Người Việt nói đó là người Việt nào? - Nguyễn Nhơn

Chủ Nhật, 07 Tháng Bảy 20198:00 CH(Xem: 4732)
Người Việt nói đó là người Việt nào? - Nguyễn Nhơn
HongKong-TuDo-Dep
Người Việt nói đó là người Việt nào?

Tôi bỗng nhớ lại lời của một bạn trẻ xứ Hương Cảng khác, một người mới chỉ đang ở độ tuổi hai mươi: “Trách nhiệm đấu tranh là của chúng tôi, chúng tôi không thể để lại cho thế hệ sau gánh vác công việc của ngày hôm nay” – Hoàng Chi Phong – thủ lĩnh phong trào sinh viên đòi quyền phổ thông đầu phiếu cho người Hồng Kông đã nói như vậy về cảm giác trách nhiệm, bổn phận với mảnh đất quê hương trước sự áp đặt thô bạo về chính trị của chính quyền Trung Quốc.
Khoan nói về những quan điểm chính trị, chỉ nói tới nhận thức về trách nhiệm và sự hy sinh lợi ích bản thân vì người khác, vì thế hệ sau của người trẻ Hồng Kông, để thấy một tinh thần cống hiến vì đại nghĩa.
Tính “chiến đấu” của người Việt
Cũng mang trong mình tinh thần “chiến binh”, nhưng người Việt dường như đang “chiến đấu” vì những điều nhỏ bé và vị tư hơn nhiều.
Ngay từ giảng đường, nơi dạy một con người có đủ trí lực để tham gia vào xã hội sau này, học sinh đã phải cạnh tranh điểm số là chính mà không cạnh tranh tri thức rộng hẹp, phẩm hạnh cao thấp ra sao. Người ra đi làm thì cạnh tranh sao cho được chức tước, bổng lộc chứ không coi trọng việc phân định đạo đức tốt xấu, cao quý hay hèn hạ. Ra đường thì chiến đấu vì từng xăng-ti-mét đường đi, hơn thua ở xe sang, áo đẹp mà không phân biệt lễ nghĩa, phép tắc. Buôn bán thì cạnh tranh luồn lách, chèn ép, gian lận, thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không vì cộng đồng phục vụ để được cái lợi lâu dài… Thậm chí, đến cả việc xem ra là vì đại nghĩa cũng lại bị lợi dụng để kiếm tư lợi, ví như dùng cái mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”, lợi dụng tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” để bán hàng không phải của người Việt.
( Trương Thanh Đại Kỷ Nguyên - Cùng là ‘chiến đấu’: Người Hồng Kông vì đại nghĩa, người Việt vì cái gì? )

Câu hỏi đặt ra là:
Người Việt nói đó là người Việt Nào?

Nếu như người Việt nói đó là người Việt xã hội chủ nghĩa, hay nói một cách khinh mạn là Người việt cọng, công dân nước cọng hòa xã hội chủ nghĩa VN, gọi tắt là nước việt cọng thì tính cách như trích dẫn ở trên:

“ Cũng mang trong mình tinh thần “chiến binh”, nhưng người Việt dường như đang “chiến đấu” vì những điều nhỏ bé và vị tư hơn nhiều.
Ngay từ giảng đường, nơi dạy một con người có đủ trí lực để tham gia vào xã hội sau này, học sinh đã phải cạnh tranh điểm số là chính mà không cạnh tranh tri thức rộng hẹp, phẩm hạnh cao thấp ra sao. Người ra đi làm thì cạnh tranh sao cho được chức tước, bổng lộc chứ không coi trọng việc phân định đạo đức tốt xấu, cao quý hay hèn hạ. Ra đường thì chiến đấu vì từng xăng-ti-mét đường đi, hơn thua ở xe sang, áo đẹp mà không phân biệt lễ nghĩa, phép tắc. Buôn bán thì cạnh tranh luồn lách, chèn ép, gian lận, thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không vì cộng đồng phục vụ để được cái lợi lâu dài… Thậm chí, đến cả việc xem ra là vì đại nghĩa cũng lại bị lợi dụng để kiếm tư lợi, ví như dùng cái mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”, lợi dụng tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” để bán hàng không phải của người Việt.”

Còn như nói đó là người Người Việt Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa thì sự thể khác xa như trời với vực.

Người Việt Quốc gia Miền Nam VNCH tự thân, suốt quá trình sinh trưởng, từ giáo dục gia đình, tới giáo dục học đường ra tới khuôn phép ngoài xã hội đều được rèn cặp theo nền tảng Văn hóa Nhân bản Truyền thống Việt:

- Văn hóa Nhân Nghĩa
Từ tuổi bé thơ, ở nhà nghe lời mẹ dạy:

Mẹ tôi là thôn nữ chữ nghĩa không bao nhiêu
Chỉ dạy con hai điều:
Một là không được Dối Trá
Hai là sống cho có Nghĩa, có Nhân
Nhân là tình thương ở trong lòng
Đem tình thương từ trong lòng
Ra đối đãi với người cho Phải Lẽ
Thời kêu là Nghĩa
Ngưới với người đối đãi nhau
Bằng Tình Thương và Lẽ Phải
Xóm làng thuận thảo ấm êm

Văn hóa Tình thương

“ Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
Thấy người già yếu ốm mòm
Thuốc thang cứu giúp cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân
Người mà có đức muôn phần vinh hoa
   ( Nguyễn Trãi Gia huấn ca )

Truyền thống Yêu nước chống xâm lăng

Từ thuở bé thơ đã học thuộc nằm lòng.
Nữ thì noi gương Hai Bà Trưng::

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
( Đại Nam Quốc sử Diễn ca )

Nam học theo Truyền thống Diên Hồng
“ Quyết chiến và Hy sinh “:

“ Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thủy rung chuyển.
Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu.
Gây óan nghìn thu,

Tòan dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân,
Hỡi đâu tứ dân!

****
 Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà,
Đọat thành trì toan xéo giày lăng miếu.
Nhìn quân gian ác lấn xâm tràn nước ta,
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la!

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết chiến! Quyết chiến luôn!
Cứu nước nhà, Nối chí dân anh hùng.

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy sinh!

Thề liêu thân cho sông núi. Muôn năm lừng uy!

( Hội nghị Diên Hồng – Lưu Hữu Phước )

Chiến đấu vì Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm

“ Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc binh đao
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào vó câu “

Vào Quân trường cất cao lời hát:  

Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
….
Oán thù khắp nơi.
Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng giọt máu sáng ngời
Một đường kiếm thép oai hùng đưa.
( Xuất Quân – Phạm Duy )

Ngày tốt nghiệp, giương cung xạ tiển bốn phương.
Quỳ xuống, đội lên đầu chiếc mũ mang huy hiệu Quân lực VNCH
Với giòng chữ trang trọng: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm

Ngoài sa trường liều thân chiến đấu:

Ra biên cương ! Ra biên cương !
Thiết tha lòng gái
Hôm nay nâng khăn hồng
Đưa chân anh hùng ngàn phương.
Ra biên cương ! Ra biên cương !
Khói hôn hoàng xuống men rừng
Qua con sông khuất ngàn nẻo thương
Trăng non dị thường, ngựa tung vó bước
Hiu hiu, lá rơi lối mòn tuyết sương
Sao băng trên vòm, mong qua đêm buồn
Là ánh nắng đến, sáng soi tâm hồn.
Người ngàn trùng
Quên niềm son phấn
Biên ải như đuốc thiêng
Ôi non nước linh truyền
Ôi tiếng hát câu nguyền.
Đời gai chông
Xin thề lưu luyến
Biên ải xin hiến thân
Thấm thoát đã bao lần
Bao người đi đền nợ máu xương.
Người đi không về,
Chắc rằng có người nhớ
Hương khói chiêu hồn
Hiu hắt những chiều trận vong
Đời vui thái bình
Cũng vì bao đời lính
Tiếng hát công thành
Thương nhớ những người tòng chinh.
( Đường ra Biên ải – Phạm Duy )

Lời kết

Trên đây là những nét chủ yếu thực thi truyền thống Đại Nghĩa Bình Ngô Đại cáo:

Việc Nhân Nghĩa cốt ở Yên Dân
Quân Điếu Phạt chỉ vì Khử bạo
….
Đem Đại Nghĩa để thắng Hung Tàn
Lấy Chí Nhân mà thay Cường Bạo

Đó là câu trả lời “ Người Việt Quốc Gia VNCH chiến đấu vì cái gì? “

                                           Nguyễn Nhơn
               Đừng so sánh người Hong Kong với “ người việt cọng “
                Thử nhìn lại Tuổi trẻ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn