Biếm: Căn nhà bốn tầng

Chủ Nhật, 12 Tháng Năm 20194:00 SA(Xem: 4969)
Biếm: Căn nhà bốn tầng

Thạch Đạt Lang

Donald Trump gặp Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội. Nguồn: Jim Watson/ AFP

Trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Củ Sâm hồi tháng hai năm 2019, có một câu chuyện được giữ bí mật cho đến hôm nay. Đó là chuyện ngài Đỗ Năm Trăm và tùy tùng viếng thăm tòa “biu đinh” 4 tầng – được xây dựng đối diện với lăng Hồ Chí Minh – nơi trưng bày những thành quả “tuyệt vời” của đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Cuộc thăm viếng tòa “biu đinh” của Đỗ Năm Trăm và phái đoàn do thủ tướng Phất (gòn gọi là Phất đầu tàu) hướng dẫn đến nơi, sau khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm được chiêu đãi một bữa ăn thịnh soạn.

Bước vào tòa nhà, khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm còn đang trầm trồ khen ngợi về sự phong phú, “đẫm chất” văn hóa của tầng thứ nhất, nơi trưng bày như một nhà trẻ với các bàn học, ghế ngồi nhỏ nhắn, xinh đẹp đủ màu sắc, tràn ngập những đồ chơi, sách báo thiếu nhi với những hình ảnh của Lê Văn Tám, Kim Đồng… được vẽ lại theo trí nhớ của “sử ra” Trần Huy Liệu, Trăm chợt lên tiếng:

– Xin thủ tướng chỉ dùm cái toilet được không ạ? Tôi… tôi muốn đi toilet!

Thủ tướng Phất ngạc nhiên, quay sang hỏi nhỏ người thông dịch đi bên cạnh:

– Toilet là cái cờ lờ mờ vờ gì?

Thông dịch viên nói nhỏ vào tai Phất:

– Là cái nhà cầu! Ngài tổng thống muốn đi tiêu, tiểu gì đó!

Thủ Tướng Phất lắc lắc cái đầu thường bị lệch nghiêng một bên:

– Tầng này không có toa-lét! Nô toa-lét hia!

Đỗ Năm Trăm lộ vẻ ngạc nhiên hỏi tiếp:

– Xin thủ tướng cho biết, tầng này dành cho ai, giai cấp nào mà không có toilet?

Thông dịch viên nói lại. Phất trả lời:

– Tầng này dành cho trẻ em, thiếu nhi VN, con cháu các lãnh đạo, giai cấp sẽ lãnh đạo đất nước mai sau. Dưới sự giáo dục ưu việt, tốt đẹp của chúng tôi, con cháu lãnh đạo thường tiêu, tiểu bậy bạ, ị đái ra đến đâu, chúng tôi hốt, dẹp đến đó nên không xây toa-lét làm gì cho tốn kém. Chúng tôi dành tiền đó để xây dựng đất nước, làm chuyện khác.

Trăm gật gật cái đầu, có vẻ đồng tình, cười nhìn Phất, tay phải nắm lại, giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất. Đoàn đi một vòng tầng thứ nhất rồi lên tầng thứ hai. Ở tầng này, đoàn thăm viếng trông thấy những tranh ảnh, những sa bàn, mẫu mã các máy móc, dụng cụ, thiết bị, công trình lạ mắt chưa từng có ai được nhìn thấy bao giờ.

Mọi người còn đang tò mò ngắm nghía, bàn tán, chỉ trỏ những vật trưng bày, Đỗ Năm Trăm lại lên tiếng:

– Xin ngài thủ tướng chỉ dùm cái toilet! Tôi đau bụng quá!

Lần này chỉ nghe 2 chữ toilet, dù dốt đặc cán mai, Phất đã hiểu ngay, nên lắc đầu trả lời:

– Nô toa-lét hia!

Nghe câu trả lời của Phất, Trăm ôm bụng, mặt nhăn nhó nhưng cũng ráng hỏi thêm:

– Tầng này dành cho giai cấp nào trong xã hội VN?

Phất cười trả lời:

– Tầng này dành cho giai cấp công nhân, giai cấp nòng cốt, tiên tiến nhất của chế độ XHCN, đây là giai cấp làm việc, chịu gian khổ, hy sinh nhiều nhất nhưng lương bổng, thu nhập ít nhất. Do đó họ ăn uống rất ít, ăn uống ít, làm việc nhiều, tiêu tiểu toàn ra hơi và khói. Vậy xây toa-lét làm gì cho tốn kém?

Nghe thông dịch viên nói lại, Trăm cười ha hả, quên cả đau bụng. Vẻ mặt hài lòng, giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy. Đoàn đi tiếp lên tầng thứ ba.

Vừa bước qua cửa, họ Đỗ dáo dác nhìn quanh, ra vẻ tìm kiếm gì đó trong lúc cả đoàn đi theo quan sát, ngắm nhìn mấy trăm tờ báo sặc sỡ, từ Tuổi Không Già, (Nam) Thanh Niên, Người (mất) Lao Động đến (Vô) Pháp Luật, Phụ Nữ (về đêm), An Ninh Thủ Dâm… đếm không xuể. Hiểu ý Đỗ Năm Trăm, Phúc nói:

– Xin ngài tổng thống thông cảm, tầng này chúng tôi cũng không có toa-lét! Đây là tầng…

Không để thông dịch viên nói hết câu, Trăm cắt ngang:

– Tầng này dành cho giai cấp phóng viên, ký giả báo chí, truyền thông… phải không? Bọn này là bọn chuyên đưa tin giả, kẻ thù của nhân dân, truyền thông thổ tả, bọn Dâm Chủ… không cần xây toilet cho bọn chúng…

Phất gật đầu đồng tình:

– Đúng thế! Tuy nhiên ở VN, chúng tôi đã kiểm soát, sai khiến được bọn này! Chúng tôi tạo cơ hội cho chúng nó kiếm ăn, làm tiền các doanh nghiệp,… cho chúng đấu đá, ỉa đái vào mồm nhau là xong, do đó không cần xây toa-lét.

Loay hoay chỉ trỏ, bàn tán chừng ít phút, cả đoàn kéo nhau lên tầng cuối cùng. Vừa bước vào trong, mọi người kêu lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú, khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.

Từ thảm trải nền nhà, sa lông, bàn ghế, tranh ảnh trang trí trên tường đến màn cửa, đèn trần sáng chói, các đồ dùng như ly tách, chén đĩa bằng pha lê, sứ được bày biện trong các tủ kính đều là thứ đắt tiền, xa hoa… người dân ít có.

Trăm nghĩ, với sự sang trọng, tiện nghi… tầng này chắc chắn phải có toilet nên nói luôn:

– Thủ tướng làm ơn chỉ tôi toilet ở đâu? Tôi đau bụng chịu hết nổi rồi!

Phất nghiêng đầu, nhún vai, 2 tay xòe ra như phân bua:

Thưa tổng thống! Xin ngài đừng phiền! Tầng này cũng không có toa-lét.

Trăm nhăn mặt, ôm bụng rên rỉ:

– Tầng này dành cho giai cấp nào? Sang trọng, đẹp đẽ như thế tại sao cũng không có toilet?

Phất cười hãnh diện:

– Thưa ngài tổng thống! Tầng này dành cho giai cấp lãnh đạo đảng và chế độ CSVN, các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Bí thư Tỉnh ủy, Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, HĐND, cán bộ công an… các cái.

Đỗ Năm Trăm vừa ôm bụng, vừa rên nhưng cũng phều phào:

– Tại sao? Tại sao dành cho những người quyền lực như thế lại không có toilet?

Phất cười to, cái đầu bị nghiêng càng nghiêng hơn:

– Giai cấp lãnh đạo của đảng và chế độ CSVN chúng tôi là giai cấp ăn trên, ngồi trước, sống sung sướng, xa hoa, hoang phí bằng tham nhũng, hối lộ… nhưng dân đen có dám phản đối đâu? Chúng tôi có ị đái lên đầu dân thì chúng nó cũng chịu thôi, chẳng đứa nào dám phản kháng, có hành động chống đối… vì thế xây toa-lét làm gì cho tốn kém?

Đỗ Năm Trăm nghe xong cười ha hả, hết cả đau bụng, vỗ vai Phất:

– Thủ Tướng nói đúng! Có lẽ tôi cũng phải học theo ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn