Có Hy vọng nào cho Cải cách Thể chế ở Đại hội ' đảng ' 13? - Nguyễn Nhơn

Thứ Sáu, 26 Tháng Tư 201910:00 CH(Xem: 4356)
Có Hy vọng nào cho Cải cách Thể chế ở Đại hội ' đảng ' 13? - Nguyễn Nhơn

HoiDongChuot
Có Hy vọng nào cho Cải cách Thể chế ở Đại hội ' đảng ' 13?

 

RFA: Trong thời gian gần đây, với những kêu gọi Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa trong cải cách thể chế để tiến bộ và phát triển nhanh hơn và tại Đại hội Đảng CSVN XIII cho dù ông Trọng hay những nhân vật khác nắm giữ chức vụ cao nhất là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước thì có hy vọng nào cho Việt Nam sẽ thay đổi với tam quyền phân lập được rõ ràng hơn kể từ sau Đại hội Đảng năm 2021?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Thực ra hy vọng để Việt Nam cải cách thể chế, trong đó có cải cách thể chế theo yêu cầu của phương Tây đang xuất hiện trong năm 2019 này, phụ thuộc vào các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đang đuổi.

Một là Hiệp định Đối tác Tòan diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà đã ký kết và đang triển khai vào đầu năm 2019. Đây là hiệp định đặt nặng về quyền lợi của người lao động và công đoàn độc lập mà Việt Nam phải bảo đảm.

Hiệp định thứ hai là Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) và nếu như Việt Nam chịu cam kết cải thiện một số điều kiện nhân quyền theo gói yêu cầu cải thiện nhân quyền mà Nghị viện Châu Âu đã ban hành vào tháng 11/2018 thì có nhiều khả năng Hiệp định khung về EVFTA sẽ được Nghị viện mới của Châu Âu chấp thuận cho kết và phê chuẩn trong mùa hè này. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh dù cho ký kết Hiệp định khung EVFTA thì cũng chỉ là hiệp định khung về pháp lý thôi. Còn sau đó, hiệp định được coi là có lợi ích thương mại trực tiếp đối với Việt Nam là Hiệp định Bảo hộ Đấu tư Thương mại Châu Âu-Việt Nam (EVIBA) mới là quan trọng nhất. Cả hai Hiệp định EVFTA và EVIBA đều đề cập tới những vấn đề cải thiện nhân quyền mật thiết tới Việt Nam như là việc ký 3 Công ước Quốc tế còn lại về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế, việc Việt Nam phải ban hành Luật về Hội một cách thực chất và bảo đảm việc thừa nhận, công nhận môi trường cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam hoạt động, việc Việt Nam phải ban hành Luật Biểu tình và đồng thời phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cũng như phải tôn trọng tự do báo chí và tôn trọng chính sách tham vấn các tổ chức xã hội dân sự cho các chính sách phát triển EVFTA…Nếu như Việt Nam cải thiện vấn đề này thì có hy vọng sẽ có một không gian mở hơn cho dân chủ ở Việt Nam.

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020
-TS. Phạm Chí Dũng

Và nếu như trong thời gian tới mà ông Nguyễn Phú Trọng hồi phục sức khỏe hoặc cho dù ông Trọng không hồi phục sức khỏe nhưng vẫn nhận được lời mời của Tổng thống Donald Trump thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 đối với một quan chức khác được Nguyễn Phú Trọng cho đầy đủ thẩm quyền để có thể bàn bạc với ông Trump về thương mại và quân sự thì có thể không gian dân chủ ở Việt Nam sẽ còn được mở rộng hơn nữa. Tại vì những yêu cầu của ông Trump không nhấn mạnh về vấn đề nhân quyền nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề kinh tế thị trường, mà theo đúng nghĩa đen của kinh tế thị trường là một trong những yếu tố hiện nay, những nhu cầu cao nhất mà Việt Nam đang theo đuổi do có kinh tế thị trường thì Việt Nam tiếp cận được những nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn từ các tổ chức tài chính tín dụng có tiếng của quốc tế như Quỹ IMF, Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu và một số tổ chức tín dụng tài trợ khác.

Tôi nghĩ rằng đây là một năm có thể thay đổi ở Việt Nam về vấn đề dân chủ và thậm chí đặt ra những tiền đề về cải cách thể chế. Và kịch bản đến năm 2020 và năm 2021sẽ tùy thuộc phần lớn vào sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu trường hợp ông Trọng hồi phục được sức khỏe thì ông sẽ tiếp tục “ngồi” đến cuối năm 2020 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN XIII. Lúc đó tôi cho là độ mở của dân chủ và vấn đề cải cách thể chế tương đối hạn hẹp, không lớn lắm so với một não trạng bảo thủ như của ông Trong. Nhưng trong trường hợp ông Trong không đủ duy trì sức khỏe để “ngồi” tiếp và phải chuyển giao quyền lực cho những nhân vật khác thì tôi tin rằng các nhân vật còn lại trong Bộ Chính trị hiện nay đều mang khuynh hướng rất thực dụng và cũng dễ tránh xa những cạm bẫy của Trung Quốc.

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020.

( Chuyển giao quyền lực ở Việt Nam trước vấn đề sức khỏe của ông Trọng hiện nay )

Hòa Ái, RFA
2019-04-23

 

Cứ mỗi lần “ hội đại đảng “ tới, lại rộ lên vấn đề “ đổi mới “ từ kinh tế tới “ cơ chế. “

Như hồi hội đại 11, các nhân sĩ “ Nhóm trí thức Đà Lạt “, Hà Sĩ Phu trình làng với Phó Đại sứ Mỹ Palmer mô hình “ Cải kách tiệm tiến “ kêu là “ con đường diễn biến hòa bình “ từ trên xuống, bom liền một lúc cả 3 trự trùm bự sang sâu – dũng xà mâu và trọng lú.

Nào là sang sâu nhất quyết trừ sâu.

Dũng xà mâu là đệ nhứt thủ tướng Đông Nam Á.

Nào là trọng lú có học vị tiến xĩ liên xô, “ biết ní nuận.”

Rốt cuộc cả 3 tên đều trúng tuyển Chủ tịt nước, thủ tướng và tổng bí tỉ mà hổng co cải xà lách, đổi mới gì hết trơn.

 

Nay  sắp tới hội đại thứ 13.

Coi bộ con số 13 đúng là xui xẻo:

Tổng bí tịt lú  ngáp ngáp: Hội đại 13 không người lái!

Điềm hổng hên là thái thượng cạo mủ cao su đứt anh theo chân hồ bác cụ.

Việc trọng đại “ Bàng giao thế hệ “ tạm thời để đó.

 

Nay theo chân Đài RFA bàn về “ cải kách cơ chế “ chút chơi.

Về vấn đề nầy TS. Phạm Chí Dũng dạo đầu mấy câu “ nói lối” mở đầu 6 câu vọng cổ:

 

Thực ra hy vọng để Việt Nam cải cách thể chế, trong đó có cải cách thể chế theo yêu cầu của phương Tây đang xuất hiện trong năm 2019 này, phụ thuộc vào các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đang đuổi.”

… Công ước Quốc tế còn lại về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế, việc Việt Nam phải ban hành Luật về Hội một cách thực chất và bảo đảm việc thừa nhận, công nhận môi trường cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam hoạt động, việc Việt Nam phải ban hành Luật Biểu tình và đồng thời phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cũng như phải tôn trọng tự do báo chí và tôn trọng chính sách tham vấn các tổ chức xã hội dân sự cho các chính sách phát triển EVFTA…Nếu như Việt Nam cải thiện vấn đề này thì có hy vọng sẽ có một không gian mở hơn cho dân chủ ở Việt Nam.”

 

Từ đó tiến sĩ nhà ta xuống xề kết thúc: 

 

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020. “

 

Trước sự lạc quan của TS. Dũng, gã nhá quê xứ Thủ nhận thấy không khá.

Tại sao?

Bởi dzì chừng nào còn cái gông 16 chữ vàng chệt cọng, cụ thể là:

 

Chừng nào cái “ Sáng kiến Hai hành lang – Một Vành Đai “ việt cọng mà còn bị cột chặc vào cái “ Sáng kiến Nhất Đới – Nhất Lộ “ (BRI ) chệt cọng ĐỐI ĐẦU với “ Chiến lược Ắn Độ – Thái Bình Dương “ Hoa Kỳ thì … các chức việt việt cọng không cục cựa được gì hết trơn.

 

Xin minh giải:

                                 Đòn bẫy nhân quyền với Việt cộng có linh không?

Trích:” Bà Vũ Minh Khánh lo ngại: Phải chăng vì Việt Nam đã ký được nhiều hiệp định quốc tế về kinh tế, như TPP, FTA... rồi, nên bây giờ chính quyền Việt Nam trở mặt, phá bỏ các cam kết, bắt giữ người hoạt động nhân quyền để trả đũa và để gửi lời cảnh báo tới tất cả giới hoạt động nhân quyền-dân chủ?

1/ FB Đoan Trang dẫn lời ông Ted Osius đáp:Tôi lại diễn giải vụ bắt bớ này theo một cách khác. Tôi cho là với việc bắt anh Đài và chị Hà, Bộ Công An Việt Nam muốn gửi một thông điệp rằng họ đang rất mạnh và họ không e ngại điều gì cả.” Dù vậy, ông cũng thừa nhận, không hiểu sao chính quyền Việt Nam “liều” như thế (take a great deal of risks). “Họ đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm. Họ đang liều cả với TPP, cả với tương lai kinh tế trước mắt.

Theo FB Đoan Trang tường thuật, bà Vũ Minh Khánh băn khoăn rằng nếu vậy, liệu có phải Mỹ và cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia phương Tây, đã hết các cơ chế để có thể gây áp lực với Việt Nam.

2 / Đại Sứ Ted Osius cười: “Không đâu. Mỹ vẫn còn rất nhiều đòn bẩy (leverage) để tạo sức ép. Tôi đang có trong tay bức thư của Dân Biểu Alan Lowenthal phản đối vụ bắt giữ Luật Sư Nguyễn Văn Đài; ông Alan Lowenthal là người sẽ tham gia cho ý kiến quyết định việc Mỹ có thể đồng ý để Việt Nam gia nhập TPP không. Ngoài TPP, Mỹ còn nhiều đòn bẩy khác nữa.

Tuy thế, đại sứ Hoa Kỳ cũng nêu rõ rằng ông cảm nhận được sự cứng rắn của phía Bộ Công An, và chắc chắn chính quyền Việt Nam sẽ không thả Luật Sư Nguyễn Văn Đài sớm

Kết thúc buổi gặp, ông Ted Osius khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm. Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. (We won't give up).”

( Báo Người Việt - Đại sứ Mỹ: Bắt LS Đài, Việt Nam 'đang chơi trò nguy hiểm' )

Nhớ hồi nẩm 1994, khi Clinton bất ngờ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với việt cọng, Ban Đại diện cộng đồng người Việt Bắc Cali gốm các bạn trẻ vừa mới chánh thức được bầu cử tổ chức cuộc biểu tình phản đối lịnh bãi bỏ cấm vận trước trụ sở Liên bang trên đường 1.

Buổi sáng trời hanh lạnh, vài ba chục quân cán chính và đồng bào tị nạn cọng sản dàn trận trước trụ sở Liên bang đồ sộ xem ra mong manh đáng thương. Sau gần 20 năm định cư trên đất Mỹ, cộng đồng người Việt mới chỉnh đốn được tổ chức, đụng phải mặt trận thiệt là gay go, không khác nào đội đá vá trời. Nhưng mà cũng cố gắng nói lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình.

Gã nhà quê lúc ấy đã 57 tuổi, buồn tình, xách cặp da vào đại học cộng đồng De Anza xin ghi danh học một khóa Bang giao Quốc tế xem chiện gì đã xãy ra.

Té ra là đã vài năm nay, Hoa Kỳ có cái sách lược đối phó với các nước cọng sản còn sót lại kêu là Engagement – Enlargement ( Kết giao – Mở rộng ). Nói khái quát nó gồm 3 bước đơn giản:

1- Bãi bỏ cấm vận: Giải trừ các đe dọa nhằm tạo không khí hòa hoãn.

2- Trao đổi dân sự: Khuyến khích doanh nhân qua lại thăm dò công việc làm ăn. Lập chương trình trao đổi sinh viên - học sinh để hai bên tập làm quen.

3- Thiết lập bang giao: Dùng các hiệp ước giao thương có lợi cho nước đối tác để “ khuyến khích thay đổi dân chủ ( Using beneficiary agreements as “ leverage “ to encourage “ democratic transformations “ )

Anh sinh viên già đọc thấy lấy làm bở ngở, mới thưa hỏi vị giáo sư Mỹ: “ Vậy chừng bao lâu thì việc khuyến khích thay đổi dân chủ có kết quả? “

Vị giáo sư nghiêm nghị đáp: “ It's a very long way to go “. ( Diễn nôm: Đường còn xa lắm, người ơi!) Rồi ông nhìn đăm đăm anh học trò già ra ý hỏi: “ Thế còn người Việt quý ông thì làm gì?

Gã cựu chức việc VNCH ngày xưa nhìn thẳng mặt vị giáo sư Mỹ và nói: “ Bởi vậy, người Việt chúng tôi chưa bao giờ ngừng tranh đấu cho Tự do – Dân chủ cho chính mình “.

Thấy vậy, Ông giáo sư mới nói tiếp: Whenever, wherever IT CAN, The United States wants to help promote Freedom and Democracy “. ( Bất cứ khi nào và ở đâu MÀ CÓ THỂ ĐƯỢC, Hoa Kỳ vẫn muốn giúp thăng tiến Tự do – Dân chủ )

Còn như bây giờ, tình thế ngày càng thúc bách, việc va chạm quân sự trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể xãy ra và vận mạng Đất nước không biết ngả về đâu!?

Cho nên không thể chỉ xoay trở cầm chừng, trông chờ Mỹ can thiệp được!

Trong một bài viết “ Armed Clash in the South China Sea “ của Bonnie S. Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có một đoạn khuyến cáo chánh phủ Mỹ như sau:

Seventh, Washington should clarify in its respective dialogues with Manila and Hanoi the extent of the United States' obligations and commitments as well as the limits of likely U.S. involvement in future disputes. Clarity is necessary both to avoid a scenario in which regional actors are emboldened to aggressively confront China and to avert a setback to U.S. relations with regional nations due to perceptions of unfulfilled expectations. “ (*)

( Tạm dịch: Thứ 7, trong việc đối thoại với Phi Luật Tân và Việt Nam, Hoa Kỳ cần minh bạch về phạm vi nghĩa vụ và cam kết của mình cũng như giới hạn của sự liên hệ khả dỉ của Hoa Kỳ trong các tranh chấp có thể xãy ra trong tương lai. Sự minh bạch là cần thiết cho cả hai bên nhằm tránh sự kiện mà trong đó các tác nhân địa phương được phấn khích để tích cực đối đầu với Trung quốc và cũng tránh sự thoái bộ đối với quan hệ của các trong vùng với Hoa Kỳ vì lý do nhận thức sự không làm tròn kỳ vọng của Hoa Kỳ. )

Nói một cách nôm na cho dễ hiểu là : Hoa Kỳ phải nói rõ cho Phi và VN biết là chỉ ủng hộ hai nước trong tranh chấp Biển Đông tới mức nào thôi chớ không được ỷ lại vào Hoa Kỳ mà làm tới với Trung cọng được!

Nói tóm tắt lại là: Đừng trông chờ các “ đòn bẫy “ của Hoa Kỳ đối với việt cọng có linh ứng hay không mà hãy tự trông cậy vào chính sức lực của mình mà hành động trong việc tranh đấu vì Dân chủ – Nhân Quyền cũng như đối phó với tàu khựa trên biển Đông.

 

Và luôn luôn ghi nhớ câu ngạn ngữ Mỹ:

“ Freedom ain't free “

Tự do không cho không, biếu không!

                                               

                                                   Nguyễn Nhơn

                                           Trước thềm Quốc Hận 44

                                                     26/4/2019

 

(*) Armed Clash in the South China Sea - Contingency Planning Memorandum No. 14 Author: Bonnie S. Glaser, Senior Advisor for Asia, Center for Strategic and International Studies
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn