ?

Liệu con đường dân chọn có trùng với con đường đảng chọn?

Paris ngày 08/07/2019

Thành Đỗ

Tại sao lại phải ngồi chờ đại bác nỗ trên Biển Đông, nhân dân Việt Nam mới quyết định thái độ?

Đạo Phật có chữ “ Pháp không chờ đợi. “

Đời sống ngày nay biến chuyển nhanh hơn “ sát na. “

Nó nhanh như điện tử.

Hiện tại Nước Việt đã mất rồi, chỉ còn nước việt cọng sản kêu là “ nước việt cọng “:

Nước việt cọng hiện là “ thuộc địa của chệt cọng “ như một Tổng giám đốc người Nhựt nói.

Đặt ra một bên vấn đề chánh trị – kinh tế bị tàu khống chế ngặt nghèo, chỉ nhìn về “ Nạn XÂM THỰC – HÁN HÓA “ ngày càng trầm trọng bất phản hồi:

Nạn Xâm thực 6 tỉnh Biên giới và Điện Biên

Đó là kế hoạch mà hán ngụy việt cọng chánh thức gọi là: “ Sáng kiến Hai Hành lang – Một Vành đai.

Vậy thử hỏi:

· Sáng kiến “Hai Hành Lang – Một Vành Đai” an nam cọng là cái gì?

· Tại sao chệt tập quyết buộc chặc hai cái hành lang – một vành đai nầy vào số phận của cái Nhất đới – Nhất lộ?

Sáng kiến “Hai Hành Lang – Một Vành Đai”

Nguyên lai nó là như vầy:

“ Định hình ý tưởng về xây dựng “hai hành lang, một vành đai” nhằm thúc đẩy giao thương biên giới Việt – Trung, nhưng triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả thực tế vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách VN. Trong khi đang tìm kiếm, xác định khung quan hệ với nhiều nước trên thế giới, khung quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc đã được lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc xây dựng và định hình từ khá sớm. Quan hệ hai nước được xây dựng và phát triển dựa trên phương châm 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và trên tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự Việt Nam trong chuyến thăm tháng 11/2006. Không còn phải vướng bận việc xác định khung quan hệ hai nước, các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc tập trung vào những vấn đề cụ thể và thiết thực hơn để hiện thực hoá những mục tiêu, đưa khung quan hệ vào những lĩnh vực cụ thể nhất. Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, vốn được đánh giá là “chưa tương xứng với tiềm năng, việc xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm. Định hình ý tưởng Sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Đó là hai hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ”. Việc triển khai sáng kiến này sẽ tiến hành ở 4 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành của Việt Nam là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng với tổng diện tích 869 ngàn km2, dân số 184 triệu người. Các lĩnh vực hợp tác sẽ bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, khai thác tài nguyên, chế biến, điện lực. Lộ trình hợp tác từ 2005 đến 2010 sẽ bắt đầu từ giao thông vận tải, chế biến, điện lực, tiện lợi hoá đầu tư thương mại; từ 2010 đến 2020 sẽ triển khai toàn diện, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN.và hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông. Nghĩa là, mô hình này sẽ mở cho các nước khác tham gia hay nói cách khác, đâu là điều kiện thuận lợi cho mở rộng và tăng cường hợp tác Trung Quốc - ASEAN.

(Hiện thực hoá sáng kiến "hai hành lang, một vành đai" Phương Loan Việt Báo (Theo_VietNamNet)vietbao.vn/Chinh-Tri/Hien-thuc-hoa-sang...hai-hanh- lang.../96/

Như vậy thì thấy rõ ràng là cái gọi là sáng kiến Hai hành lang – Một vành đai nầy chỉ để hán ngụy vc mở đường cho chệt cọng tiến xuống Đông Nam Á khống chế về kinh tế.

Hiện tại, với sách lược “Nhất đới – Nhất lộ” của vua chệt tập, cái “Hai Hành lang – Một Vành đai” an nam cọng còn có nhiệm vụ đi xa hơn.

Đó là lý do, vì sao tàu cọng quyết cột chặc Hai Hành lang – Một Vành đai vào số phận của sách lược Nhất đới – Nhất lộ.

Hai Hành lang – Một Vành đai mở rộng

Hoàn thành “ Nhất đới trên Biển Dông

Nếu biết rằng Nhất đới là “ Con đường Tơ lụa trên biển “ mà Biển Đông là đoạn khởi đầu trọng yếu thì hiểu rằng chệt cọng phải chết sống khống chế Biển Đông và hán ngụy việt cọng có nhiệm vụ hoàn thành công tác ấy.

Hiện tại, chệt cọng chiếm cứ Hoàng Sa – Trường Sa thiết lập căn cứ “ Hải – không “ khống chế về mặt biển.

Trên đất liền Bắc Vân Phong và đảo Vân đồn và Phú Quốc chúng cần lập các căn cứ tiếp vận mới hoàn chỉnh đoạn khởi đầu của con đường tơ lụa trên biển.

Đó là lý do vì sao hán ngụy vc phải cố sống, cố chết lập cho được 3 “Đặc khu Hành chánh – Kinh tế” Vân Đồn – Bắc Vân Phong và Phú Quốc với hạn kỳ thuê 99 năm

Các Trung tâm ĐỊNH CƯ trá hình

Đông Đô Đại Phố Bình Dương

Đông Đô Đại Phố – China Town – TP mới Bình Dương.

…Là tâm điểm nổi bật của dự án Đông Đô Đại Phố, trung tâm thương mại Đông Đô được xây dựng trên diện tích 8146 m2, có 3 mặt tiền giáp với đường lớn rộng 35m, cao 3 tầng với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh thương mại như khu bán thời trang, đồ gia dụng, điện tử, nội thất khu ẩm thực và giải trí, được thiết kế sang trọng hài hoà giữa phong cách hiện đại mà vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa.

Sự kết hợp tài tình trong cách bố trí màu sắc và những biểu tượng truyền thống của người Hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, vương giả và trường tồn với thời gian. Phối cảnh trung tâm thương mại Đông Đô

Bên lề buổi lễ, rất nhiều khách hàng có mặt tại buổi lễ đã bày tỏ niềm tin tưởng vào một khu đô thị phồn thịnh và sầm uất bậc nhất tại thành phố mới Bình Dương sắp được hình thành trong tương lai không xa.

Anh Quốc Tuấn- một trong những khách hàng đầu tiên đến tham dự cho biết ” Tôi đã nghiên cứu và đầu tư rất nhiều dự án tại Thành phố mới Bình Dương. Nhưng lần đầu tiên, tôi nghe nói đến một dự án được thiết kế dành riêng cho người Hoa. Tôi đã quyết định đến tham quan và tìm hiểu thêm thông tin về dự án Đông Đô Đại Phố và đã thật sự bị thuyết phục bởi những lối thiết kế rất sang trọng mang phong cách truyền thống của người Hoavà trên hết những tiện ích xung quanh mà dự án đem lại”

Theo ông Lương Ngọc Tiến – Giám đốc Kinh doanh và Phát triển dự án Becamex IJC cho biết : ” Một khu đô thị sẽ không có “sự sống” đúng nghĩa nếu như không có đầy đủ các dịch vụ cộng đồng và tiện ích xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô song song với việc triển khai những hạng mục khác của dự án, để khi bàn giao nhà cho khách hàng cũng là lúc các dịch vụ tiện ích quan trọng được hoàn thành, đảm bảo cuộc sống tiện nghi và đẳng cấp cho những cư dân sinh sống tại Đông Đô Đại Phố.”

…Đông Đô Đại Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại.

Với vị trí đắc địa – gần trung tâm hành chính- chính trị, trung tâm văn hoá, cách chùa Bà Thiên Hậu chỉ 80m, và nhiều dịch vụ tiện ích khác như phố đi bộ, khu ẩm thực, siêu thị, sau khi hoàn thành, Đông Đô Đại Phố sẽ là khu thương mại phồn thịnh và sung túc bậc nhất tại thành phố mới Bình Dương, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực và là cầu nối thương mại giữa Bình Dương và quốc tế.

…..

Thực tế, đây là Trung tâm Định cư chệt trá hình như Thủ tướng Mã Lai xác định về một Trung tâm Du lịch ở Mã Lai.

Khu Du Lịch Đà Nẳng – Bãi biển Nha Trang cũng trong tình trạng tương tự: Chệt chiếm cứ, cư ngụ, sinh sống như trên đất nhà của nó.

Đại họa hán hóa – diệt chủng

Xóa bỏ Môn học Lịch sử Việt

Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn?

Đặc biệt, với cấp THPT, số môn bắt buộc sẽ chỉ còn 4 môn: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, công dân với tổ quốc.

Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lý, ngữ văn 2, công nghệ, toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Điều đáng lưu ý, nếu như môn lịch sử được tích hợp trong bộ môn khoa học xã hội ở cấp tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn.

Nhiều ý kiến lo ngại, học sinh sẽ bỏ qua nhiều môn học mang tính bản lề như môn lịch sử?

Tự chọn thực chất là thủ tiêu môn Lịch sử?

Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành cần làm rõ nhiều vấn đề liên quan tới việc tích hợp môn Lịch sử trong bộ môn khoa học xã hội.

Hôm 5/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này.

“Tôi đã cảnh báo nhiều lần, làm gì thì làm, nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm.

Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”, Giáo sư Phan Huy Lê cảnh báo.

Rốt lại, giống như vấn đề 3 Đặc Khu Hành Chánh Kinh Tế, quốc hội hán ngụy phải hoãn lại mưu tính xóa nhòa Lịch sử Dân tộc để mở đường hán hóa.

Xóa bỏ Chữ Quốc Ngữ

Đề xuất cải tiến chữ Việt 'gây tranh cãi mạnh'

Một đề xuất về cải cách tiếng Việt hiện đại gây tranh cãi ở Việt Nam vì đã 'đi quá xa' với hiện trạng của chữ quốc ngữ, theo một nhà nghiên cứu ngữ học và Việt ngữ từ Anh quốc.

Bình luận với BBC Tiếng Việt hôm 26/11/2017 về đề xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt do một chuyên gia, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông đưa ra trong một hội thảo ngữ học ở Việt Nam gần đây,nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Kiên từ London nói:

"Những đề xuất như vậy đi quá xa với tình hình của chữ Quốc ngữ, mà chữ Quốc ngữ đã là một hệ thống chữ viết ký âm, tức là cố gắng lột tả được cách nói của người Việt, mặc dù nó là một hệ thống không hoàn chỉnh đâu, nhưng tương đối ở thế kỷ 16, 17, nó là một kết quả sáng tạo rất cao của những người sáng chế ra chữ Quốc ngữ.”

Theo nhà chuyên môn từ London, có lý do đằng sau việc dư luận Việt Nam xôn xao trước đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền, ông Đoàn Xuân Kiên nói tiếp:

"Còn những đề xuất cá nhân, sáng tạo cá nhân sẽ làm cho dư luận, công luận thêm hoang mang chứ không có lợi gì cả, quyển sách Kỷ yếu Hội nghị in ra, trong đó có bài của Phó Giáo sư Bùi Hiền, dư luận có vẻ xôn xao là bởi vì thấy như vậy ghê quá.

"Có một sự đảo lộn kinh hoàng trong thực tế nói năng và viết lách của tiếng Việt hiện nay, cho nên không lạ gì sự hoang mang của công luận là đúng, là phải chăng, và chúng ta - nhà nước (Việt Nam) cũng như cơ quan thông tấn cần có những nỗ lực để giải tỏa những hoang mang đó."

Hôm Chủ nhật, báo mạng Infornet.vn dẫn ý kiến của một nhà ngôn ngữ học từ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam và đương kim Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bình luận đề xuất cải cách của PGS Bùi Hiền:

"Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được."

…..

Quý độc giả cứ thử đọc bản văn “ Luật záo zụk “ phụ đính sẽ thấy nỗi kinh hoàng như câu bính luận dẫn trên.

Nếu như chẳng may ngày nào đó hán ngụy việt cọng mà bắt buộc dân Việt học thứ chữ kải kách buồi hiền thì chẳng mấy chốc dân Việt nói tiếng dziệt theo giọng chệt “ záo zụk “ thay vì giáo dục.

Tình thế nước ta ngày nay là như vậy đó!

Nếu tất cả bình chân như vại thì họa mất nước, diệt tộc là không tránh khỏi.

Đừng nói làm chi về chuyện chọn lựa chế độ độc tài toàn trị hay Tư do – dân chủ – đa nguyên!

Muốn Tự do – Dân chủ, phải chiến đấu mới có.

Tự do, Không cho không, biếu không.

Freedom ain't Free

Nguyễn Nhơn

Mùa Hè nổi lửa Đấu tranh

10/7/2019

Phụ đính

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

3.Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.

(Vì âm “nhờ” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn