Đừng Chê trách – Lỗi của Người Lớn – Lỗi của Chế Độ - Nguyễn Nhơn

Thứ Ba, 18 Tháng Sáu 201910:02 CH(Xem: 4527)
Đừng Chê trách – Lỗi của Người Lớn – Lỗi của Chế Độ - Nguyễn Nhơn

HongKong-BieuTinh
Đừng Chê trách – Lỗi của Người Lớn – Lỗi của Chế Độ

 

Những ngày này, nhìn tuổi trẻ Hong Kong xuống đường đòi tự do, đòi các quyền cơ bản của con người, của công dân phải được tôn trọng, người dân Việt Nam không khỏi xúc động, bồi hồi và lớn hơn hết là khát khao, mơ ước tuổi trẻ Việt Nam có thể sánh cùng với tuổi trẻ Hong Kong. Đó là một ước mơ rất thật, rất đời và rất đẹp. Nhưng, hầu hết mọi người đều thể hiện sự thất vọng khi nhìn giới trẻ Việt và sau đó là chê bai, chỉ trích.

Tuổi trẻ Hong Kong có những lợi thế hơn hẳn tuổi trẻ Việt Nam. Hay nói đúng hơn là, tuổi trẻ Việt Nam đã bị nhà cầm quyền CS và cả chính cha mẹ gia đình tước đoạt đi sĩ khí, ý chí và lòng dũng cảm, sự tự do, dân chủ trong mỗi đứa trẻ. Chúng là kết quả tất yếu của nền giáo dục tồi tệ từ trường, xã hội cho đến gia đình.

… Tôi nhớ những lần xuống đường, không ít bạn trẻ tham gia. Xong, về trường chúng bị làm khó dễ, thậm chí có những đứa phải nghỉ học. Về nhà chúng bị chửi bới nhiếc móc như chúng làm gì sai quấy. Cuối tuần thường bị canh nhà. Bị cơ quan đuổi việc... Đủ mọi thủ đoạn để triệt tiêu tính phản kháng của giới trẻ. Rồi văn hóa văn nghệ cũng góp tay đắc lực trong việc làm cho bọn trẻ ngu người vì những ngôn tình sến súa tưởng như vô hại.

 

Không thể so sánh Hong Kong với Việt Nam bởi so sánh là khập khiễng vì hai nền tảng hoàn toàn khác nhau. Muốn có lớp trẻ như vậy thì ngay từ bây giờ, cha mẹ phải thay đổi tư duy đã. Chửi, chê trách chúng thì dễ vì chúng có biết phản ứng gì đâu. Nhưng, điều đúng cần làm là mỗi người lớn hãy tự hỏi lại chính mình và tự trách, tự chê mình, tự thay đổi thì mới có cơ hội tuổi trẻ Việt Nam khá lên được.

 

                             ( Ngà Voi danlambao – Xin Đừng Chê Trách )

 

Mấy ngày nay, ì xèo so bì tuổi trẻ Hong Kong và “ Việt Nam xã nghĩa. “

 

Nói ra, có khi bị cho là “ Tự ái Dân tộc “, nhưng đây là sự thật.

 

Cho tới nay, Hong Kong trước sau vẫn theo Quy chế thời thuộc địa Anh “ Tự do – Pháp trị.”

 

Đạo Luật Cơ Bản, tức Hiến Pháp Hong Kong viết:

 

Căn cứ điều 12 đoạn thứ ba của "Tuyên bố chung", nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ lấy "Luật cơ bản" mà xác lập Hồng Kông khu hành chính đặc biệt, vả lại chiếu theo phương châm "Một đất nước, hai chế độ", bảo chứng chế độ chủ nghĩa tư bản có trước khi chuyển giao chủ quyền, duy trì 50 năm không thay đổi.[3] Loại chế độ chủ nghĩa xã hội mà nơi Trung Quốc đại lục thật thi sẽ không có khả năng lan tràn đến Hồng Kông, chính phủ Đặc khu Hương Cảng sẽ duy trì tự trị cao độ.

 

Như vậy, Hong Kong tới nay vẫn là một xứ Tư do – Tư Bản Chủ Nghĩa và ...cấm kỵ chủ nghĩa xã hội.

 

Còn Việt Nam?

Nó là một nước độc tài cu li việt cọng.

Nó cai trị bằng quyết nghị đảng, bất chấp đạo lý.

Nó thiết đặt một nền giáo dục ngu dân thậm tệ.

Nó chủ trương sa đọa – hũ hóa “ Trí thức và Tuổi trẻ “ có hệ thống và ác liệt.

 

Miền Nam VNCH mới gầy dựng nền Cộng Hòa, chắt chiu xây dựng được 19 năm thì bọn cáo hồ cọng sản Bắc Việt ào vô cướp phá tan hoang.

 

Thề hệ tinh hoa Miền Nam suy tàn, tuổi trẻ thui chột.

 

Đó là lỗi của người lớn từ hồ bác cụ cọng sản vong bản tới bọn hậu duệ bán nước ngày nay.

 

Đó là tội lỗi của chế độ phi nhân xã hội chũ nghĩa.

 

Trong hiện tại, ngọn lửa đấu tranh được duy trì và khởi phát bởi những phần tử kiệt xuất: Tự mình giác ngộ – Tự mình đứng dậy – Tự mình đi.

 

Đó là tinnh hoa của Dân tộc.

Ngày nào, hạt giồng hào kiệt nẫy mầm và lan tỏa, cuộc cách mạng Dân tộc sẽ Tiến hành và chế độ bạc ác, bất nhân việt cọng sẽ tiêu vong.

 

                        “ Lỗi cơ chế “ Phải Xóa Bỏ chế độ toàn trị việt cọng

Trích:

“ Bạo lực học đường, cũng như bạo lực trong xã hội, không phải bây giờ mới có, mà là tình trạng vốn có từ rất lâu, nay do thành tựu của công nghệ thông tin và sự phổ cập của mạng xã hội mà phơi bày ra rõ hơn mà thôi. Đổ lỗi cho Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về tình trạng này là không thỏa đáng. Bất kỳ nhà chánh trị nào, dù đức cao vọng trọng tới đâu, làm Bộ trưởng Giáo dục trong một thể chế giáo dục như thế này thì tình hình vẫn như vậy.

Nền kinh tế bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường từ hơn 30 năm trước, kéo theo thể chế thị trường là một xã hội biến động theo hướng tự do hóa. Nhưng thể chế giáo dục của quốc gia lại không chuyển theo xu hướng này. Còn các bậc phụ huynh như chúng ta thì không có thói quen sống trong một xã hội tự do. Chúng ta vẫn gửi gắm con em của mình cho thiết chế giáo dục của nhà nước. Chúng ta coi nhà nước là đại sư phụ tập thể của con em chúng ta, trong khi nhà nước, bất kể là nhà nước nào, từ cổ đại đến hiện đại, không bao giờ là người có đủ tư cách đứng ra dạy dỗ thế hệ trẻ. Chúng ta kỳ vọng, cho nên chúng ta thất vọng. Chúng ta yêu cầu những điều mà nhà nước không thể làm được, cho nên chúng ta chửi bới.

 Chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường là nhà nước đã trả quyền tự do kinh doanh lại cho chúng ta, tức là chúng ta được làm ăn sinh sống trong tất cả những lãnh vực mà luật pháp không cấm. Lẽ ra cùng với việc này, nhà nước phải trả luôn con em của chúng ta lại cho chúng ta để chúng ta tự lựa chọn trường, lựa chọn thầy, lựa chọn cách học tập cho con cái mình, tức là nền giáo dục cũng phải được tự do hóa. Nhưng nhà nước vẫn cứ duy trì một thể chế để ôm con em chúng ta không khác gì thời kỳ bao cấp. Đó là trường công áp đảo, hầu hết lực lượng thầy giáo đều là công chức nhà nước với một ngân sách dành cho giáo dục vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế nhưng không bảo đảm được những phương tiện tối thiểu cho giáo dục và đời sống tối thiểu của người thầy.

…Nhìn thấy những tệ trạng trong trường học, anh bạn hàng xóm của tôi đã quyết định không cho con mình đến trường nữa. Anh ấy nói với tôi rằng, vợ chồng anh ấy sẽ thay phiên nhau dạy con. Con anh ấy sẽ tham gia các kỳ thi để có bằng cấp (tôi không biết hiện nay nhà nước có cho phép học tại nhà được đi thi chưa). Đó là một trong những thái độ. Có thể còn nhiều thái độ khác nữa. Khi mọi người đều có thái độ, không phải lên bàn phím gõ chữ như tôi, mà bằng hành vi như anh bạn của tôi, thì sẽ tích gió thành bão buộc nhà nước phải cải cách. Con em chúng ta không thể tiếp tục bước vào những lớp học do nhà nước quản lý như những nhà tù. 

      ( Bạo lực học đường, trách nhiệm của ai?  -  FB Hoàng Hải Vân  )

 

Nói về vấn đề giáo dục là nói về chế độ giáo dục.

Nói về chế dộ giáo dục là nói về thể chế chánh trị thiết dựng nên chế độ giáo dục.

Vậy, bạo hành trong học đường là lỗi của ai?

Không phải lỗi riêng của Bộ giáo dục.

Nó là lỗi của chế độ toàn trị việt cọng mà nói theo ngôn ngữ xã nghĩa ta là “ Lỗi Cơ chế! “

Do đó, muốn chấm dứt việc bạo hành khiếp đảm trong học đường phải xóa cái gốc phát sinh ra nó là: Chế độ toàn trị việt cọng.

Việc  như vậy chớ không phải chỉ chạy quanh lo dạy dỗ riêng cho con em mình, còn con em hàng xóm mặc ai nấy lo! Nó giống như “ Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại! “

Nhân Tháng Tư về, nói về chế độ giáo dục bạo ngược xã nghĩa và chế độ giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng Hòa để ngậm ngùi cho thế hệ con cháu trong nước ngày nay!

           BẢN ÁN “ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC NGU DÂN “ VIỆT CỘNG

Trong một cuộc phỏng vấn trên RFA, ký giả Nam Nguyên đặt câu hỏi: Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ? Vì thiếu lãnh đạo?

 

Nguyễn Quang A, đại diện Diễn đàn Xã Hội Dân sự trả lời:

“ TS Nguyễn Quang A một nhà phản biện chính sách hoạt động mạnh trong phong trào đòi thực hiện xã hội dân sự từ Hà Nội nhận định:

Có một người đứng đầu, một người lãnh tụ có sức thuyết phục là một điều rất là quan trọng. Nhưng tôi hoàn toàn ngược lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới như thế này, hoàn toàn không phải như vậy.”

…tôi hoàn toàn ngược lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới như thế này, hoàn toàn không phải như vậy.
Theo TS Nguyễn Quang A, Đảng và nhà nước Việt Nam đã kiểm soát sinh viên học sinh một cách chặt chẽ, nhờ mạng lưới công an dày dặc và kiểm soát luôn con đường tiến thân của họ. Ông nói:

Phải nói thực trong suốt hơn 30 năm qua thì việc đàn áp về tinh thần về thể chất đủ mọi thứ, họ đã rất thành công trong việc gọi là biến một lực lượng hết sức là năng nổ thành một lực lượng SVHS rất là ngoan ngoãn. Đấy là một trong những kỹ năng rất kinh khủng của những người cộng sản và phải nói thực là họ rất thành công trong việc đó. Tôi nghĩ rằng chỉ có khi động viên vận động thế nào để cho giới trẻ họ hiểu rằng quyền của họ đã bị vi phạm đến như thế nào. Lúc đầu rất là khó khăn chỉ có số ít nhưng mà số ít đó sẽ tăng dần tăng dần thì đến một lúc nào đó nó cũng có trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới.”

 

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái từ Saigon phát biểu:

Ở miền Nam trước năm 1975 cũng như ở Hong Kong có bầu không khí tự do hít thở của nó mà tất cả những lãnh tụ sinh viên ngày xưa mà tôi có dịp thường gặp gần đây đều công nhận rằng, tất cả phong trào sinh viên học sinh ở miền Nam lúc đó thấm được là do bầu khí tự do tương đối nào đó thì họ mới hoạt động được, nếu không có thì không thể hoạt động được. Hiện nay ở Việt nam sự kiểm soát SVHS ở trong học đường rất chặt chẽ.

Vì thế việc có một lãnh tụ sinh viên lúc này, tôi nghĩ không phải là không có đâu, họ vẫn liên lạc với nhau âm thầm và họ chờ đợi một lúc nào đó. Nếu nhà nước không thể hiện được những lời cam kết với nhân dân về vấn đề dân chủ, tự do về vấn đề tư hữu thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

 

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định về sự nguội lạnh của sinh viên học sinh đối với vận mệnh đất nước và chẳng thể hiện về điều gọi là khát vọng dân chủ của thế hệ tương lai của Việt Nam. Ông nói:

Nói sinh viên học sinh Việt Nam vô cảm thì cũng có phần đúng mà cũng có phần không đúng. Số học sinh sinh viên trăn trở với tình hình đất nước nhận thức sớm được vấn đề ấy cũng nhiều chứ không phải ít. Thế nhưng cái số đông hơn lại là những học sinh lâu này bị ảnh hưởng nền giáo dục, sách vở hay sự tuyên truyền, nhắc nhở của gia đình, của thầy cô của nhà trường và sự ngăn chặn của chính quyền khiến cho số học sinh ấy không dám xuống đường không dám thể hiện. Ngoài ra một số rất đông lại bận ăn chơi, mải chơi không tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Có thể nói đó là sự thành công phần nào của một chính sách ngu dân hóa của chính quyền.”

Theo lời nhà giáo Đỗ Việt Khoa chính sách như thế là một thảm họa cho đất nước. Vì ngu dân thì dễ cai trị, đa số nhân dân lảng tránh chuyện chính trị, xem chính trị là chuyện cấm kị không dám thể hiện chính kiến của mình.

Ông Đỗ Việt Khoa không tin vào một phong trào dân chủ mạnh mẽ ở Việt Nam có thể trở thành hiện thực, tương tự như các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Nhà giáo này cho rằng những thay đổi triệt để ở Việt Nam nếu có là từ trên thượng tầng chính trị xuống, chứ không phải là một cuộc cách mạng từ dưới lên.

Với mong muốn giới trẻ, sinh viên học sinh nhìn nhận thời cuộc cho đúng, góp phần mình vào sự phát triển đất nước, đấu tranh cho đất nước công bằng dân chủ văn minh, nhà giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng đây là một cuộc đấu tranh lâu dài mà trách nhiệm nằm trong tay giới trẻ, họ làm được thì đất nước sẽ phát triển, ngược lại thì đất nước cứ dậm chân như thế này mãi.

Ba nhà trả lời phỏng vấn đứng trên cương vị khác nhau nên câu trả lời cũng khác biệt:

 

Nguyễn Quang A trên cương vị chủ trì “ Diễn đàn Xã hội Dân sự “ nói lời kết nhằm vào triển vọng “ khai dân trí “ có vẻ mơ hồ rằng: “ Tôi nghĩ rằng chỉ có khi động viên vận động thế nào để cho giới trẻ họ hiểu rằng quyền của họ đã bị vi phạm đến như thế nào. Lúc đầu rất là khó khăn chỉ có số ít nhưng mà số ít đó sẽ tăng dần tăng dần thì đến một lúc nào đó nó cũng có trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới.”

  1.  

Trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới là gì? Là tôn trọng nhân quyền hay tổng quát hơn là chế dộ Tự do Dân chủ? Thực tế là chủ trương tranh đấu ôn hòa bất bạo động nhằm xây dựng xã hội dân sự, cải cách, cải lương tiệm tiến, xác quyết bằng câu nói để đời, ám chỉ thái độ đấu tranh quyết liệt của Bùi thị Minh Hằng: “ Phải cách ly các phần tử kích động bạo lực”.

 

Câu trả lời của nhà báo Nguyễn Quốc Thái là tích cực và thực tiển: Hoạt động âm thầm, không phô trương, tích tụ lực lượng và khởi phát đúng lúc, đó mới là vấn đề, chớ không phải là thiếu lửa hay không thiếu lửa hoặc có lãnh đạo hay không.

Riêng nhà giáo dục Đỗ Việt Khoa thì cho rằng: “ những thay đổi triệt để ở Việt Nam nếu có là từ trên thượng tầng chính trị xuống, chứ không phải là một cuộc cách mạng từ dưới lên.”

 

Nói vậy, để rồi ông xuống xề bằng một câu ngược lại: “ đây là một cuộc đấu tranh lâu dài mà trách nhiệm nằm trong tay giới trẻ, họ làm được thì đất nước sẽ phát triển, ngược lại thì đất nước cứ dậm chân như thế này mãi.”

 

Ông nhà giáo nầy thì thiệt là tệ: Khi thì ông chờ đám lãnh đạo việt cộng làm cách mạng cung đình từ trên xuống. Khi thì ông phú thác trách nhiệm tranh đấu cho giới trẻ. Mà không thấy nói trách nhiệm của nhà giáo Khoa ở đâu?! Trong khi trách nhiệm chánh yếu về ý thức tự do, dân chủ của giới trẻ là từ nơi các nhà giáo dục trong đó có nhà giáo Đỗ Việt Khoa.

 

Ba vị trả lời câu hỏi là người ở trong nước lại đang phục vụ dưới chế độ việt cộng hiện hành nên không trả lời thẳng được vào vấn đề.

 

Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ ?

 

Câu trả lời gỉản dị; Vì nền giáo dục nhồi sọ, ngu dân của chế độ toàn trị việt cộng.Trên hết và trước hết là chế độ độc tài toàn trị nô dịch toàn xã hội.

Chế độ giáo dục bắt đầu bằng tuổi thơ bé quàng khăn đỏ bắt vào sinh hoạt “ đội thiếu nhi hồ chí mén “ làm kế hoạch nhỏ lượm giấy kiếm tiền cho đội, trong khi bé nhà nghèo đói mờ con mắt.

Lên trung học lo học lịch sử đảng, phấn đấu vào “ Đoàn thanh niên hồ tráng men “
Vào đại học phấn đáu vào đảng để ra trường được có vị trí tốt ăn trên ngồi trước.


Suốt cuộc đời đi học đâu biết gì là tự do dân chủ, chỉ biết yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Tổ quốc là tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chỉ biết theo con đường “ bi đát bác đi “ mà không biết con đường nào khác.

 

Về vật chất lại càng khốn nạn: Bé thơ đeo dây cáp lũng lẳng như con nhái bén qua sông đi học. Cô giáo trẻ miều núi túm quần áo chui bao nylon để anh chú kéo qua suối đi dạy. Học trò bé hai ba đứa cũng túm tụm vào bao nylon để anh chú kéo qua suối học “ ba con chữ!” Bé 9 tuổi, tan học về, đói lã người, vượt cầu ván cheo leo, té ngả xuống kinh chết đuối!

 

Để tóm tắt, xin trích dẫn một đoạn tài liệu kiều vận của tuyên giáo việt cộng để nhận thức rõ ràng về tội ác làm sa đọa, bạc nhược tuổi trẻ Việt Nam của bọn phản nước hại dân việt cộng:

 

Giới trẻ và sinh viên học sinh

Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.


Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ,
thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.

 

Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp.. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.

Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.”

 

Nhưng đó là sự phân tích, đánh giá của tình báo tuyên giáo việt cộng từ khi chưa có các cuộc cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Á rập và trước khi có cuộc biểu tình rầm rộ ở Sai gòn và Hà Nội ngày lịch sử 5 tháng 6 năm 2011, khi tuổi trẻ đứng lên biểu lộ lòng yêu nước, chống tàu xâm lăng. Con giao long nằm im bắt đầu thức tỉnh.

Ngày nay, các luồng gió cách mạng Ukraine, Venezuela và hiện tại giông bảo cách mạng dân chủ Hong Kong đang ào ào thổi, rồi có ngày gây chấn động cho “ giao long Dân tộc Việt Nam “ vùng dậy thì ngày tàn của bạo chúa việt cộng tới tức thì.

 

Xin ghi lại hai lời nói lẫm liệt của tuổi trẻ. Môt Hoa,một Việt để thay lời kết:

 

Lời Tiểu anh hùng Joshua Wong xứ Cảng Thơm:

“Nếu bạn đã suy nghĩ rằng đấu tranh cho Dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”.

 

Lời của cô gái nhỏ Việt Nam Nancy Nguyễn:

“ Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác.”

 

                    30 Tháng Tư Nói Về Giáo-Dục Việt-Nam Cộng-Hòa

 

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư:

Công cha như núi Thái Sơn
     
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Núi Thái Sơn ở đâu không biết, chỉ biết là công cha cao như núi. Nguồn nước từ đâu cũng không hay, chỉ biết lòng thương của mẹ ngọt ngào như nước Mội Thầy Thơ trong vắt.

Đó là lòng hiểu để trong gia đình. Khi ra ngoài xã hội thì phải biết thương người như thể thương thân:

Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom.
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.”

Ra trường tỉnh, đọc Đại Nam Quốc sử Diễn ca:

“ Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta. “

Đôi khi cũng ca ngâm:

                                     “ Ai đấp non sông trường tiền...
                                           Ai kết nên tấm vải hồng...
                                           Xua tan giặc Đông Hán,
                                            Xua tan giặc Đồng Lân “

Ngày bãi trường, xem các anh diễn kịch Hội nghị Diên Hồng:

“ Toàn dân nghe chăng?
Sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển...

…..........

Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến!
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
Hy sinh!

Ơn thủy thổ, ơn tấc đất, ngọn rau, phải hết lòng yêu nước, chống xâm lăng. Đó là nghĩa vụ của người trai Đất Việt.

Tôi vừa trích dẫn đôi hàng từ hai tài liệu căn bản Quốc văn Giáo khoa thư và Đại Nam Quốc sử Diễn ca, tiêu biểu về nền giáo dục truyền thống quê nhà Việt Nam: Tình yêu thương Gia đình, tình tự Dân tộc.

Từ đó, các nhà giáo dục Miền Nam dựng lên triết lý giáo dục cho hai nền Cộng Hòa chánh thống như sau đây:

Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản" (humanistic), "dân tộc" (nationalistic), và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).

1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Hiến pháp Đệ nhị VNCH 1967 long trọng qui định:

ĐIỀU 11

1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản

2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục

 

Tới đây, đáng lẽ kết thúc bài viết được rồi, nhưng chẳng đặng đừng phải viết thêm một đoạn về cái gọi là nền giáo dục xã nghĩa tồi tệ, không lèo, không lái, đưa thế hệ trẻ Việt Nam vào mê lộ tối tăm!

Ai mà chẳng buồn rầu khi nghe một bé gái thỏ thẻ hỏi ông: “ Ông ơi! Cháu đọc sách học hoài mà không biết hai bà Trưng đánh giặc nào?!”

Ai mà không ngạc nhiên thảng thốt khi nghe thấy, sinh viên tung hê tài liệu về đề cương lịch sử bay như bươm bướm khi được tin miển thi đề thi lịch sử!

Chúng nó, bọn cọng sản phản nước, hại dân chỉ biết cúc cung thần phục chủ Tàu đến nổi che dấu lịch sử cho trẻ thơ không biết kẻ thù xâm lăng đất nước, tàn hại dân tộc là ai.

Chúng nó bịt mắt thanh niên về lịch sử tổ tiên, chỉ dạy một điều về chém giết sắt máu theo lịch sử đảng: Đánh đâu thắng đó, đánh nhỏ thắng to, đế quốc nào cũng đánh thắng, bất kể xương, máu chất chồng!

Vì sao mà ra nông nỗi? Là vì lẽ nầy đây:

Triết lý giáo dục

Nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn đề là phải chăng "giáo dục [Việt Nam] chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập".

Tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì? Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng?... Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng Sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Các bài tường trình của Tạp chí Cộng Sản, và của tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, không nhắc đến triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.

Hởi ơi! Giáo dục mà không có nguyên lý dẫn đường thì cũng giống như con thuyền không lái. Cho nên thế hệ trẻ hồ chí mén đâu có biết con đường nào khác ngoài “ con đường bi đát, bác đi.”

Con đường đó đi đến mục tiêu nầy đây:

Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:

"... Xây dựng cho được một độ ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới."

Vậy đó, cái nền giáo dục trọng “hồng hơn chuyên”, giỏi dở bất biết miển “tuyệt đối trung thành với đảng” là được.

Một nền giáo dục như vậy mà không đưa đất nước đến chỗ tan hoang, dân tình hỗn loạn mới là chuyện lạ!

Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cọng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!

“ Thù nước, lấy máu đào đem báo “. Giặc cọng còn tàn bạo hơn giặc ngoại xâm. Chúng là giặc diệt chủng. Tuổi trẻ Việt Nam muốn tự cứu mình, cứu dân, cứu nước thì phải đứng thẳng người lên, giáp mặt bạo quyền và chiến đấu không tiếc máu xương như thế hệ cha, anh đã làm như thế!

                                               

                                                        Nguyễn-Nhơn   

                                              Dù bị cọng phỉ vùi vập lẽ nào

                         Tuổi trẻ Nước Việt với dòng máu hùng cường Lạc Long

                                            vẫn tiềm tàng trong huyết quản

                                                             18/6/2019

 

Kinh hoàng CẢNH BÉ HỌC TRÒ GÁI LỚP 9 bị lột đồ đánh hội đồng ngay trong ớp học !

https://www.youtube.com/watch?v=SS9PJLb9CDE

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn