Cai “ cặp rằng “ đứt anh đi gặp hồ bác cụ - Nguyễn Nhơn

Thứ Ba, 23 Tháng Tư 201910:00 CH(Xem: 5364)
Cai “ cặp rằng “ đứt anh đi gặp hồ bác cụ - Nguyễn Nhơn

                    78q
Cai “ cặp rằng “ đứt anh đi gặp hồ bác cụ

 

Thuở xưa gã vốn cai “ cặp rằng “

sở cao su thời thực dân Tây

Theo vẹm đi “ kháng chiến “ giết người

Được hồ bác cụ thăng mãi lên cấp “ tướng “

Tư  lệnh mặt trận ăn cướp Căm pu chia

Trùm quấc phòng rồi chủ tịt nước việt cọng

Một tay nó mai mối vụ bán nước Thành Đô

Nay Tháng Tư Đen hết số

theo về với hồ bác cụ

Ô hô! Ai tai!

 

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA

Sự kiện Trường Sa không phải là “ hải chiến “

Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.

Trung cộng chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí. Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.

Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung cộng đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Afghanistan, đang nối lại quan hệ với Trung cộng nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung cộng.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung cộng chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.

Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.

Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội, phản đối việc Trung cộng đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. (***)

Trường Sa nào đâu phải là hải chiến

Chỉ là bộ đội cụ hồ đưa đầu cho chệt bắn

Theo lịnh tên việt gian chột mắt Lê Đức Anh

Trích  “ Nhật ký Hành động Xâm lăng Biển Đông của trung cọng “

Nguyễn Nhơn

(***) vietnamnet- Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

 

TỘI ĐỒ LÊ ĐỨC ANH ! Lịch sử Việt Nam không thể nào quên Tội đồ dân tộc Lê đức Anh của đảng CSVN tiếp tay cho giặc Tàu xâm lăng Trường Sa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn