“Thông đồng”, màn hai - Ký Thiệt

Thứ Sáu, 07 Tháng Sáu 20196:54 CH(Xem: 5422)
“Thông đồng”, màn hai - Ký Thiệt
23e
“Thông đồng”, màn hai
 
Ngày 29.5.2019, Tham vấn đặc biệt Robert Mueller, đã bất ngờ mở một cuộc họp báo bỏ túi tại Bộ Tư pháp. Gọi là “bỏ túi” vì nó chỉ diễn ra không tới 10 (mười) phút và số nhà báo tới dự trông có vẻ lèo tèo còn bị bịt mồm, không cho hỏi, mà có hỏi cũng không được trả lời!
 
Mueller đã nói gì trong cuộc “họp báo” quái dị ấy? Ông ta giải thích lý do vì sao ông ta sẽ không ra đối chất trước Quốc Hội (Hạ viện). Ông ta nói rằng bất cứ cuộc đối chất nào từ ban điều tra của ông ta cũng sẽ không ra ngoài phúc trình của ông ta ngày 22.3.2019. Ông ta giải thích: “Phúc trình ấy chứa đựng những phát hiện và phân tích của chúng tôi và những lý do cho những quyết định mà chúng tôi đã chọn. Chúng tôi đã chọn những lời lẽ một cách thận trọng, và việc làm tự nói lên điều ấy. Tập phúc trình là sự đối chất của tôi rồi.”
 
Thế thì mở cuộc “họp báo” này làm gì?
 
Để “quậy bùn” lên chung quanh cuộc điều tra mà ông ta được giao phó trách nhiệm “làm sáng tỏ” vụ gọi là thông đồng giữa ông Trump và ông Nga Putin  để xào nấu cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
 
Sau gần hai năm điều tra ráo riết, với một lực lượng luật gia hùng hậu, hầu hết là phe Dân Chủ, được sự cộng tác của 40 thám tử FBI, và tiêu hết gần bốn chục triệu đô-la tiền dân đóng thuế, ông Mueller đã không tìm thấy bằng chứng gì về sự “thông đồng”, và đã làm phúc trình dày tới 448 trang, gửi lên Bộ Tư Pháp ngày 22.3.2019.
 
Tưởng thế là xong chuyện “thông đồng, thậm thụt”,  Mueller và toàn ban ăn hại đái nát đã về vườn hay kiếm “jobs” khác làm ăn. Tuồng “săn bắt phù thủy” đã hạ màn vĩnh viễn.
 
Nhưng không, hai tháng sau, Màn Hai lại đã được kéo lên với kép độc Mueller trên sân khấu. Trong không tới mười phút, viên tham vấn pháp lý đặc biệt (special counsel) của Bộ Tư Pháp Mỹ đã tự chứng tỏ là một kép hát tài ba có thể đóng hai vai trái ngược nhau trong một vở kịch.
 
Hai tháng trước, với phúc trình kết thúc cuộc điều tra “thông đồng”, Mueller được những người yêu công lý coi như “người hùng”, nhất là ông Trump, con mồi đã bị săn bắt trong vụ này, dù ông ta đang là tổng thống Mỹ, người  nắm trong tay nhiều  quyền uy nhất thế giới và ông ta đã luôn mồm kêu oan. Trong phúc trình, Muelller đã kết luận rằng không tìm thấy bằng cớ ông Trump hay tay chân của ông ta thông đồng với ông Putin hay với tay chân của ông ta bên Nga. Vậy mà họ đã nghi oan cho ông Mueller đã cấu kết với thuộc hạ  của bà Hillary Clinton để phục thù cho sự thất cử đau điếng của bà ta.
 
Trái lại, phe của bà Hillary trong Quốc Hội và truyền thông dòng chính thì cảm thấy như đã bị tát vào mặt. Suốt hai năm qua họ đã không bao giờ nghĩ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller sẽ đưa đến một kết quả phũ phàng như vậy. Họ giận dữ phản ứng. Các nghị sĩ Dân Chủ ở Thượng viện đòi Bộ trưởng Tư pháp Wiiliam Barr ra điều trần, Ủy ban Tư pháp Hạ viện do Dân biểu Nadler (New York – Dân Chủ) làm chủ tịch đòi ông Barr phải giao nạp toàn bộ phúc trình Mueller trong khi nhiều dân biểu Dân Chủ kêu gọi “đàn hặc”, truất quyền Tổng thống Trump.
 
Dường như  bắt được “tín hiệu” ấy và nghĩ đã đến lúc “minh oan” với phe Dân Chủ và làm cho họ lại “yêu” mình như trước, ông “cựu” tham vấn đặc biệt Mueller đã mở cuộc “họp báo” không giống ai ngày 29.5.2019, trong đó ông ta kín đáo chỉ đường vẽ lối cho những người muốn truất quyền ông tổng thống, trong khi chính mình đã không thể làm điều ấy.
 
Thí dụ trong cuộc họp báo, ông ta đã nói một câu mơ hồ, bóng bẩy: “Nếu chúng tôi có sự tin tưởng rằng tổng thống rõ ràng đã không phạm một tội hình thì chúng tôi đã nói như thế.”
 
Nhưng ông Mueller đã nói gì trong phúc trình trên giấy trắng mực đen? Đây là những gì ông ta đã viết: “Cuộc điều tra đã không thể xác định bằng chng rằng có những người Mỹ nào đã cộng tác với chiến dịch can thiệp (của nước Nga) một cách ý thức và cố tình.”
 
Rõ ràng là có sự mâu thuẫn giữa những gì ông Mueller đã viết trên giấy trắng mục đen và những gì ông ta nói trong cuộc “họp báo”. Nhưng chưa hết, trong cuộc họp báo, ông Mueller đã lưu ý người nghe rằng những người Nga bị ông ta khởi tố “được  xem là vô tội trừ khi, hay cho đến khi, được chứng minh là có tội”. Rõ ràng, nguyên tắc pháp lý căn bản ấy đã không được những người Dân Chủ trong Quốc Hội áp dụng cho  trường hợp của ông tổng thống Mỹ với sự đồng lõa của ông tham vấn đặc biệt Robert Mueller bằng cách quậy bùn lên trong cuộc họp báo ngắn ngủi.
 
Trong cuộc họp báo, ông Mueller đã không làm sáng tỏ thêm khía cạnh pháp lý của cuộc điều tra có nguồn gốc chính trị được khoác áo pháp luật. Ông ta đã dùng những đòn phép chinh trị để chơi một ván cờ chính trị, nhân danh pháp luật. Dĩ nhiên Dân biểu Nadler, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, bà Chủ tịch Hạ viện Pelosi và những người ghét Trump đã bắt được ngọn đèn xanh chỉ đường của Robert Mueller, “người tình yêu dấu” đã quay trở về với họ, giúp họ loại trử kẻ thù chung Donald Trump.
 
Viễn ảnh “đàn hặc” Tổng thống Trump chưa bao giờ hiện rõ hơn bây giờ, dù hầu như mọi người đều biết rằng chuyện ấy chỉ là giấc mơ chóng tàn vì không thể có được đa số phiếu tại Thượng viện theo quy định của Hiến pháp để truất quyền một tổng thống.
 
Một ngày sau cuộc họp báo của ông Mueller, trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về chuyện “impeach”, TT Trump nói: “Với tôi, đó là một tiếng dơ bẩn, xấu xa, ghê tởm. Và nó không liên hệ gì tới tôi.”
 
Màn hai của tấn tuồng “thông đồng” nếu không liên hệ tới ông Trump thì cỏ vẻ liên hệ tới nhiều người khác đã dính líu xa gần cái hồ sơ (dossier) được coi như là nguồn gốc đã đưa đến cuộc điều tra do ông Robert Mueller đứng đầu mà ông Trump gọi là “cuộc săn bắt phù thủy”.
 
Màn hai này đã do chính ông Mueller kéo lên, xuất hiện trên sân khấu không tới mười phút, quậy vũng bùn do chính ông ta tạo ra rồi biến mất. Kế tiếp là Sean Hannity, “cây nói” số một hiện nay trên truyền hình Mỹ, bước ra sân khấu Fox News tối 30.5.2019, hùng hồn tuyên bố: “Cuộc điều tra của Mueller đã xong. Câu chuyện bịa đặt thông đồng với Nga đã chết. Màn một đã hết, bây giờ bắt đầu màn hai! Chúng tôi sẽ phơi bày mặt thật của những kẻ đã nghĩ rằng họ có thể loại bỏ một tổng thống được bầu ra hợp pháp  và bắt họ phải trả giá cho hành động ấy. Tối nay, cuộc xét tội bắt đầu. Những diễn viên của quyền lực ngầm (deep state) nghĩ rằng họ có thể vi phạm sự tín nhiệm của dân Mỹ và lạm dụng quyền hành đã giao cho họ thì tối nay sẽ bị phơi bày cho toàn thế giới thấy.”

Hannity đã tập họp được một phái đoàn gồm mười nhân vật nổi tiếng trong giới luật pháp và báo chí Mỹ cùng xuất hiện trong “sô” của mình trên Fox News, gồm: Gregg Jarrett, Sara Carter, John Solomon, Victoria Toensing, Joe diGenova, Matt Schlapp, Pam Bondi, Geraldo Rivera, Tom Fitton, và Doug Schoen.

Mười nhân vật này đã góp mặt như một bồi thẩm đoàn trong một phiên tòa đại hình. Họ ngồi trên hai hàng ghế, đối diện với ống kính máy thu hình, và thay phiên nhau vạch ra những sai trái của các “bị cáo” trong “quyền lực ngầm” mà Hannity nêu ra để xét tội:
 
“Đêm này qua đêm nọ, chúng ta đã thực sự gỡ bỏ những lớp vỏ bên ngoài củ hành và lột mặt nạ tất cả s thối nát này trong cố gắng đem sự thật để cho thấy chuyện gì đã xảy ra ở đây. Chuyện đã xảy ra là một âm mưu thực sự nhằm sửa đổi một cuộc bầu cử tổng thống và triệt hạ một tổng thống đã đắc cử hợp pháp. Đó là một quyền lực ngầm, và bây giờ ngày xét tội của họ đã đến.
 
“Chúng ta đã không ở đây hôm nay – bọn họ có thể đã thành công nếu đã không có mỗi người trong quý vị, và tôi xin ca ngợi tất cả quý vị về việc đã đào sâu, đã làm những bài phóng sự điều tra, về sự làm việc cực nhọc, phân tích vất vả.”
 
 Sau cuộc họp báo của Robert Mueller, Hannity đã vạch ra sự mâu thuẫn giữa những gì ông ta nói trong chín phút rưỡi với những gì ông ta đã viết trong phúc trình trước đây hai tháng, và chỉ trích giới truyền thông phe đảng đã nhắm mắt cho qua. Hannity đả kích giới truyền thông dòng chính thiên vị và phe đảng:
 
“Họ tự nhận là khách quan vô tư. Họ là bất cứ cái gì hay đẹp. Nhưng, tại sao họ đã chọn đặt những chuyện bịa đặt lên trên sự thật mà sau hơn hai năm nói láo và không nương tay phỉ báng, lăng mạ, bôi bẩn bất cứ ai dám đặt vấn đề thiếu đạo đức nghề nghiệp và thiếu khách quan của họ. Bây giờ họ đã sợ, và đang nhận ra đã bị bọn gian manh truyền thông TV đánh lừa.”

Trung tâm Màn Hai của vở tuồng “Thông đồng” là cuộc điều tra những người đã giữ vai trò... điều tra ở Màn Một, kể cả Robert Mueller. Ông Tham vấn đặc biệt này cũng cần phải bị điều tra vì ông ta điều tra một vụ dựa trên một hồ sơ nhiều người đã biết từ lâu là không trung thực mà ông ta không… điều tra về cái hồ sơ ấy trước để ngưng điều tra vụ thông đồng. Ông ta không biết hồ sơ ấy là bịa đặt, hay biết mà vẫn nhắm mắt làm ngơ, tiếp tục cuộc “săn bắt phù thủy” tới gần hai năm phung phí công quỹ mà kết cuộc cũng tay không?

Bây giờ, phải quay trở lại để điều tra về cái hồ sơ tào lao ấy! Công lý hay trò đùa?
Hiện nay, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đang tìm hiểu để biết rõ hơn về cái hồ sơ vô giá trị của Christopher Steele đã lôi kéo FBI vào sâu và xa tới đâu trong cuộc điều tra nhắm vào ông Trump trong gần ba năm qua.

Ông Barr nói với CBS News hôm Chủ Nhật 2.6.2019: “Những tiêu chuẩn nào đã được áp dụng? Bằng chứng là gì?” Và ông nhấn mạnh cuộc điều tra của ông không nhắm vào nhân viên cấp dưới mà là những viên chức chỉ huy cao cấp và vai trò của họ trong vụ này.

Người viết ra tập hồ sơ tai tiếng này, Christopher Steele, một cựu  điệp viên Anh ở London, đồng thời là một mật báo viên có trả lương của FBI trước khi có vụ Trump-Nga. Anh ta đã dúi cho FBI tập hồ sơ với ghi chú như sau: Donalad Trump là một điệp viên của Nga, một tay gian hùng và nhà tài chánh tin tặc. Nói cách khác, một kẻ phản quốc và một tội phạm.

 Ông Barr nói rằng cuộc điều tra không mở rộng toàn bộ FBI nhưng “chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ ở thượng tầng… Và nhiều người liên hệ nay đã không còn ở đó”. Tuy không nói tên nhưng ai cũng biết là những người như cựu Giám Đốc FBL James Comey, cựu Phó Giám Đốc FBI Andrew McCabe, và cựu Phụ tá Giám Đốc Peter Strzok.

Ông Barr cũng cho biết một trong những lý do để ông chỉ định ông Durham mở cuộc điều tra Màn Hai là viên chưởng lý này có thẩm quyền đòi những cựu viên chức tới thẩm vấn. Tổng thanh tra của Bộ Tư pháp không có quyền đó.

Ông Barr muốn ông Durham, một điều tra viên đặc biệt, nhìn vào toàn bộ vụ này. Ông nói ông tới Bộ Tư pháp với nhiều câu hỏi mà ông trông đợi những câu trả lời. Cho tới nay, những sự thật vẫn còn bị che khuất.

“Tôi đã có nhiều câu hỏi về những gì đã xảy ra. Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ có những câu trả lời một khi tôi tới đây, và tôi đã không có những câu trả lời làm cho tôi thỏa mãn, và thực ra đã thêm những câu hỏi khác, và có những sự kiện tôi được biết lại không đi đôi với những lời giải thích chính thức về những gì đã xảy ra! Ông Barr không nói cho biết là chuyện đó đã xảy ra trong cơ quan nào.

Sau buổi phát hình, ông Comey lên tiếng trong một cái tweet: “Bill Barr trên CBS đã không đưa ra những sự kiện. Một bộ trưởng tư pháp không nên chỉ nói lại những giả thuyết về âm mưu. Ông ta nên thu nhặt những sự kiện và đưa ra cho mọi người thấy. Đó mới là Công lý.”

Chưa biết Màn Hai bao giờ mới kết thúc và cái “boomerang công lý” sẽ nhắm vào những ai. Nhưng có phần chắc là ông Comey sẽ khó tránh khỏi.

Khi Màn Hai hạ xuống, ông Comey sẽ biết thế nào là Công lý.
Quá muộn!

Ký Thiệt
(Đời Nay ra ngày 7.6.2019)
Nguyễn Mộng Khôi chuyển

D775QQfXkAA_pRp.jpg

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 10 Tháng Sáu 20192:11 SA
Khách
Nhung ke lam con roi,mua may quay cuong ,nhung muon tim ra ke cam "chich " thi lan tu ngon ra goc.Co nhu vay moi tom duoc thu pham chinh. Can than coi chung dut mat xich la toi com,vu nay da say ra kha lau o tieu bang xua va can ke thu do. Da vu oan gia hoa ,tieu ton cong quy...thi phai tra lai su cong bang cho ke bi hai.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn