Xã hội Việt Truyền thống băng hoại đã từ lâu - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 29 Tháng Sáu 20197:38 CH(Xem: 4495)
Xã hội Việt Truyền thống băng hoại đã từ lâu - Nguyễn Nhơn

164e
Tin Saigon.- Báo Thanh niên ngày 27 tháng 6 năm 2019 loan tin, vào khoảng 3 giờ 12 phút đêm ngày 25 tháng 6, tại giao lộ đường Tân Hương với Võ Công Tồn, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Sài Gòn xảy ra một tai nạn chết người do sự vô cảm của người dân.


Chiếc xe gắn máy do nam thanh niên chở theo sau chị Nguyễn Thị Mỹ Tiến, 25 tuổi, quê Bến Tre đã lao vào góc tường một nhà dân với tốc độ cao. Hậu quả, cả hai người văng khỏi xe, ngã bất tỉnh xuống vỉa hè. Hình ảnh trong camera ở hiện trường ghi lại cho thấy, khoảng vài giây sau khi tai nạn xảy ra, có hai xe gắn máy đi ngang qua hiện trường nhưng không dừng lại. Và chỉ vài phút sau, có hàng chục người khác đi qua, từ tài xế lái xe taxi, người đi bộ, người đi xe gắn máy, người đi xe đạp… Tất cả những người này, có người chạy xe chầm chậm qua, có người chỉ đứng nhìn, có người lại gần vài ba lần nhưng cuối cùng thì tất cả đều bỏ mặc nạn nhân đang gặp nạn mà bỏ đi. Đến khoảng 3 giờ 16 phút, nam nạn nhân tỉnh dậy, cố lết ra lòng đường kêu cứu nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ của đồng loại. Đến khoảng hơn 3 giờ 18 phút, nam nạn nhân đã rời khỏi hiện trường, còn lại chị Tiến.

                                                     ****************

Những sự kiện “ xã hội  trơ lỳ “ như kể trên đâu phải bây giờ mới có.

Nó lai sanh từ Bắc vô Nam, từ ngày già hồ kéo quân về cai trị Miền Bắc năm 1954, sau hiệp định Đình chiến gieo neo, rồi theo dòng quân cọng sản xâm lược Miền Bắc gieo rắc nọc độc cọng sản phi nhân vào tận Miền Nam hiền hòa, nhân ái từ ngày 30 Tháng Tư oan nghiệt 1975.

Ngày nay, căn bịnh VÔ CẢM ngày càng trầm kha!

Đó là do “ Lỗi cơ chế “ của chế độ toàn trị việt cọng.

Muốn giải trừ căn bịnh xã hội vô cảm, phải diệt trừ “ căn bịnh tận gốc “:

Đó là đảng ăn cướp việt cọng và chế độ tòan trị PHI NHÂN việt cọng.

                                                            VÔ CẢM

Ngày nay, trong nước, hai tiếng nầy được dùng để giải thích hầu như mọi trường hợp. Vì vô cảm mà thấy ai bị tai nạn hay cướp giật cũng làm ngơ! Đã không can thiệp thì chớ, thậm chí có sẵn điện thoại cầm tay đó mà cũng chẳng buồn gọi báo công an.

Đến như chuyện nước non lại càng bất biết, nại cớ mãi lo cơm áo gạo tiền! Cho nên bọn sói lang, tham tàn cộng sản mới mặc sức tung hoành, cai trị bạo ngược suốt 37 năm nay và còn tiếp tục nữa.

Vậy thử hỏi, dân tộc Việt Nam, bốn ngàn năm văn hiến, với truyền thống “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả. Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” mà làm sao ngày nay ra nông nổi ấy.

Luận về việc “trị, loạn,” “ hưng, vong”, một vị sư già, trước khi thị tịch, nhắn gởi nhà vua Việt lời nầy:

“... Việc trị, loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh. Vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế không phải tại ngay một sớm, một chiều mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy!”

Trời dất không thể làm nóng, lạnh ngay, ắt phải dần dần từ xuân sang thu, phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế nên bắt chước trời tu đức, sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi, nắm cương ngựa. Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại đâu mà chẳng vong. Lý do hưng vong từ từ như thế.”

Vậy thì thử hỏi tình cảnh đất nước bi đát ngày nay, nguyên do từ đâu tới? Và từ khi nào?

Đối với Miền Nam, câu chuyện vô cảm khởi đầu thấy rõ: Là “ Từ ngày bác vô đây” như bài thơ cùng tên được phổ biến hồi gần đây trên net, thuật lại câu chuyện cháu gái nhỏ. Má là thanh nữ, bị bắt “xung phong” đi “làm thủy lợi” bị cán bộ hiếp, sanh ra. Mười tám năm sau ngày “bác” vô đây:

                                                 “Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
                                                  Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
                                              Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?

Cháu gái ấy, sống còn chưa xong lấy gì mà cảm:

                                                “Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
                                                    Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
                                                Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô

                                                           ( Thơ Nguyễn Thành Bửu )

Còn như trên Miền Bắc, thanh thiếu niên nhiểm bệnh vô cảm lâu hơn và sâu hơn. Đợt thế hệ 1945, ngày “bác” đọc “ Tuyên ngôn đập vập”, đạo văn đế quốc Mỹ lâu xa kể bỏ. Chỉ tính từ ngày “bác đảng” chánh thức đặt ách cai trị cộng sản năm 1955 trở đi.

Bé gái Miền Nam “ở tù ngoài” bán thân nuôi miệng. Trẻ thơ, thanh thiếu niên Miền Bắc “ở tù trong” hoặc chành thức, có bản án, hoặc bán chánh thức, bằng quyết định hành chánh nhiều lắm. Chỉ nguyên một trại tù hình sự và cái gọi là “Trường dạy nghề thiếu nhi” ở Tân Lập, Vĩnh Phú, tính gộp có cả ngàn. Như vậy cho nên oán hận thì nhiều, tình thương làm sao nẩy nở được?!

Nhưng mà thử hỏi, cái nọc độc vô cảm cộng sản đó từ đâu mà tới?

Nó là từ cái ngày, anh “Tám keo” lấy tên Nguyễn Văn Ba từ bến tàu Nhà Rồng, Sài gòn xuống tàu làm phụ bếp đi Tây. Ở Paris không chịu học hành tử tế lại đi tùng tam tụ ngủ với bọn cộng sản Pháp học đòi Mác Lê. Rốt cuộc rồi vác cái thứ chủ thuyết man rợ, giết người đó về tàn hại Đất nước.

Ngày nay, để giải trừ căn bịnh vô cảm thì trước tiên phải dứt tiệt nguồn gốc gieo rắc nọc độc là “đảng con sâu” hay còn gọi là “đảng bán sạch An nam”. Được như vậy rồi mới lần hồi cùng nhau xây dựng lại truyền thống “ Nhân Nghĩa” của tổ tiên, vun bồi lại tình người, tình tự dân tộc.

Truyền thống, tình tự dân tộc Việt Nam trải dài lịch sử bốn ngàn năm, có sá gì 70 năm nhiễm nọc độc duy vật vô thần, vô tổ quốc cộng sản.

                                               

                                                          Nguyễn Nhơn

                                           Viết lại Mùa Hè lửa hạ đấu tranh

                                                             28/6/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn