Lý do Kinh tế Xã nghĩa thất bại? Nguyên lý chủ nghĩa cọng sản - Nguyễn Nhơn

Thứ Sáu, 24 Tháng Năm 201910:00 CH(Xem: 5629)
Lý do Kinh tế Xã nghĩa thất bại? Nguyên lý chủ nghĩa cọng sản - Nguyễn Nhơn
5t
Lý do Kinh tế Xã nghĩa thất bại? Nguyên lý chủ nghĩa cọng sản
Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:
Không cho phép quyền sở hữu cá nhân.
Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc.
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Thiếu vắng giá cả.
Không có động lực cá nhân, lòng tham.
Thiếu vắng Lời và Lỗ.
Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt.
Dùng tiền của người khác cho người khác
KẾT LUẬN - CNXH thất bại không phải vì con người thực hiện sai, mà là nó đã sai trong chính lý thuyết của nó. Sẽ không ai muốn làm để người khác hưởng, sẽ không ai muốn phấn đấu nếu học không được sở hữu và làm giàu, và sẽ không có một đất nước nào có thể phát triển với sự hoạch định tập trung. Đó là tại sao CNXH là sự ảo tưởng.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Sách của các cụ nhân sĩ, trí thức, lão thành kách mạng có chữ: Trong chế độ xã nghĩa ta, vấn đề tham nhũng, áp bức, bất công không phải chỉ đơn thuần là lỗi cá nhân mà đó là  “ Lỗi CƠ CHẾ! “
Đó là các cụ vừa “ phê phán “ vừa né , dùng chữ lổi cơ chế để chỉ vào toàn hệ thống cai trị mệnh danh theo chủ nghĩa cọng sản là “ vô sản chuyên chính “ và hiện tại thường kêu là “ chế độ toàn trị vi xi. “
Do đó có hàng ngàn lý do kể ra không xuể, nhưng rút lại còn 3 chữ Lôi Cơ Chế thì cũng đủ.,
Hoặc giả, làm như anh cán bộ già Hành chánh Quốc gia VNCH trả bài học kinh tế – chánh trị,  học cách nay mới có đúng 60 năm để minh giải có khi rõ ràng hơn?

      ĐÔI ĐIỀU VỀ CÁI GỌI LÀ CHỦ NGHĨA CỌNG SẢN HIỆN THỰC

Có một ông “ dư luận viên “ tuyên giáo vc nick Hùng ghi lời bình về bài viết của tác giả Đặng Chí Hùng trên DLB như vầy: ( Trích ) Về việc này các anh chỉ là những kẻ hận thù CS mà còn mù mờ về nó lắm. Cái ôm đồm vơ đũa cả nắm, không hiểu thế nào là người CS, tư tưởng CS, chế độ CS trong học thuyết, đảng CS cầm quyền, chế độ CS cầm quyền, sự biến tướng, và phân hóa, đi đến tan rã của CNCS hiện thực...thì không bao giờ các anh viết nó ra hồn mà chỉ dài mồm chửi đổng.Với hơn ba triệu đảng viên,và hàng chục triệu những người có mối liên hệ mật thiết với họ thì cách viết của các anh chỉ làm cho họ dễ nhận ra chân tướng của kẻ sẽ không bao giờ hợp tác được, của kẻ nợ máu thì mục đích của các anh chỉ hoài công tốn sức. ( Ngưng trích )

Đọc câu “ kiêu ngạo cọng sản “ của tay cán bộ tuyên giáo vc cũng nực nên cực chẳng đã viết đôi câu sơ đẳng về Mác xít đã học từ non 60 năm về trước cầu vui.
Về vấn đề quyền tư hữu
Học hành lận đận nên đến năm 20 tuổi ( 1957 ) mới vào Trung học Pétrus Ký học lớp Đệ Nhất ( Lớp 12 ). Giờ học triết do Cha Khiết, chánh xứ Củ Chi giảng dạy. Về vấn đề quyền tư hữu, Cha giảng: Ý thức về tư hữu là “ bẩm sinh “. Cha vốn hiền từ nhưng cũng cười cợt khi đưa ra ví dụ: Em bé 5 - 6 tháng tuổi, miệng ngặm vú mẹ bú, tay chực hờ vú bên kia. Thấy đứa nào xấu miệng chực xôm vào bú ké là xô ra. Ý hẳn muốn biểu: Vú mẹ của tao là CỦA tao, mầy không xôm vô đặng.
Như vậy ý thức tư hữu là tự nhiên, không ai sửa đổi được.
Chủ thuyết cọng sản chủ trương XÓA BỎ QUYỀN TƯ HỮU ĐỂ THAY THẾ BẰNG SỞ HỮU TOÀN DÂN.
Như vậy là trái tự nhiên KHÔNG THỂ THỰC HIỆN trên thực tế xã hội được!
Tôi có một kỷ niệm chua cay về cái tính bám chặt quyền tư hũu như vầy: Hồi học “ tiến sĩ cuốc đất “ nơi thung lũng Tân Lập, dưới chân rặng Trường Sơn, một bửa vô ý lấy nhằm cây cuốc “của” bạn. Anh nầy chạy hớt hơ, hớt hãi khắp cánh đồng để tìm cây cuốc “ của” anh. Anh gặp tôi đòi lại cây cuốc và cự: Không chịu o bế cây cuốc cho tốt mà xài, lại đi lấy cuốc của người ta. Tôi cười cợt đáp: Cuốc là cuốc của trại cải tạo, là của nhà nước chớ nào phải là cuốc của anh. Dường như anh chợt nhớ lại thân phận nên có vẻ bẽn lẽn, ngoe nguẩy bỏ đi.
Vậy đó, ở tù mà còn không bỏ được ý muốn “tư hữu” chớ đừng nói chi trong đời sống ở ngoài xã hội.
Đó lả cái sai lầm căn bãn của Mác xít về phương diện triết học ngay từ nơi xuất phát điểm
Về vấn đề kinh tế
Năm 1959 vào Học viện Quốc gia Hành chánh Saigon, thầy dạy “ Hệ thống Kinh tế “ là giáo sư Thạc sĩ Kinh tế học Nguyễn Cao Hách. Thầy vốn nghiêm nghị nhưng khi đọc câu mở đầu “ Tư Bổn “, miệng trề trề ra vẻ chê bai, nói: Karl Marx mở đầu luận về tư bản bằng câu đạo đức: “ Tiền bạc là tên đầy tớ tốt và là ông chủ xấu “ ( L'argent est un bon serviteur et un mauvais mai^tre ) để luận rằng lao động “ di thất “ ( tha hóa ) vì tư bản và tư bản di thất vì tiền bạc. Di là đi, thất là mất ( Aliéné ). Lao động bán mình cho tư bản mà vong thân. Tư bản chạy theo tiền bạc mà mất mạng! Vì tiền bạc là ông chủ xấu như vậy nên thôi từ nay bãi bỏ tiền bạc, chỉ trao đổi bằng hiện vật. Kẹt cái là không có gì làm tiêu chuẩn. Ví dụ thợ làm đá mỗi ngày đập được một đóng đá trong khi nhà điêu khắc cả năm mới tạc được một bức tượng nghệ thuật. Vậy bao nhiêu đóng đá thì bằng giá trị một pho tượng? Vì không ai tính được giá trị giao hoán nên “ đảng “ phải tính dùm. Khi nào đảng muốn binh vực lao động tay chân thì tính đổ đồng một ngày công đập đá bằng một ngày công tạc tượng. Trái lại, khi đảng cao hứng nổi tính nghệ sĩ thì qui định một công tạc tượng bằng một trăm công lao động đập đá!
Tóm lại là trong hệ thống kinh tế xã nghĩa mọi thứ sản xuất đều do nhà nước quản lý và công xá cũng do nhà nước tùy ý định đoạt luôn. Cho nên không ai phát huy sáng kiến mần chi.
Hậu quả là xã nghĩa ta với hơn 9,000 giáo sư mà từ năm 2006 đến 2010 chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ và năm 2011 là con số không ( Theo Vietnam.net ). Cho nên hiện tại, theo kinh tế gia Singapore, kinh tế xã nghĩa ta đang chết đứng.
Nó chết đứng vì chủ trương kinh tế thị trường theo định hướng “xả hơi” chủ nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh ăn hại làm chủ đạo.
Và tệ hơn nữa, cái nhà ông Hòa hợp, hòa giải Nguyễn Gia Kiểng, Tập hợp Dân chủ đa nguyên gần đây còn hô hoán: Đảng csvn “đã chết lâm sàn!”
Và cũng nói luôn ở đây cho nick Hùng biết rằng Liên bang xô viết Nga trước đây sụp đổ cũng vì kiệt quệ kinh tế: 10 năm liền Tỉ lệ tăng trưởng Tổng sản lượng Quốc gia là con số không.
Đó là cái sai lầm thứ hai của cái gọi là chủ nghĩa cọng sản hiện thực làm Đất nước tàn mạt
Về thể chế chánh trị
Giáo sư Vương Văn Bắc là vị giáo sư trẻ của HVQGHC thời ấy. Thầy giảng ngắn, gọn, nhưng lý luận sắc bén như chém đinh chặt sắt. Nói về “ Chuyên chính vô sản “ đại ý như vầy: Khởi phát là câu thiệu Mác xít “ Hạ tấng cơ sở kinh tế” quyết định “ Thượng từng kiến trúc tư tưởng chánh trị.”
Nói cách khác, dưới nền hình thái kinh tế nào thì có thể chế chánh trị nấy: Kinh tế thị trường tự do nhiều thành phần thì thể chế chánh trị tự do, đa nguyên, đa đảng.
Kinh tế độc quyền quốc doanh thì chế độ chánh trị độc quyền đảng trị.
Lénine minh giải rõ ràng: Khi công nghiệp phát triển, lực lượng sản xuất xã hội chủ yếu là giai cấp nhân. Giai cấp ấy phải nắm lấy chánh quyền và thực hiện chuyên chính vô sản, nghĩa là cai trị theo ý chí chuyên đoán của giai cấp công nhân, bất chấp mọi sự phản kháng của các giai cấp khác, trước hết là bọn trí thức tiểu tư sản.
Cho nên sự thể ngày nay, hậu duệ của giặc đỏ họ hồ ứng dụng triệt dể cái “ chủ nghĩa cọng sản hiện thực “ ấy ngay trên “ thượng từng kiến trúc hiến pháp “ với điều 4 dành độc quyền “ lãnh đạo nhà nước và xã hội ” cho đảng cọng sản, không một ai khác được kiến nghị xin – cho gì hết trơn.
Đó là cái sai lầm cuối cùng của chuyên chính cọng sản hiện thực tàn hại Đất Nước, nô lệ hóa Dân Tộc, hủy hoại truyền thống tổ tiên, đẩy Đất nước vào tay tàu khựa.
Tuổi trẻ Miền nam được dạy dỗ cận thận, biết rõ họa hoạn cọng sản là như vậy cho nên mới không tiếc máu xương, liều thân chiến đấu mới giữ được tự do no ấm cho non 18 triệu đồng bào Miền Nam trong 21 năm.
( Trích ) Với hơn ba triệu đảng viên,và hàng chục triệu những người có mối liên hệ mật thiết với họ thì cách viết của các anh chỉ làm cho họ dễ nhận ra chân tướng của kẻ sẽ không bao giờ hợp tác được, của kẻ nợ máu thì mục đích của các anh chỉ hoài công tốn sức. ( ngưng trích )
Câu viết nầy thiệt là ngô nghê: Người Quốc gia chống cọng đang huy động mọi nỗ lực nhằm giải trừ tà quyền cọng sản thì làm thế quái nào mà đặt vấn đề “ hợp tác “ với đảng viên cọng sản cho đặng?!
Đôi dòng tản mạn cũng là để nhắn gởi cho những người đảng viên cs hiện nay đã về hưu hoặc ra rìa toan tá lực những người Quốc gia chống cọng để tính chuyện “ đi hàng hai “ biết rằng chúng tôi đi guốc trong bụng các ông, bởi vì đối với chúng tôi: Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.

                                                         Nguyễn Nhơn
                                Để thúc giục công cuộc Tranh đấu
                      Xóa bỏ chế độ toàn tri phản nước, hại dân việt cọng
                                                 23/5/2019
Phụ đính

SOCIALISM FAILED - 8 LÝ DO VÌ SAO KINH TẾ CNXH THẤT BẠI
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Giới thiệu: Bài viết này giải thích ngắn gọn và dễ hiểu vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) lại thất bại trong việc đạt tới mục đích tối cao của nó. Không phải vì CNXH xấu, hoặc những con người tin vào nó thiếu tâm trí hoặc tinh thần. Cũng không phải vì điều kiện tài nguyên hay vì chất xám con người. CNXH thất bại, hoặc có thể nói là CNXH không thể nào hoạt động được và bất khả thi, đơn giản vì nó thiếu vắng và kìm nén những động cơ kinh tế và động lực để con người phát triển.
Bài viết được dựa theo cuốn sách tên 'Socialism' (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế CNXH hay nhất cho đến nay.
Lưu ý: Nếu các đọc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute.
Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:
1. Không cho phép quyền sở hữu cá nhân.
2. Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc.
3. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
4. Thiếu vắng giá cả.
5. Không có động lực cá nhân, lòng tham.
6. Thiếu vắng Lời và Lỗ.
7. Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt.
8. Dùng tiền của người khác cho người khác
LÝ DO SỐ 1: Không cho phép quyền sở hữu cá nhân - Trong nền kinh tế CNXH, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?
Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển?
LÝ DO SỐ 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc - Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?
LÝ DO SỐ 3: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu - CNXH dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.
Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau.
Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ.
Mượn câu nói của Milton Friedman: "Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai."
LÝ DO SỐ 4: Thiếu vắng giá cả - Một trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.
Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra 1 món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng.
CNXH thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế CNXH thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người?
CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được.
Để ví dụ. 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND? Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của 'Kinh tế mới' năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình.
LÝ DO SỐ 5: Không có động lực cá nhân, lòng tham - Trong nền kinh tế CNXH, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?
Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người 1 xào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu 1 người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn?
Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình? Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển.
Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH.
LÝ DO SỐ 6: Thiếu vắng Lời và Lỗ - Trong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia. Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào 1 việc không tạo ra giá trị.
Nền kinh tế XHCN thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được?
LÝ DO SỐ 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.
Nhưng trong nền kinh tế CNXH, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng.
Tư duy này được FA Hayek gọi là sự 'lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức'. Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý.
Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết.
LÝ DO SỐ 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ) - Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm.
Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.
Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm.
Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.
KẾT LUẬN - CNXH thất bại không phải vì con người thực hiện sai, mà là nó đã sai trong chính lý thuyết của nó. Sẽ không ai muốn làm để người khác hưởng, sẽ không ai muốn phấn đấu nếu học không được sở hữu và làm giàu, và sẽ không có một đất nước nào có thể phát triển với sự hoạch định tập trung. Đó là tại sao CNXH là sự ảo tưởng.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn