Biển Đông dậy sóng, vc Dê Tế Thần OBOR chệt? - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 18 Tháng Năm 201910:00 CH(Xem: 4630)
Biển Đông dậy sóng, vc Dê Tế Thần OBOR chệt? - Nguyễn Nhơn

477qBiển Đông dậy sóng, vc Dê Tế Thần OBOR chệt?

Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ muốn dùng sức mạnh để đánh chiếm Đài Loan, và nếu cần, đánh bật Mỹ và các đồng minh đến cứu viện. Bên cạnh đó, Quân Đội Trung Quốc đang ráo riết rèn luyện để trở thành một đạo quân có “đẳng cấp thế giới”, tức là ngang hàng với Quân Đội Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc rất cần kinh nghiệm thực chiến. Việt Nam, nước sau cùng đánh bại Trung Quốc vào năm 1979, đã trở thành nước mà Bắc Kinh nhòm ngó trong tư cách là đối thủ thực thụ trên chiến trường.

Trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 14/05/2019, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng kỳ cựu tại trung tâm Mỹ Rand Corporation, nguyên là cố vấn cho trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Châu Á - Thái Bình Dương, đã giả định rằng: “Đến một lúc nào đó, Quân Đội Trung Quốc sẽ cần phải kiểm tra (trên chiến trường) năng lực mới của họ - và Việt Nam hoàn toàn có thể bị coi là đối thủ được ưa thích”.

… Theo ông Grossman, có ít nhất ba lý do khiến cho Việt Nam biến thành điểm nhắm của ý đồ nói trên của Quân Đội Trung Quốc.

Lý do thứ nhất : Chiến trường Việt Nam và Biển Đông thuận lợi cho không và hải quân

Lý do đầu tiên là Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong lĩnh vực không quân và hải quân.

… Ngược lại, các yêu sách chủ quyền chồng chéo của Trung Quốc với Việt Nam ở Biển Đông và sự xích mích liên tục giữa hai bên đã cung cấp cho Quân Đội Trung Quốc một kịch bản có sẵn để tiến hành các hoạt động chiếm giữ và phòng thủ hải đảo, cùng với các chiến dịch có phối hợp trên biển chống lại một đối thủ khu vực.

Lý do thứ hai : Tránh được việc lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến

Lý do thứ hai, theo chuyên gia Grossman, là Quân Đội Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ thích lao vào một cuộc chiến không có khả năng lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc.

Do việc Quân Đội Trung Quốc vẫn chưa trở thành đạo quân đẳng cấp thế giới, nên rất hợp lý khi cho rằng Trung Quốc ngay lúc này, chưa sẵn sàng xử lý một kịch bản có Mỹ (cho dù dĩ nhiên họ sẽ chiến đấu, nếu bị bắt buộc). Đi

ều đó có nghĩa là nếu chiến đấu với các nước có hiệp ước an ninh với Mỹ như Úc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, có rất nhiều nguy cơ là Trung Quốc phải chạm trán Mỹ, điều mà Bắc Kinh không mong muốn.

… Không giống như các đồng minh của Mỹ trong lãnh vực an ninh, cũng như trường hợp đặc biệt của Đài Loan, Việt Nam sẽ không được Washington hỗ trợ về quân sự.

Dù sao thì chính sách quốc phòng “ba không” của Việt Nam nghiêm cấm các liên minh về an ninh, quân sự, khiến Hà Nội khó có thể tìm cách ngăn chặn Trung Quốc thông qua một tuyên bố chính thức với Washington. Do đó, Bắc Kinh có lẽ đã cảm thấy tương đối yên tâm, vì sự can thiệp của Hoa Kỳ ít có khả năng xảy ra trong trường hợp của Việt Nam.

Lý do thứ ba : Việt Nam có thể bị đánh thắng dễ dàng

Lý do thứ ba và cuối cùng theo chuyên gia Mỹ, là Quân Đội Trung Quốc có lẽ sẽ thích một cuộc chiến tranh mà họ có thể chiến thắng.

… Ngoài ra, trong lĩnh vực quan trọng là học thuyết quân sự, Việt Nam chưa bao giờ thực sư chiến đấu trong các lĩnh vực không quân và hải quân (mặc dù cũng phải thừa nhận là Quân Đội Trung Quốc cũng vậy). Điểm đó làm dấy lên hoài nghi lớn về khả năng Hà Nội có thể tiến hành chiến dịch hợp đồng binh chủng từ đầu. Thay vào đó, Việt Nam có thể sẽ tập trung hơn vào việc chống lại các lực lượng dân quân và cảnh sát biển Trung Quốc trong những cái gọi là “vùng xám”, vì đây là kịch bản khả thi nhất trong tương lai.

Dù sao thì việc Việt Nam chỉ là một cường quốc bậc trung, nên dễ bị đánh bại, có thể giúp Tập Cận Bình cải thiện năng lực của Quân Đội Trung Quốc.

( Trọng Nghĩa RFI - Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh” )

 

Tuần báo Pháp Le Point, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung cộng (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của nước này. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tàu, mệnh danh là kế hoạch OBOR, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ). Đại lộ: con “đường lụa” (route de la soie), chạy từ Tàu, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai: con đường hàng hải từ Biển Đông qua Ấn Độ Dương, dẫn tới các hải cảng Á và Phi Châu.

Kế hoạch Obor sẽ củng cố thế lực chính trị, quân sự và kinh tế của Trung cộng.

Biển Đông kiểm soát 1/3 giao thương thế giới, cũng là nguồn tài nguyên vô giá về dầu lửa, dầu khí, hải sản. Con đường lụa bảo đảm việc chuyên chở hàng hóa tới các thị trường Á, Âu và Phi Châu.

Chỉ riêng việc thực hiện con đường lụa (xẻ núi, đốn rừng, làm đường và hệ thống xe lửa), Tập Cận Bình đã quyết định dành một ngân khoản 124 tỷ dollars, kể cả ngân khoản để mua chuộc chính quyền địa phương. Một phần lãnh thổ Lào đã bị chính quyền thối nát Vientiane, trong tay đảng duy nhất, đảng CS nổi tiếng tham nhũng Pathet Lao, bán cho Tàu

..... Để kết luận, Pillsbury tỏ ra bi quan. Ông nói muốn đương đầu với Tàu, Hoa kỳ thay đổi hoàn toàn chính sách, coi Tàu là một nước cạnh tranh, không phải là một quốc gia phải giúp đỡ. Phải kiếm ra những lãnh vực có thể làm áp lực. Khuyến khích các quốc gia trong vùng liên kết thành một khối để Bắc Kinh bớt hung hăng. Bảo vệ những người chống chế độ, ủng hộ những người muốn cải cách. “Hoa kỳ mới bắt đầu thức dậy. Hy vọng chưa quá trễ.”

Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam. Nhìn những gì xảy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế. Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tàu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam.

(Từ Thức (Danlambao) - OBOR, kế hoạch bành trướng của Trung cộng)

 

Không cần phải là chuyên gia quốc tế, chỉ cần là người Việt Nam có ý thức thì lúc nào cũng hiểu mối “ hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. “

Đó là nói nhẹ nhàng theo kiểu truyền thống.

Còn như ngày nay, vì sự ngu hèn từ già hồ bác cụ tới bọn hậu duệ gian tham hiện nay, tàu cọng vừa tranh đoạt xâm chiếm đất liền – biển đảo vừa xâm thực gậm nhấm bằng di dân lập làng trá hình bằng các khu cư trú công nhân và các làng tàu ( china towns ) khắp nơi trên đất Việt.

Ngày nay, về phương diện quân sự, tàu cọng chiếm cứ các vị trí ciến lược quốc gia từ “ nóc nhà Tây nguyên “ ( các điểm khai thác bauxite ) tới các cao điểm chiến lược trên biên giới ( Cac khu khai thác rừng đầu nguồn ) cho đến các vị trí trọng yếu như yết hầu Vũng Áng ( Khu Formosa ), khu lang chệt trên bãi biển Đà Nẳng, khu Đông Đô Đại phố Bình Dương và các làng chệt rải rác khắp nơi trên Đất nước.

Ngoài biển Đông, hai căn cứ Hải – Không Hoàng Sa – Gạc Ma uy hiếp cạnh sườn các khu vực duyên hải.

Bất cứ lúc nào tàu cọng cũng có thể đánh úp nước việt cọng nhanh chóng chớ không phải chỉ có Biển Đông.

 

Nói rằng chệt cọng chỉ gây chiến tranh trên Biển Đông để “ thao dượt không – hải lực “ thì khí quá và đơn giản.

 

Nếu có chiến tranh tàu cọng – việt cọng trên Biển Đông thì có thể là do tàu cọng nhằm 3 mục tiêu:

  1. Gây chiến trên Biển Đông với việt cọng yếu nhớt, tạo chiến thắng để thổi phòng, đánh lạc hướng những mâu thuẩn, tranh chấp nội bộ cũng như tình trạng suy thoái kinh tế gây bất ổn trong dân chúng.
  2. Đánh úp, thanh toán lực lương việt cọng trấn đóng, thâu tóm Trường Sa về một mối.
  3. Trắc nghiệm khả năng của Không – Hải lực của quân đội bằng chiến tranh thực tế

Huống chi sách mao có chữ: Tứ khoái – Nhất mãn ( Bốn mau – Một chậm )

Trên Biển Đông, tàu cọng đã thực hiện xong “ Nhất mãn “ ( Một chậm ):

Điều nghiên – Chuẩn bị thế trận “ thật kỷ.“

 

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể là Biển Đông,

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

– Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ xanh các đảo và đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m cho các phi cơ trực thăng.

– Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m cho các phản lực cơ chiến đấu tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/9/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến – giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có một vị thế chiến lược quan trọng. Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Mabini Reef), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu. Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly. Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn m², trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 m².

CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Trung Quốc cũng đang bồi đắp 3 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).

 

Hiện nay, Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và Gạc Ma, Trường Sa là hai căn cứ Hải – Không hiện đại có trang bị hỏa tiển tầm trung của chệt cọng.

 

Trong khi tàu cọng chuẩn bị thế trận quy mô như vậy thì việt cọng vẫn ngây ngô theo “ chiến lược 3 không?!”, nhũn nhặn tiên bố:

Việt Nam không có ý định quân sự hóa Biển Đông như Trung Quốc “

Việt Nam đã âm thầm nâng cấp việc xây dựng các cơ sở vật chất ở quần đảo Trường Sa nhưng không có ý định quân sự hóa trên vùng Biển Đông như Trung Quốc, theo một khảo sát của Trung tâm nghiên Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, Mỹ.

Khảo sát của AMTI còn cho biết rằng “Việt Nam không có ý định quân sự hóa các thực thể với quy mô lớn như của Trung Quốc.” AMTI cũng nói rằng “không có dấu hiệu nào cho thấy các cơ sở được xây dựng để chứa các máy bay tấn công.” Thay vào đó, những nâng cấp của Hà Nội dường như hướng đến việc mở rộng khả năng theo dõi và tuần tra của họ trên vùng biển có tranh chấp và cải thiện các điều kiện cũng như đảm bảo rằng họ có thể tái cung ứng bằng đường không khi cần thiết.”

 

Thế trận chênh lệch như vậy cho nên tác giả Derek Grossman có lý khi cho rằng:

Việt Nam có thể bị đánh thắng dễ dàng. “

Và tình trạng bi đát đến mức lực lượng vc trú đóng trên đảo chính Trường Sa hiển nhiên trở thành “ con tin “ trong tay lực lượng chệt cọng ở căn cứ Hải – Không chệt Gạc Ma kề bên!

Bằng cớ là một đọc giả bình thường đọc xong bài viết Việt Nam không có ý định quân sự hóa Biển Đông như Trung Quốc “ đã ghi lời bình:

Hai Truong

Trong năm 2018, tên tướng cướp đầu sỏ của Trung cộng đã qua Việt Nam và hù dọa sẽ tấn cộng để xâm chiếm các đảo của Việt Nam ở Trường Sa nếu PetroVietnam không hủy bỏ khế ước với công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha để cùng khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ. Việt Nam phải bồi thường cho Repsol trên 400 triệu đô la.
Trung cộng sẽ tiếp tục dùng thủ đọan này trong tương lai để ép buộc Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí nằm trong lãnh hải của đường lưỡi bò ở Biển Đông.

 

Để cho tiện việc, xin mượn trích đoạn của báo Le Point thay lời kết:

 

Tuần báo Pháp Le Point, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung cộng (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của nước này. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tàu, mệnh danh là kế hoạch OBOR, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ)

 

…  Để kết luận, Pillsbury tỏ ra bi quan. Ông nói muốn đương đầu với Tàu, Hoa kỳ thay đổi hoàn toàn chính sách, coi Tàu là một nước cạnh tranh, không phải là một quốc gia phải giúp đỡ. Phải kiếm ra những lãnh vực có thể làm áp lực. Khuyến khích các quốc gia trong vùng liên kết thành một khối để Bắc Kinh bớt hung hăng. Bảo vệ những người chống chế độ, ủng hộ những người muốn cải cách. “Hoa kỳ mới bắt đầu thức dậy. Hy vọng chưa quá trễ.”

Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam

Nhìn những gì xảy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế.

Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tàu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam.

 

Vì vậy mà Người Việt Quốc gia, Quân cán chính VNCH có lý khi hô hào chủ trương:

MUỐN CHỐNG TÀU XÂM LĂNG, TRƯỚC TIÊN DIỆT NỘI GIAN việt cọng

 

                                                            Nguyễn Nhơn

                                  Để cổ võ  Mùa Hè Đỏ Lửa Đấu tranh

                                                  18/5/2019

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 19 Tháng Năm 20194:45 CH
Khách
Dai loan da chinh thuc duoc My bao ho va luoi dao thoc sau vao co hong cua tau cong.Neu danh chiem Dai loan,tau cong chua du suc nhat la ba T.T dia loan da ham he dap TAM HIEP.Vay,Dai loan chi la cai DIEN cua cuoc chien sap toi.Cai DIEM cuoc chien la Vietnam.Khong noi den nhung ban van ban nuoc ma bon bac bo phu da ky ket.chi rieng nhung nguoi tau,cac co so tau nam san trong long nuoc Viet cung da day day.Dung trong mong gi bon dang cong san ba dinh,rat mot bon ban nuoc.hay trong mong vao toan dan VIET,long dan Viet va con bo doi cs thi sao ? cho den gio phut nay, bo doi cs van im lang va van cho doi cac lenh lac tu ba dinh.CHI CON DAN va LONG DAN ma thoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn