Suy nghĩ về vai trò của Việt Nam trong Thế trân Ấn Độ – Thái Bình Dương - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 29 Tháng Năm 201910:00 CH(Xem: 5890)
Suy nghĩ về vai trò của Việt Nam trong Thế trân Ấn Độ – Thái Bình Dương - Nguyễn Nhơn

   725qSuy nghĩ về vai trò của Việt Nam trong Thế trân Ấn Độ – Thái Bình Dương

 

Chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở" mà Mỹ kêu gọi được Nhật Bản ủng hộ, nhưng Ấn Độ, Australia và các nước ASEAN tỏ ra thận trọng, tránh đối đầu với Trung Quốc.

Sự thận trọng của ASEAN

Để chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ cất cánh, nó cần có sự ủng hộ của các quốc gia ASEAN. Nhưng điều này là khó khả thi vì ASEAN rất thận trọng và từ chối việc phải chọn giữa chiến lược này và một tầm nhìn khu vực khác là sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Bắc Kinh.

Ngoại trừ Tổng thống Indonesia Joko Widodo, tất cả các nhà lãnh đạo khác của ASEAN đều đã tham dự Diễn đàn Vành đai, Con đường vừa được tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 5. Mặc dù từng hoài nghi về sáng kiến này và gọi nó là "phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vẫn đặt bút ký vào thỏa thuận mới để dự án Đường sắt Bờ biển phía Tây do Bắc Kinh hậu thuẫn được tiếp tục triển khai (sau khi dự án giảm giá).

 

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được Mỹ công bố tại Đối thoại Shangri-La sắp tới sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh, chứ không phải hai trụ cột khác là quản trị và kinh tế. Điều này có thể sẽ không phù hợp với ASEAN, do tổ chức này có vẻ như đang tìm kiếm một khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương của riêng họ, tập trung ít hơn vào các vấn đề an ninh và nhiều hơn và các chủ đề như tăng trường kinh tế, kết nối và hợp tác.


Quan trọng hơn, ASEAN từ chối bị lôi kéo vào bất cứ cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương nào trong đó tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Phát biểu vào tháng 1 năm ngoái, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói cách tiếp cận của ASEAN sẽ là "hợp tác tích cực, mạnh mẽ" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và không dựa trên "sự nghi ngờ, hay tệ hơn là nhận thức về mối đe dọa".

Cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, khi nhắc tới chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, đã nói: "Những ý tưởng hấp dẫn truyền thông không bao giờ thiếu, nhưng chúng cũng như bọt biển ở Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương".

 

Việc Mỹ chính thức công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tại đối thoại Shangri-La cho thấy chiến lược này vẫn sống và đã bắt đầu được áp dụng với Mỹ cùng các đối tác ủng hộ sẽ tiếp tục tham gia với các quốc gia ở khu vực. Với sự thúc đẩy này của Washington, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh vào "Vành đai, Con đường", cuộc cạnh tranh để xây dựng tầm nhìn và kiến trúc ở khu vực sẽ tiếp diễn.

Tàu Izumo sẽ tiếp tục hoạt động, thậm chí có mặt ở những vùng biển gây tranh cãi.

                           (theo South China Morning Post)

 

Từ thời TT Obama đã manh nha chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương với thuật ngữ “ NATO Phương Đông. “

Ngày nay, chánh quyền Trump đã triển khai thành Chiến lược chánh thức đối đầu với sáng kiến “ Nhất Đới - Nhất Lộ “ của tàu cọng.

 

Điều khác biệt giữa Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương và Nhất Đới – Nhất Lộ là: Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nặng về An ninh ( sức mạnh quân sự ) và Nhất Đới – Nhất Lộ nghiêng về “ phần mềm “ kinh tế ( Bẫy nợ ).

 

Vì vậy mà các quốc gia Đông Nam Á với tổ chức ASEAN có tính cách “ kinh tế “ ( yếu kém về quân sự ) rụt rè đối với chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.

 

Bây giờ, vấn đề đối với Hoa Kỳ là: Khẳng định “ Thế Đối Đầu “ rõ ràng đối với tàu cọng mới có thể thu hút các nước Đông Nam Á.

 

Riêng về Việt Nam, cái khó khăn là “ Quan hệ 16 Chữ Vàng “ với tàu cọng trên 4 chữ trói buộc “ Vận Mạng Tương Quan “, nghĩa là số mạng dính liền nhau.

 

Cho nên, đáng lẽ phải dựa Mỹ để chống tàu mà không sao rút đầu ra khỏi vòng kim cô bốn chữ vàng ấy.

 

Nếu như mà, việt cọng ngã về phía Mỹ, đứng đầu khối Đông Nam Á, tái lập tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á ( SEATO ) thì mặt trận Ấn Độ – Thái Bình Dương được thành hình.

 

Bởi vì “ nền tảng “ của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương đã dược chuẩn bị từ lâu.

 

Cho nên đối với chúng ta, muốn liên kết với “ Liên Minh Kim Cương “ Mỹ – Nhật - Ấn – Úc và đứng đầu khối Liên phòng Đông Nam Á thì phải triệt hạ “ nội gian việt cọng “ chẳng những “ thoát vòng kim cô chệt “ mà còn trở thàn mũi nhọn chọc vào mặt nam của tàu cọng để “ Phát triển trong thời bình và Tự vệ khi lâm chiến. “

                      Đặt Nền Tảng cho Liên Minh Phương Đông

Ra tay chặn Trung cộng, Mỹ nhanh chóng triển khai chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Đến nay, Mỹ bắt đầu chuyển sang giai đoạn triển khai cụ thể chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương về chính trị, quân sự, kinh tế, mà trước hết là đổi tên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, tăng cường kiềm chế Trung cộng.

Ngày 21/5, người phát ngôn Lầu Năm Góc Mỹ Rob Manning cho biết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, Mỹ chuẩn bị đổi tên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (Pacific Command) thành Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Command), điều này sẽ khái quát tốt hơn chức trách hiện nay của Bộ tư lệnh này.

Hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 22/5 cho rằng hành động này cho thấy Mỹ rất coi trọng ứng phó Trung cộng, quốc gia đang tăng cường hoạt động trên biển. Quan chức Chính phủ Mỹ cho biết tên mới sẽ được công bố trong Lễ bàn giao Tư lệnh Bộ tư lệnh dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 5/2018.

.. Được biết, trong thời đại Barack Obama, Mỹ bắt đầu thúc đẩy thực hiện chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, có kế hoạch triển khai 60% lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bắt đầu tăng cường triển khai không quân, hải quân và thủy quân lục chiến ở châu Á – Thái Bình Dương, chẳng hạn Hạm đội 3 vốn đóng ở Đông Thái Bình Dương đã bắt đầu điều động binh lực đến Tây Thái Bình Dương.

Sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền, Mỹ đã đưa ra chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương . Tức là Mỹ không chỉ tăng cường triển khai quân sự ở Thái Bình Dương, mà còn tăng cường triển khai quân sự ở Ấn Độ Dương, kết nối hai đại dương lớn này với nhau.

Cụ thể là xây dựng khuôn khổ liên minh 4 nước “Mỹ – Nhật – Ấn – Úc”, đồng thời liên kết với các nước liên quan, xây dựng đại liên minh thống nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Tôn Thành Hạo, Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung cộng, việc Mỹ đổi tên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương là dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đi vào triển khai cụ thể chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cả về ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Mỹ đang tiếp tục lôi kéo Ấn Độ vào quỹ đạo chiến lược của họ, xây dựng phiên bản NATO của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Viettimes

 

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Tôn Thành Hạo, Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung cộng, việc Mỹ đổi tên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương là dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đi vào triển khai cụ thể chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cả về ngoại giao, quân sự và kinh tế.”

 

Thế kỷ trước có thuật ngữ ” nền ngoại giao ” Pháo thuyền. ”

Ngày nay, trong bang giao quốc tế, tức chánh trị ngoại giao thì có ” Tổ chức Liên Minh “: Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

Thời chiến tranh Việt Nam còn có Liên Minh Phòng thủ Đông Nam Á SEATO.

Các Liên Minh chủ yếu dùng sức mạnh quân sự mà chủ lực vẫn là sức mạnh HẢI QUÂN.

Thời Obama manh nha cái gọi là NATO Phương Đông:

Được biết, trong thời đại Barack Obama, Mỹ bắt đầu thúc đẩy thực hiện chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, có kế hoạch triển khai 60% lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bắt đầu tăng cường triển khai không quân, hải quân và thủy quân lục chiến ở châu Á – Thái Bình Dương, chẳng hạn Hạm đội 3 vốn đóng ở Đông Thái Bình Dương đã bắt đầu điều động binh lực đến Tây Thái Bình Dương.”

 

Bây giờ để ” Làm cho Hoa Kỳ trở lại Vĩ Đại ” Tổng thống Trump mở rộng khu vực hoạt động của ” Dự án ” NATO Phương Đông sang tận Ấn Độ Dương:

Sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền, Mỹ đã đưa ra chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương . Tức là Mỹ không chỉ tăng cường triển khai quân sự ở Thái Bình Dương, mà còn tăng cường triển khai quân sự ở Ấn Độ Dương, kết nối hai đại dương lớn này với nhau.

Cụ thể là xây dựng khuôn khổ liên minh 4 nước “Mỹ – Nhật – Ấn – Úc”, đồng thời liên kết với các nước liên quan, xây dựng đại liên minh thống nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.”

 

Xây dựng đại liên minh thống nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.” thì thực chất vẫn là NATO Phương Đông, nghĩa là bao gồm Mỹ – Nhật – Ấn – Úc và 10 nước Đông Nam Á như đã trù liệu từ thời Obama.

Xin dẫn lại bài viết cũ với sự nhấn mạnh về phần Việt Nam:

Muốn Việt Nam tham dự tích cực và thực sự vào Tân Liên Phòng Đông Nam Á SEATO và ráp vào thành NATO Phương Đông thay vì ” Làm tên lính gát cửa phía Nam của tàu cọng ” thì phải MAU LẸ TRIỆT HẠ CHẾ ĐỘ HÁN NGỤY VIỆT CỌNG, cắt đứt dứt khoát Liên Minh 16 chữ vàng ” Cùng chung vận mạng ” với chệt cọng rồi mới quay sang Liên Minh SEATO + NATO Phương Đông để phòng thủ trong thời bình và kháng cự chệt bành trướng khi lâm chiến.

 

Có Không một NATO Phương Đông?

Nói theo ngôn ngữ Trung Quán:

Cũng có mà cũng không.

Có là khi TT Trump không khống chế được chệt Tập.

Không là khi Mỹ – chệt thỏa hiệp phân chia được quyền lợi đôi bên.

 

Thực tế, hiện tại cái sườn của NATO phương Đông đã có sẵn.

Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn

Có lần, nhà viết sử Dương Trung Quốc nói rằng: Sau ngày phỏng giái Miền Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục có hành vi “bao vây” Việt Nam…” thì không có đâu, bởi vì Mỹ không hơi đâu làm việc tào lao, bao vây xã nghĩa An Nam làm giống gì. Trái lại Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi sự khống chế của Tàu đỏ để áp sát mặt phía Nam (Quảng Đông) của Tàu thì có!

Hiện tại thì coi như An nam xã nghĩa như là tên lính gát cửa phía nam của Tàu cọng.

Cho nên Nhật Bổn mới toan tính đề ra học thuyết “Tân Đại Đông Á” nhằm khống chế Trung cọng. Trong khi chưa tính chuyện được với các nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore chỉ biết thương mại làm ăn, không quen trận mạc, Thủ tướng Nhật tân cử Shinzo Abe đi thẳng qua Ấn Độ bàn chuyện lập “ Liên minh Kim cương.”

Nó là cái gì vậy?

Cứ kéo một đường thẳng trên bản đồ, từ Tokyo, Nhật Bổn thẳng qua New Delhi, Ấn Độ. Rồi từ Ấn Độ kéo một đường thẳng xuống tới Úc châu. Từ Úc lại kéo một đường thẳng ngược lên Hawaii (Mỹ), từ đó kéo một đường thẳng nữa trở lại Nhật Bổn là giáp vòng. Trên bản đồ hiện ra một hình thoi, thường gọi là hình kim cương. Kiểm điểm lại thì mỗi mủi nhọn tượng trưng cho một cường quốc: Nhật, Ấn, Úc, Mỹ.

Mục đích của Liên minh là gì? Công khai thì là bảo vệ an ninh hàng hải Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ẩn tàng phía sau là thế bao vây con gấu đỏ Tàu đang nhe nanh, múa vuốt gồm thâu cả biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam) và cả biển Hoa Đông áp sát Đảo Senkaku Nhựt Bổn (Tàu gọi là Đảo Điếu Ngư).

MỘT TÂN LIÊN PHÒNG ĐÔNG NAM Á CHO VIỆT NAM

Ở bên trong cái khung Liên minh Kim cương cứng hơn sắt thép nầy, VN xã nghĩa đứng ở vị trí nào?

Cứ theo phương châm 16 chữ vàng, An nam xã nghĩa ta chánh thức và long trọng cam kết với Tàu cọng là: “Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.”

Hợp tác toàn diện có nghĩa là hợp tác mọi thứ Kinh tế, Chánh trị và trước hết là … Quân sự, cũng có nghĩa là “liên minh tay đôi.” Hay nói theo kiểu binh dân: Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai.

Như vậy là cọng sản nhà ta là cái đuôi ngúc ngoắc phía dưới Quảng Đông, Quảng Tây của Tàu phù, lọt thõm trong cái khung kim cương!

Vậy thử hỏi có cách nào thoát ra được không?

Có một cách, chẳng những thoát khỏi vòng kim cô Tàu phù mà còn trở thành mủi nhọn của khối kim cương chọc thẳng vào mạn Nam của Tàu đỏ để tự phòng vệ khi thời bình và chống xâm lược trong thời chiến: Quay lại bắt tay với các nước Đông Nam Á, vận động sự bảo trợ của Mỹ, Ấn, Nhật để tái lập khối “ Liên Phòng Đông Nam Á” ( SEATO: South East Asia Treaty Organization). Nước mình nhỏ, kinh tế mong manh, phải kết hợp với Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nam Dương thành một khối mới khả dỉ chận đứng được nạn bành trướng, xâm lăng của đại hán phương Bắc.

Muốn được như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải giải trừ chế độ cọng sản An Nam, xóa bỏ Liên minh 16 chữ vàng. Đó cũng là cách “Thoát Trung” duy nhất để cứu dân, cứu nước.

                                       Một NATO Phương Đông

“Mỹ đang thành hình” Nato – Châu Á”:(*)

Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”. Như chúng ta đã biết, hiện nay NATO chính là một liên minh quân sự thành lập từ năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở Châu Âu. Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được thành lập ngày 4/4/1949 có trụ sở đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành viên 28 quốc gia phần lớn tại các nước ở Châu Âu.

Mỹ bằng mọi cách khác nhau từ song phương hay đa phương đều mong muốn hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á-TBD. Trong việc hợp tác quân sự đi từ các cuộc tập trận quy mô nhỏ tới lớn, dần dần Mỹ muốn những khu vực mình quan tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự của Mỹ. Các chiến lược gia ở Ngũ Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực Châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động quân sự.

Theo các chuyên gia, hiện nay Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… nó còn bao gồm các quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Australia và đang vói tay tới tận Châu Âu như Anh, Pháp vào trong liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây Tàu Cộng”.

Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề “Mỹ đang xây dựng NATO – Châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO – Châu Á” cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận chiến lược nầy của Mỹ.”

Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân sang Châu Á-TBD, trong đó 6 HKMH vào cuối năm 2017. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã lên kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO – CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sử dụng để phục vụ cho chiến lược “Phong tỏa trận” và mục đích cuối cùng đối đầu với TC.”

(*) (Chiến lược phong toả & bao vây Tàu cộng của Mỹ: Nguyễn Vĩnh Long Hồ)

 

Như nhận xét mở đầu, cái sườn Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và mô hình Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á đã có sẵn. Khi nào cần, Hoa Kỳ và Nhựt Bổn tích cực vận động ráp lại là hình thành “Khối Liên Phòng Á Châu” tức thì.

 

Trong tình hình như vậy, Việt Nam phải làm gì?

Việt Nam: Đông hòa Hoa Kỳ – Bắc cự hán cọng

Muốn được như vậy, phải hành động tranh tiên: Uống rượu mời đừng đợi uống rượu phạt.

Phải mau lẹ vận động toàn dân vùng dậy xóa bỏ “đảng” và chế độ toàn trị việt cọng để làm một công, hai việc:

  • Dân chủ hóa Đất nước, đoàn kết toàn dân lo tái thiết, phát triển, xây dựng nội lực.
  • Xóa bỏ sạch 16 chữ vàng “vận mệnh tương quan”, thoát ly hẳn thòng lọng hán chệt, mau lẹ vận động tái lập Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO), dựa thế Hoa Kỳ – Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và sẵn sàng gia nhập NATO Phương Đông hầu giữ nước và nhờ giúp đở tái thiết, phát triển.

Không có một nước nào đem vận mệnh của Quốc gia – Dân tộc buộc chặt vào vận mệnh của một nước lớn đang ngồi trên đầu chực chờ xâm chiếm một cách ngu si như bè lũ phản nước, hại dân hồ tinh bác cụ việt cọng!

                                                Nguyễn Nhơn

                            Để khích lệ công cuộc Đấu Tranh Mùa Hè

                                                   27/5/2019

                                            

Phụ đính

Tàu sân bay Izumo và thế trận Ấn Độ - Thái Bình Dương đang thành hình

Chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở" mà Mỹ kêu gọi được Nhật Bản ủng hộ, nhưng Ấn Độ, Australia và các nước ASEAN tỏ ra thận trọng, tránh đối đầu với Trung Quốc.

Có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore vào tuần trước, tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản thu hút nhiều ánh nhìn. Được đưa vào sử dụng từ năm 2015, Izumo được coi như hình ảnh thành công của Nhật Bản với tư cách là cường quốc ở khu vực.

Là tàu chiến lớn nhất trên mặt nước của Tokyo, theo chuyên gia William Choong của IISS, Izumo là tâm điểm cho những chỉ trích từ Bắc Kinh, khi Trung Quốc coi việc Nhật Bản đưa vào sử dụng tàu sân bay là đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này. Tokyo thì khẳng định Izumo "chỉ là" tàu sân bay trực thăng, và hoàn toàn tuân thủ theo bản hiến pháp được diễn đạt theo cách mới của nước này, trong đó cho phép triển khai các khí tài quân sự để phục vụ phòng thủ.

Vì lẽ này, Nhật Bản đã tăng cường hoạt động của Izumo và con tàu sinh đôi của nó là Kaga. Ba năm qua, hai tàu sân bay trực thăng của Tokyo đã có nhiều chuyến đi và hoạt động kéo dài hàng tháng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, khẳng định quyền cơ bản của Nhật và các quốc gia phụ thuộc vào thương mại đối với việc tự do di chuyển trên biển.

Tàu sân bay trực thăng Izumo, tàu lớn nhất của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đã tăng cường hoạt động tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong ba năm qua. Ảnh: Kyodo.

Vai trò ngày càng gia tăng của Tokyo

Tự do hàng hải cũng như thịnh vượng kinh tế và đảm bảo ổn định cho khu vực là những trụ cột trong "Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở" của Nhật Bản. Điểm nhấn trong lịch trình năm nay của tàu Izumo tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là đầu tháng 5, khi 6 tàu của Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và Mỹ thực hiện các cuộc tập trận ở Biển Đông.

Cuộc tập trận được coi là tín hiệu công khai với Bắc Kinh, nhấn mạnh thực tế rằng Mỹ, Nhật Bản và các nước có cùng quan điểm có thể mang sức mạnh hải quân của họ đến Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hành động xây dựng phi pháp ở khu vực này.

Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ cũng thuộc Nhóm Bộ tứ (QUAD), thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về an ninh quốc phòng và các vấn đề quan trọng khác. Thành viên còn lại của nhóm là Australia cũng đứng sau ủng hộ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở.

Bên cạnh đó Nhật Bản cũng tích cực phát huy vai trò không thể thiếu của mình ở khu vực trên khía cạnh kinh tế. Trong bối cảnh Washington rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tokyo trở thành nền kinh tế lớn nhất, thúc đẩy 11 quốc gia tham dự Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11).

Nhật Bản cũng tìm cách cung cấp một lựa chọn khác, bền vững hơn cho các nước khu vực dưới hình thức của thỏa thuận Đối tác về Cơ sở hạ tầng Chất lượng, đối trọng của sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc. Vai trò quan trọng của Nhật Bản ở khu vực sẽ được khẳng định vào ngày 1/6 tới, khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đại diện cho Mỹ, chính thức trình bày chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Washington ở Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore.


Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Patrick Shanahan sẽ công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở của Washington tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần này. Ảnh: New York Times.

Cái hay trong chiến lược của Nhóm Bộ tứ là không tìm cách nhắm Trung Quốc với những vấn đề cụ thể. Ví dụ, việc khẳng định quyền tự do hàng hải không nhắc đến Trung Quốc. Nhưng mặt khác, bản thân nội bộ Nhóm Bộ tứ cũng có những khác biệt riêng trong cách tiếp cận vấn đề.

Trong số 4 quốc gia, đương nhiên Mỹ là bên lên tiếng mạnh mẽ nhất về mối đe dọa từ Trung Quốc. Washington coi Trung Quốc là "cường quốc với quan điểm xét lại" và đang đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết. Ấn Độ, mặc dù cảm thấy bị đe dọa bởi những hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, nhưng từ chối tham gia vào bất cứ liên minh nào chống Bắc Kinh.

Nhật Bản chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng cũng tìm cách để hợp tác với Bắc Kinh trong các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao và các dự án kết nối khác. Australia là đồng minh lâu năm của Mỹ, nhưng Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra và là thị trường khổng lồ cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực như quặng sắt và than.

Sự thận trọng của ASEAN

Để chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ cất cánh, nó cần có sự ủng hộ của các quốc gia ASEAN. Nhưng điều này là khó khả thi vì ASEAN rất thận trọng và từ chối việc phải chọn giữa chiến lược này và một tầm nhìn khu vực khác là sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Bắc Kinh.

Ngoại trừ Tổng thống Indonesia Joko Widodo, tất cả các nhà lãnh đạo khác của ASEAN đều đã tham dự Diễn đàn Vành đai, Con đường vừa được tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 5. Mặc dù từng hoài nghi về sáng kiến này và gọi nó là "phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vẫn đặt bút ký vào thỏa thuận mới để dự án Đường sắt Bờ biển phía Tây do Bắc Kinh hậu thuẫn được tiếp tục triển khai (sau khi dự án giảm giá).

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được Mỹ công bố tại Đối thoại Shangri-La sắp tới sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh, chứ không phải hai trụ cột khác là quản trị và kinh tế. Điều này có thể sẽ không phù hợp với ASEAN, do tổ chức này có vẻ như đang tìm kiếm một khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương của riêng họ, tập trung ít hơn vào các vấn đề an ninh và nhiều hơn và các chủ đề như tăng trường kinh tế, kết nối và hợp tác.


Quan trọng hơn, ASEAN từ chối bị lôi kéo vào bất cứ cấu trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương nào trong đó tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Phát biểu vào tháng 1 năm ngoái, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói cách tiếp cận của ASEAN sẽ là "hợp tác tích cực, mạnh mẽ" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và không dựa trên "sự nghi ngờ, hay tệ hơn là nhận thức về mối đe dọa".

Cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, khi nhắc tới chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, đã nói: "Những ý tưởng hấp dẫn truyền thông không bao giờ thiếu, nhưng chúng cũng như bọt biển ở Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương".

 

Việc Mỹ chính thức công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tại đối thoại Shangri-La cho thấy chiến lược này vẫn sống và đã bắt đầu được áp dụng với Mỹ cùng các đối tác ủng hộ sẽ tiếp tục tham gia với các quốc gia ở khu vực. Với sự thúc đẩy này của Washington, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh vào "Vành đai, Con đường", cuộc cạnh tranh để xây dựng tầm nhìn và kiến trúc ở khu vực sẽ tiếp diễn.

Tàu Izumo sẽ tiếp tục hoạt động, thậm chí có mặt ở những vùng biển gây tranh cãi.

(theo South China Morning Post)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn